Tư Vấn Của Luật Sư: NGUYỄN QUỐC THÀNH - lsnguyenquocthanh

Luật sư đã tư vấn:

  • Xem thêm     

    19/11/2024, 04:46:09 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn, 

    Trước hết, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến luật sư, với nội dung trên Luật Sư xin tư vấn cho bạn như sau:

    Hiện nay theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Điều kiện công nhận văn bằng, cụ thể:

    "3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và một trong hai điều kiện sau:
     
    a) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;
     
    b) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.

    Như vậy, dựa trên thông tin bạn cung cấp, kể cả bạn có học trực tuyến mà văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp vẫn được công nhận khi đáp ứng quy định cụ thể:

    Thứ nhất, phải là chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo.

    Thứ hai, đảm bảo thêm một trong hai điều kiện sau đây: (1) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam; (2) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.

    Thông tin gửi đến bạn. 

  • Xem thêm     

    14/11/2024, 04:37:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn, 
     
    Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Theo đó, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu đủ tiêu chuẩn tuyển quân và không thuộc trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: 
     
    "1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
    ...
    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;"
     
    Như vậy, để được tạm hoãn bạn phải là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Bạn cần liên hệ với UBND cấp xã để được hỗ trợ thêm về việc xác nhận nội dung nêu trên. Đồng thời liên hệ với Ban chỉ huy quân sự cấp xã hướng dẫn cho mình các thủ tục tiếp theo bạn nhé. 
     
    Thông tin trao đổi cùng bạn,
     
    Trân trọng! 
  • Xem thêm     

    09/11/2024, 10:34:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"

    Theo đó con nuôi của người chết vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản. Tuy nhiên căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký."

    Theo đó để được xác định là con nuôi hợp pháp thì việc nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Và căn cứ Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định:

    "Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi

    1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi."

    Như vậy đăng ký việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật này thì mới được xem là con nuôi hợp pháp để có thể hưởng di sản thừa kế. 

    Vì vậy trong trường hợp của mình, người bố chưa làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, chưa được cơ quan nhà nước cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận thì chưa đủ điều kiện xác nhận là con nuôi hợp pháp, do đó không đủ điều kiện để hưởng di sản thửa kế theo pháp luật với phần di sản người bố để lại bao gồm cả quyền sử dụng đất.

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    09/11/2024, 09:50:02 SA | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn, 

    Trường hợp này cần xác định, việc nhập lãi vào số tiền gốc bản chất là thỏa thuận chuyển đổi khoản tiền lãi phải trả thành khoản vay mới, dẫn đến làm tăng giá trị tiền gốc của khoản vay ban đầu.

    Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lãi nhận được từ việc cho vay là thu nhập chịu thuế TNCN.

    Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

    Trường hợp này, bên đi vay không trả khoản lãi trực tiếp bằng tiền cho cá nhân cho vay là thực hiện chi trả bằng hình thức thỏa thuận nhập khoản lãi vào khoản tiền gốc để hình thành khoản vay mới với giá trị tiền gốc tăng lên.

    Do đó, theo ý kiến của Luật sư, mặc dù không chi trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng trường hợp này vẫn được xem là cá nhân đã nhận khoản tiền lãi nên cá nhân vẫn phải nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi đã nhập vào khoản tiền gốc cho vay.