Mẫu giấy đặt cọc mua nhà đất mới nhất năm 2024? Giấy đặt cọc có cần công chứng không?

Chủ đề   RSS   
  • #611825 22/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 1014
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Mẫu giấy đặt cọc mua nhà đất mới nhất năm 2024? Giấy đặt cọc có cần công chứng không?

    Trong các giao dịch mua nhà bán đất, việc lập giấy đặt cọc là bước quan trọng để đảm bảo cam kết của các bên trước khi hoàn tất giao dịch chính thức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu giấy đặt cọc mới nhất năm 2024 và hướng dẫn chi tiết về giấy đặt cọc.

    Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015.

    Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc tài sản đặt cọc trong thời hạn nhất định nhằm xác nhận sự cam kết giữa các bên và để bảo đảm giao kết.

    (1) Nội dung giấy đặt cọc cần những gì?

    Đối với giấy đặt cọc, các bên khi lập giấy đặt cọc phải đảm bảo các nội dung sau đây:

    - Thông tin của các bên: Bao gồm họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc của bên đặt cọc và bên nhận cọc.

    - Thông tin về tài sản đặt cọc: Chi tiết về lô đất, bao gồm địa chỉ, diện tích, thời gian sử dụng.

    - Số tiền đặt cọc: Số tiền cụ thể mà bên đặt cọc sẽ thanh toán cho bên nhận cọc để đảm bảo giao dịch.

    - Thời hạn đặt cọc: Thời gian mà số tiền đặt cọc sẽ được giữ lại trước khi hoàn tất hợp đồng mua bán chính thức.

    - Cam kết của các bên: Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên nhận cọc, bao gồm cam kết hoàn tất giao dịch mua bán đất theo thỏa thuận.

    - Điều khoản phạt vi phạm: Quy định về việc xử lý vi phạm hợp đồng, bao gồm các mức phạt nếu một trong hai bên vi phạm cam kết.

    - Hiệu lực của hợp đồng: Thời điểm mà hợp đồng đặt cọc có hiệu lực và các điều kiện để hợp đồng này hết hiệu lực.

    Thông thường, các giao dịch mua bán nhà đất luôn là giao dịch có giá trị lớn nên giấy đặt cọc mang ý nghĩa quan trọng. Giấy đặt cọc được xem là văn bản đảm bảo các bên cam kết thực hiện thỏa thuận việc mua bán, chuyển nhượng.

    Xem và tải mẫu Giấy đặt cọc: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/mau-giay-dat-coc-mua-ban-nha-dat.docx

    (2) Giấy đặt cọc mua nhà đất có cần công chứng không?

    Các trường hợp hợp đồng cần công chứng, chứng thực theo Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 và Điều 167 Luật Đất Đai năm 2013 như sau:

    - Hợp đồng tặng cho bất động sản.

    - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất .

    - Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

    - Mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

    Như vậy, hiện nay không có điều khoản nào bắt buộc giấy đặt cọc sau khi được soạn thảo và ký kết phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro cũng như tranh chấp xảy ra về sau, các bên có thể công chứng hoặc chứng thực giấy đặt cọc

    (3) Mức phạt cọc nếu không mua/không bán nhà đất?

    Mức phạt cọc được quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

    - Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

    - Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc

    - Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Ngoài ra, các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội. 

    Tóm lại, trên đây là mẫu giấy cũng như nội dung chi tiết của giấy đặt cọc. Các bên cần đảm bảo đầy đủ nội dung của giấy đặt cọc cũng như tuân thủ các cam kết đã đề ra để tránh việc bị phạt cọc khi không thực hiện việc mua bán như đã thỏa thuận.

    Ngoài ra, giấy đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng để tránh rủi ro cũng như tranh chấp xảy ra về sau, các bên có thể công chứng hoặc chứng thực giấy đặt cọc.

    Xem và tải mẫu Giấy đặt cọc: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/mau-giay-dat-coc-mua-ban-nha-dat.docx

    Xem và tải mẫu Hợp đồng đặt cọc:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/Hop-dong-dat-coc.doc

     
    123 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận