Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất và thủ tục xin xác nhận mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #607123 27/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất và thủ tục xin xác nhận mới nhất

    Trong quá trình sử dụng đất mà người sử dụng đất cải tạo đất mà có làm thay đổi vị trí địa lý, sai lệch so với thửa đất ban đầu thì người sử dụng đất cần xin xác nhận địa chỉ thửa đất. Sau đây là mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất và hướng dẫn thủ tục thực hiện.
     
     
    1. Đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất là gì?
     
    Có thể hiểu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất là văn bản được cá nhân, hộ gia đình sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và tiến hành xác nhận lại vị trí, địa chỉ thửa đất cho một hoặc một số chủ sở hữu nhất định. Lý do dẫn đến việc sai lệch địa chỉ thửa đất có thể là do thời gian, quy hoạch, quá trình cải tạo đất và những thay đổi địa lý.
     
    2. Xác nhận địa chỉ thửa đất bao gồm việc xác định những gì?
     
    - Xác định ranh giới thửa đất:
     
    Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.
     
    Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
     
    - Đo vẽ ranh giới thửa đất:
     
    Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định như sau
     
    Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền).
     
    Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi UBND cấp xã, Phòng TN&MT và Sở TN&MT nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.
     
    - Đo vẽ ranh giới thửa đất:
     
     Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định như sau
     
    Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền).
     
    3. Hồ sơ và thủ tục xin xác nhận địa chỉ thửa đất 
     
    (1) Hồ sơ xin xác nhận vị trí thửa đất bao gồm:
     
    - Đơn xin xác nhận vị trí đất  tải
     
    - CMND/CCCD của người làm đơn;
     
    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ hộ khẩu tại địa chỉ mong muốn xác nhận (nếu có);
     
    - Các căn cứ tài liệu chứng minh khác;
     
    (2) Thủ tục xin xác nhận vị trí thửa đất:
     
    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
     
    Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải chuẩn bị bộ hồ sơ, gồm có:
     
    - Pháp luật không quy định mẫu đơn xin điều chỉnh vị trí đất ở thay vào đó bạn làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
     
    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
     
    Bước 2. Nộp hồ sơ
     
    - Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
     
    - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong vòng 3 ngày làm việc.
     
    Bước 3. Xử lý, giải quyết yêu cầu
     
    - Phòng TN&MT sẽ thực hiện nhiệm vụ là thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa.
     
    - Phòng TN&MT hướng dẫn cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật khi chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở.
     
    - Phòng TN&MT trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
     
    - Phòng TN&MT cập nhật, chỉnh lý hồ sơ, bản đồ địa chính đất đai.
     
    - Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
     
    Bước 4. Trả kết quả
     
    Sau khi thẩm định, thẩm tra thực địa đáp ứng yêu cầu và hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phòng TN&MT trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
     
    + Đối với cá xã không thuộc miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thời hạn không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
     
    + Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có
     
    8030 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (29/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận