Mẹ có quyền đại diện cho người con bị tâm thần khởi kiện xin ly hôn.

Chủ đề   RSS   
  • #77241 05/01/2011

    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Mẹ có quyền đại diện cho người con bị tâm thần khởi kiện xin ly hôn.

    Dear all !

    Chị N và anh T tự nguyện kết hôn được UBND xã H cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Vợ chồng chung sống với nhau được 02 người con và có khối tài sản chung rất lớn.

    Sau khi sinh đứa thứ hai, không được bao lâu chị N bị bệnh tâm thần nên mẹ chị N đã đưa chị N về chăm sóc, anh T không quan tâm chăm sóc mà còn có quan hệ tình cảm với người khác và có con riêng.

    Thấy anh T không có trách nhiệm với chị N và 02 đứa con, nên mẹ chị N đã đưa 02 cháu về nuôi và đại diện làm đơn xin ly hôn, nhưng anh T vẫn xin đoàn tụ, Tòa án đã bác đơn vì quan hệ nhân thân không được ủy quyền, không được đại diện (Khoản 3 điều 73 BLTTDS "đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng").

    Nếu xét về khía cạnh người giám hộ, người đại diện thì anh T là người giám hộ, đại diện hợp pháp cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, vậy làm sau ly hôn được và chia tài sản được.

    Cùng thảo luận các bạn nhá !

    D.T.L

    Clear Thinking!

     
    4285 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #77344   06/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn #00b0f0;">hiyatuongda!

    Mình xin phép được thảo luận đầu tiên:

    Theo mình nghĩ thì thứ nhất chị N này chưa là người bị mất năng lực hành vi dân sự. bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự khi và chỉ khi bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. như vậy mới được coi là có người giám hộ.

    Theo như đề bài mà bạn đưa ra thì chị N này chưa phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự. (bởi vì chưa có quyết định của tòa án tuyên chị này bị mất năng lực hành vi dân sự).

    Cho nên mình nghĩ tốt nhất trong trường hợp này thì cha mẹ chị N nên chữa bệnh cho chị này trước khi bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. rồi sau đó tự mình giải quyết vấn đề này thì sẽ dễ dàng hơn ^^emoticon

    Thứ hai mình nghĩ  nếu trong trường hợp chị N bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì chắc là anh T này cũng sẽ không có tư cách làm người giám hộ của chị N. bởi vì theo điều 60 BLDS 2005 điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:

    Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    -Có tư cách đạo đức tốt....

    -Có điều kiện cần thiết đảm bảo giám hộ.

    Như vậy nếu chứng minh được rằng anh T này không có tư cách đạo đức tốt theo như đề bài là không quan tâm chăm sóc vợ, có quan hệ với người khác và có con riêng ....thì anh này sẽ không có tư cách giám hộ cho vợ mình.

    Tuy rằng điều 62 có quy định về giám hộ đương nhiên của người bị mất năng lực hành vi dân sự. nhưng vẫn phải tính đến trường hợp người vợ hoặc chồng không đủ điều kiện là người giám hộ tại điều 60 thì sẽ xác định người giám hộ theo khoản 2 điều 62.

    Tức là: "trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ. nếu người con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo sẽ là người giám hộ.

    Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng con hoặc có mà không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ".

    Cho nên nếu những người con của N không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha mẹ chị N này sẽ là giám hộ của chị N.

    Trong phạm vi giám hộ cha mẹ chị N sẽ có quyền thực hiện một số giao dịch nhằm đảm bảo cho cuộc sống của chị N. Nhưng về vấn đề hôn nhân thì theo như bạn đã nói là pháp luật không cho phép. còn cụ thể về luật hôn nhân gia đình quy định như thế nào đó thì mình cũng không rõ lắm vì chưa học!

    Tiếp tục giải quyết về vấn đề ly hôn và chia tài sản thì xin mời các bạn giải quyết tiếp giúp mình nha!
     
    Báo quản trị |