Chào bạn.
Câu hỏi của bạn rất hay.
Trước đây, chế định khiếu nại và tố cáo được quy định chung trong cùng một luật gọi là Luật khiếu nại, tố cáo. Nay hai chế định được quy định trong hai luật khác nhau là Luật khiếu nại và Luật tố cáo.
Luật khiếu nại cho phép người khiếu nại được quyền ủy quyền cho luật sư tham gia giải quyết khiếu nại, đối thoại nhưng Luật tố cáo thì không quy định người tố cáo có quyền này mà phải tự mình tham gia giải quyết việc tố cáo.
Lý do có thể là do bản chất của việc khiếu nại hoàn toàn khác với tố cáo. Theo đó,
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Do đối tượng bị tố cáo thường là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước nên để đảm bảo tính trung thực của việc tố cáo cũng như vấn đề xác minh, lam rõ hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo nên người tố cáo phải tự mình tham gia các hoạt động của việc giải quyết tố cáo mà không thể ủy quyền cho người khác.
Thân mến