Tư Vấn Của Luật Sư: Ls. Cao Sỹ Nghị - LS_CaoSyNghi

33 Trang «<6789101112>»
  • Xem thêm     

    08/01/2018, 11:55:25 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Trên cơ sở thông tin bạn nêu thì:

    - Người vợ có quyền yêu cầu giữ ngôi nhà. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ bởi mỗi yêu cầu này.

    - Người vợ không thể tước quyền đồng sở hữu của chồng vì đó là luật định: thu nhập trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu chung vợ chồng như trích dẫn dưới đây của Luật Hôn nhân và gia đình:

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

    1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

    2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    03/01/2018, 05:11:20 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    1/ Pháp luật quy định: Tài sản của người đã chết để lại thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm cha mẹ, vợ chồng, con của người đó) được hưởng phần tài sản như nhau. Trường hợp tài sản không thể chia được thì chia theo giá trị. 

     2/ Các đồng thừa kế có quyền ngang nhau đối với di sản chưa chia vì vậy, nếu tất cả mọi người không thống nhất được thì tòa án là cơ quan có thẩm quyền chia di sản trên cơ sở đơn yêu cầu của người thừa kế.

    Đối với trường hợp bạn nêu thì anh em trong nhà nên ưu tiên thương lượng để vừa không mất hòa khí lại đỡ tốn công sức và tiền bạc khi theo kiện.

     

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    02/01/2018, 08:59:34 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Bạn có thể chỉ cần yêu cầu tòa án ra phán quyết về quyền trực tiếp nuôi con. Bạn viết đơn kiên theo mẫu của tòa án rồi gửi kèm theo những tài liệu, chứng cứ về quan hệ mẹ con. Giấy khai sinh thì bạn có thể đến ủy ban nơi đã cấp đề nghị họ cấp bản sao.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    18/12/2017, 10:22:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Bạn nên nhờ người lớn tuổi, có ảnh hưởng để trao đổi, thương lượng với nhà chồng. Trường hợp không thể tiếp tục sống chung với chồng thì nên gửi đơn ra tòa án để thống nhất ly hôn hoặc đơn phương lý hôn. Sau khi ly hôn thì bạn với bên kia không liên quan gì về mặt tình cảm nên sẽ không còn cơ sở để họ hành xử như vậy.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/12/2017, 09:34:38 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Hy vọng bạn tự giải quyết được vướng mắc của mình sau khi tham khảo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như trích dẫn dưới đây:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    08/12/2017, 08:53:08 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Liên quan đến bất động sản thì những giao dịch như bạn nêu cần phải tuân thủ cả các yêu cầu về hình thức mà pháp luật quy định, nghĩa là cần được công chứng/chứng thực hợp lệ. Trường hợp này bạn nên đến ủy ban cấp xã/phương để được hướng dẫn và thực hiện các thủ tục cần thiết. Tối thiểu thì cam kết/xác nhận của chồng bạn cũng phải được công chứng/chứng thực mới có cơ sở để cấp giấy chứng nhận riêng cho bạn. Trường hợp chính quyền không giải quyết được thì chỉ tòa án mới có thẩm quyền ra phán quyết.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    07/12/2017, 11:29:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Theo bạn kể thì có lẽ chưa hết thời hạn quy định cho việc kháng cáo/kháng nghị nên tòa án đã cấp cho bạn bản án như vậy và điều này phù hợp với pháp luật. Bạn nên đến tòa án nơi xét xử đề nghị cấp bản án có hiệu lực cho bạn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/12/2017, 07:47:15 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Tất cả những người có quyền thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố vợ bạn (cha mẹ, vợ, con của người đã mất) cùng đồng ý thì làm được. Khi đó, các bên đến tổ chức công chứng để làm thủ tục về thỏa thuận chia di sản thừa kế rồi đến ủy ban làm thủ tục sang tên chủ sở hữu.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    09/11/2017, 09:30:04 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Chính quyền địa phương và người dân xung quanh biết chuyện sinh tử nên đó là nguồn thông tin để bạn thu thập, xác định việc ông của bạn qua đời (nếu đã mất). Vì căn cứ để thừa kế là người có di sản phải không còn sống nên buộc phải có chứng cứ là ông bạn đã mất. Do đó, nếu không thu thập được chứng cứ thì chỉ còn cách yêu cầu tòa án tuyên là ông bạn đã chết vì ngoài giấy chứng tử do chính quyền cấp thì chỉ có tòa án mới có thẩm quyền ra phán quyết như vậy. Bạn không muốn thông qua tòa án thì chỉ còn cách thương lượng với các bên liên quan để giải quyết.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    09/11/2017, 09:22:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Trường hợp bạn nêu thì anh em bạn không được hưởng phần thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên các bạn vẫn được hưởng thừa kế theo quy định thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật dân sự như trích dẫn dưới đây:

    Điều 652. Thừa kế thế vị

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/10/2017, 02:42:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Việc bổ sung tên mẹ vào giấy khai sinh có thể thực hiện ở ủy ban xã, tuy nhiên trường hợp như bạn nêu thì chưa chắc ủy ban đã đồng ý cho bổ sung nếu họ viện dẫn lý do để tự vệ. Có một cách khác bạn có thể cân nhắc là đề nghị tòa án xác nhận mẹ cho con, trên cơ sở phán quyết của tòa án, người mẹ sẽ làm các thủ tục hộ tịch như bạn nêu.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    16/10/2017, 09:28:14 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    - Theo nguyên tắc trong giải quyết ly hôn thì con chưa đủ 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi (như khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình được trích dẫn dưới đây) nên bạn không quá lo lắng về quyền nuôi con. 

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    - Tùy theo yêu cầu của các bên liên quan, ví dụ của vợ-chồng hay bên cho vay, tòa án sẽ giải quyết quyền và ghĩa vụ của mỗi người phát sinh hay liên quan đối với tài sản đó (tài sản chung, nợ chung).

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    02/10/2017, 09:33:41 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Xét theo thông tin bạn nêu thì tuy 02 mảnh đất gốc có giấy tờ mang tên người cụ thể nhưng nhiều tình tiết, sự kiện đan xen khiến quyền lợi của cả 02 mảnh đất này không rạch ròi. Vì vậy, những người có quyền thừa kế đòi chia thừa kế đối với cả 02 mảnh đất này là có cơ sở. Tuy nhiên, kết quả chia như thế nào lại tùy thuộc vào việc chứng minh quyền lợi của mỗi bên. Theo những gì bạn nêu thì gia đình bạn có ưu thế trong việc giữ 1/2 mỗi mảnh đất đã nêu.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2017, 09:40:04 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Điều 652 là ngoại lệ của Điều 619 thôi. Theo tôi thì chủ yếu là để cháu huyết thống của ông bà không bị thiệt thòi.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/08/2017, 12:00:55 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    - Tài sản của bố bạn có trước khi kết hôn với vợ sau nên là tài sản riêng, trừ trường hợp bố bạn đồng ý gộp vào tài sản chung của vợ chồng (vợ sau). Căn nhà mà bạn nêu có thể là tài sản riêng của bố bạn (ví dụ được tăng cho hay thừa kế), khi bố bạn mất thì vợ (mới) và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất (chia đều nhau). Nếu căn nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn thì phần tài sản riêng của bố bạn vừa nêu chỉ là giá trị 1/2 căn nhà.

    - Người nào đứng tên thụ hưởng trong di chúc thì được quyền nhận tài sản từ di sản chia theo di chúc, tuy nhiên, người vợ vẫn được hưởng di sản không phụ thuộc di chúc trên cơ sở Điều 644 Bộ Luật dân sự:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

     

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    14/08/2017, 11:01:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    1/ Căn nhà của ông bà nội: Do nhà đất đã được cấp sổ hồng và bố bạn là đồng thừa kế nên bố bạn được hưởng một phần gia trị trong căn nhà đó. Đây là tài sản riêng của bố bạn nên vợ con không có quyền hưởng, trừ trường hợp bố bạn quyết định cho hưởng.

    2/ Căn nhà do bố bạn xác nhận là tài sản riêng của mẹ bạn và căn nhà các con tặng cho đều là tài sản riêng của mẹ bạn nên không phải chia khi ly hôn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    14/08/2017, 10:51:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Tùy theo yêu cầu khởi kiện (theo ngôn ngữ chuyên môn thì là "quan hệ pháp luật tranh chấp") mà chuẩn bị tài liệu, chứng cứ. Trường hợp bạn kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì chỉ cần các chứng cứ về mối quan hệ thừa kế (của bạn là quan hệ cha con), di sản của người chết,...là được. Cần bổ sung thông tin gì thì tòa án sẽ cho bạn biết sau khi nhận đơn kiện của bạn.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    08/08/2017, 09:10:20 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Đất do ngườ khác đứng tên trong sổ đỏ nên về mặt pháp lý họ có toàn quyền giao dịch theo quy định pháp luật và chỉ tòa án mới có thẩm quyền ngăn chặn giao dịch trong trường hợp này. Do đó, bạn mong muốn gì thì chỉ có tòa án mới là cơ quan thụ lý, giải quyết, trừ khi các bên thương lượng thành công. Như hôm trước tôi đã nêu nhận xét thì vụ việc của bạn là khá phức tạp và khó khăn, tuy nhiên bạn vẫn có cơ sở pháp lý là quyền thừa kế của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    01/08/2017, 10:58:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Bạn sử dụng internet rồi thì có thể vào trang web Tòa án, ở đó có hướng dẫn mẫu đơn, cách trình bày và những yêu cầu liên quan. Đại thể thì:

    - Đơn yêu cầu giải quyết ly hôn

    - Yêu cầu và lý do đề nghị chấm dứt quan hệ hôn nhân

    - Họ tên, năm sinh các con; Yêu cầu về nuôi/cấp dưỡng cho con (nếu có)

    - Yêu cầu về tài sản (nếu có)

    Kèm theo đơn là giấy tờ, thông tin liên quan đến các các nhân bạn nêu trong đơn, giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền, nghĩa vụ tài sản hoặc các thông tin khác cần bổ sung theo yêu cầu của tòa án. Tòa án thẩm quyền là tòa quận nơi người kia cư trú.

     

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    01/08/2017, 10:49:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Một trong các chứng cứ cần thiết để nộp cùng đơn khởi kiện là tài liệu, văn bản (ví dụ sổ đỏ) liên quan đến mảnh đất, nếu không có thì bạn đề nghị Ủy ban cấp bản sao. Sau khi đề nghị ủy ban xã nơi có đất hòa giải, bạn rồi nộp các tài liệu/văn bản ày cùng biên bản về hòa giải trong hồ sơ khởi kiện. Tòa án sẽ thụ lý sau khi bạn đóng tiền tạm ứng án phí theo thông báo của tòa. Vì đất do ông bà để lại nên bố bạn có quyền lợi trong đó nên bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Đó là về quyền khởi kiện mà bạn hỏi, còn kết quả như thế nào tùy thuộc vào diễn biến của vụ việc.

     

    Trân trọng!

33 Trang «<6789101112>»