Năng lực pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #23697 29/07/2008

    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Năng lực pháp luật

    Năng lực pháp luật từ khi sinh ra đã đầy đủ chưa?trong luật dân sư đã nêu rõ: NLPL của mọi cá nhân là như nhau. tại sao vậy?
     
    102862 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #23698   30/05/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    "1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự"

    2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

    3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" và "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định".

    Đó là các quy định của Bộ Luật Dân sự.

    Và vì nó không bị hạn chế nên không khẳng định là đầy đủ hay không đầy đủ
     
    Báo quản trị |  
  • #23699   03/06/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    cám ơn bluesea nha.nhưng em còn thắc mắc 1 xíu nữa.

    Có phải  năng lực pháp luật người thành niên rộng hơn người chưa thành niên?

    Quyền bầu cử có phải là năng lực pháp luật hay không?

    Người nước ngoài có quốc tịch việt nam có quyền ứng cử vào quốc hội hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #24659   13/03/2009

    cute8x
    cute8x

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao khi tham gia các quan hệ pháp luật, cá nhân, tổ chức phải có năng lực chủ thể?

    Xin cho em hỏi 2 câu hỏi:

    1. Tại sao khi tham gia các quan hệ pháp luật, cá nhân, tổ chức phải có năng lực chủ thể


    2. Tại sao các chủ thể pháp luật cần phải thực hiện pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #24660   17/09/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Chào em,

    Anh biết trả lời em thế nào nhỉ?

    1/ Tại vì pháp luật quy định như thế rồi. Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chẳng hạn quan hệ bạn bè, cũng đều có những điều kiện mà nếu một người không thoả mãn thì ko thể tham gia quan hệ đó. Ví dụ, bạn bè đồng nghiệp, tức là phải là những ngườì làm chung cơ quan, công ty. Nhừng người ko thoả mãn điều kiện này thì ko thể tham gia quan hệ đó.


    2/ Chẳng ai nói là các chủ thể pháp luật cần phải thực hiện pháp luật cả. Em có hiểu hết ý nghĩa của cụm từ "thực hiện pháp luật" chưa? Em phân tích cho mọi người cùng hiểu trước đã nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #24661   03/12/2008

    zinzin_nhoc_ngoc_17728
    zinzin_nhoc_ngoc_17728

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cầu cứu: Khái niệm năng lực chủ thể của cá nhân và hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    Trong giáo trình luật dấn sự của đại học luật Hà Nội không hề có khái niệm cụ thể về năng lực chủ thể của cá nhân. Vậy cho tôi hỏi năng lực chủ thể của cá nhân có phải là gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật của cá nhân hay không.

    Ngoài ra điều 16 BLDS quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế trừ trường hợp do pháp luật quy định, vậy trường hợp pháp luật quy định ở đây cụ thể là trường hợp nào và có quy định nào chung cho những hạn chế này không, nguyên nhân, điều kiện và hậu quả pháp lí?????????
     
    Báo quản trị |  
  • #27833   08/12/2009

    nhimsxinh
    nhimsxinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    quan hệ pháp luật

    Tại sao nói người chưa thành niên là chủ thể chưa đầy đủ ,người nước ngoài, người không quốc tịch là chủ thể hạn chế.nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhimsxinh vì bài viết hữu ích
    thaotmt (09/04/2014)
  • #27834   20/11/2009

    huynhnong
    huynhnong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2009
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Vì người chưa thành niên không thể tự mình tham gia hết tất cả các quan hệ pháp luật. Có rất nhiều quy định mà người chưa thành niên không thể tự mình tham gia, thuogn72 thấy trong quan hệ tố tụng.$0 $0$0 $0 $0Người nước ngoài, mặc dù đã thành niên nhưng là chủ thể hạn chế vì nhiều quan hệ pháp luật mà người nước ngoài bị hạn chế tham gia hoặc cấm tham gia.

    Thường thấy ở quan hệ bầu- cử, mua bán nhà ở, đất đai.$0 $0$0 $0 $0Nhà nước là chủ thể đặt biệt là gì chỉ có Nhà nước mới có quyền tham gia quan các quan hệ pháp luật đó. Như sở hữu đất đai, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xét xử, truy tố...$0 $0$0 $0 $0$0 $0 $0Thân ái chào bạn$0
     
    Báo quản trị |  
  • #27835   07/12/2009

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Gọi là chủ thể chưa đầy đủ, chủ thể hạn chế, hay chủ thể đặc biệt đơn giản bởi yếu tố Năng lực chủ thể của các chủ thể này.

    Năng lực chủ thể bao gồm: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi (mấy cái này chắc bạn rõ)


    Người chưa thành niên là chủ thể chưa đầy đủ: Bởi họ chưa có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật (mặc dù có đủ năng lực pháp luật)


    Người nước ngoài là chủ thể hạn chế: bởi họ bị hạn chế Năng lực pháp luật tại VN, họ được hưởng ít quyền hơn so với người VN, họ phải chịu nhìu nghĩa vụ hơn so với người VN

    (mặc dù Năng lực hành vi của họ có đầy đủ hay ko đầy đủ)

    Nhà nước là chủ thể đặc biệt: bởi lẽ năng lực hành vi và năng lực pháp luật của Nhà nước đều nhiều hơn, lớn hơn và mạnh hơn các Chủ thể thông thường (Nhà nước có đầy đủ quyền và khả năng thực hiện Cưỡng chế thi hành, chấn áp xã hội bằng bạo lực...)

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    bui_cici (14/10/2011) tu_cuu_lobi (14/04/2012)
  • #16320   12/01/2009

    hangka2003
    hangka2003

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Năng lực hành vi dân sư

    Trường hợp nào thì bị đình chỉ năng lực hành vi dân sự? Cô giáo  bảo :khi người đó chết. Chúng tôi thì bảo: nếu người đó chết thì phải chấm dứt chứ không thể đình chỉ đuợc.

    Cô k có ý kiến cuối cùng.
     
    Báo quản trị |  
  • #16321   06/01/2009

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần


    Luật Dân sự (Trích)

    Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 18. Người thành niên, người chưa thành niên

    Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.

    Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên

    Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này.

    Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

    1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 21. Người không có năng lực hành vi dân sự

    Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

    1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

    Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

    2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

    Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #16322   12/01/2009

    hangka2003
    hangka2003

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn câu trả lời. Vấn đề chúng tôi  thắc mắc là:năng lực hành vi bị.

    "đình chỉ " hay "chấm dứt" trong trường hợp người đó chết? 

    Giáo viên nói  là "đình chỉ" còn chúng tôi cho là "chấm dứt".


    Bởi "đình chỉ" có nghĩa là tạm dừng , còn "chấm dứt "là hết.  Câu trả lời trên chỉ nêu việc mất hoặc hạn chế năng lực hành vi mà thôi, xin nói lại rõ hơn, cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #38145   18/03/2009

    thuankct
    thuankct

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hành vi pháp lý đơn phương

    Thế nào là hành vi pháp lý đơn phương? cho ví dụ minh họa. Thanks
     
    Báo quản trị |  
  • #132559   21/09/2011

    ngochoang1
    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    thuankct viết:
    Thế nào là hành vi pháp lý đơn phương? cho ví dụ minh họa. Thanks

    Ví dụ đơn giản nhất là: quyền để lại di sản thừa kế
     
    Báo quản trị |  
  • #38146   06/05/2008

    chienbinhkhongngung86
    chienbinhkhongngung86

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn àh! hành vi pháp lí đơn phương được hiểu một cách cụ thể là hành vi nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự của các chủ thể ( thảo mãn các điều kiện theo quy định trong BLDS ) khi tham gia quan hệ pháp luật Dân sự. ví dụ: hành vi tuyên bố từ bỏ quyền sở của chủ thể với tài sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #38147   14/05/2008

    thuankct
    thuankct

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thanks nhiu nha
     
    Báo quản trị |  
  • #38148   18/03/2009

    tuxedo451989
    tuxedo451989

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chienbinhkhongngung86 viết:
    bạn àh! hành vi pháp lí đơn phương được hiểu một cách cụ thể là hành vi nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ Dân sự của các chủ thể ( thảo mãn các điều kiện theo quy định trong BLDS ) khi tham gia quan hệ pháp luật Dân sự. ví dụ: hành vi tuyên bố từ bỏ quyền sở của chủ thể với tài sản.

    Nếu nói như bạn thì hợp đồng cũng là hành vi pháp lý đơn phương rồi!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #27983   24/01/2010

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Năng luật pháp luật dân sự

    "Năng luật pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân đó có quyền dân sựnghĩa vụ dân sự." (Bộ luật Dân sự)

    Vậy, quyền dân sự nghĩa vụ dân sự được hiểu như thế nào?

    Xin giúp đỡ giùm!

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #27984   23/01/2010

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Bạn đã sử dụng sai ngôn từ pháp lý, cần fải nói là năng lực pháp luật của cá nhân chứ không phải là năng luật pháp luật của cá nhân.

    Năng lực pháp luật dân sự là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự, khác với năng lực hành vi dân sự là khả năng bằng hành động của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra cho đến lúc chết đi. Nói nôm na dễ hiểu thì quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là những quyền mà luật pháp dân sự ban cho họ và là nghĩa vụ mà luật pháp buộc họ phải thực hiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #27985   23/01/2010

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Nhưng trong bộ luật dân sự là dùng từ đó ma, nhưng cũng cám ơn bạn đã trả lời giúp mình...

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #27986   24/01/2010

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Vậy thì bạn cần xem lại Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về năng lực pháp luật của cá nhân nhé!
     
    Báo quản trị |