Tư Vấn Của Luật Sư: NGUYỄN QUỐC THÀNH - lsnguyenquocthanh

Luật sư đã tư vấn:

2 Trang <12
  • Xem thêm     

    09/11/2024, 10:34:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"

    Theo đó con nuôi của người chết vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản. Tuy nhiên căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký."

    Theo đó để được xác định là con nuôi hợp pháp thì việc nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Và căn cứ Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định:

    "Điều 22. Đăng ký việc nuôi con nuôi

    1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi."

    Như vậy đăng ký việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật này thì mới được xem là con nuôi hợp pháp để có thể hưởng di sản thừa kế. 

    Vì vậy trong trường hợp của mình, người bố chưa làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, chưa được cơ quan nhà nước cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận thì chưa đủ điều kiện xác nhận là con nuôi hợp pháp, do đó không đủ điều kiện để hưởng di sản thửa kế theo pháp luật với phần di sản người bố để lại bao gồm cả quyền sử dụng đất.

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    09/11/2024, 09:50:02 SA | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    lsnguyenquocthanh
    lsnguyenquocthanh

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Chào bạn, 

    Trường hợp này cần xác định, việc nhập lãi vào số tiền gốc bản chất là thỏa thuận chuyển đổi khoản tiền lãi phải trả thành khoản vay mới, dẫn đến làm tăng giá trị tiền gốc của khoản vay ban đầu.

    Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lãi nhận được từ việc cho vay là thu nhập chịu thuế TNCN.

    Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

    Trường hợp này, bên đi vay không trả khoản lãi trực tiếp bằng tiền cho cá nhân cho vay là thực hiện chi trả bằng hình thức thỏa thuận nhập khoản lãi vào khoản tiền gốc để hình thành khoản vay mới với giá trị tiền gốc tăng lên.

    Do đó, theo ý kiến của Luật sư, mặc dù không chi trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng trường hợp này vẫn được xem là cá nhân đã nhận khoản tiền lãi nên cá nhân vẫn phải nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi đã nhập vào khoản tiền gốc cho vay.

2 Trang <12