Bố chỉ để lại tài sản cho 2 anh em thì mẹ kế có được hưởng không?

Chủ đề   RSS   
  • #466169 30/08/2017

    scarlett.n

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bố chỉ để lại tài sản cho 2 anh em thì mẹ kế có được hưởng không?

    Kính chào các luật sư!

    Tôi rất mong được các luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc về trường hợp của gia đình tôi như sau:

    Bố mẹ tôi có 2 người con. Mẹ tôi đã qua đời cách đây vài năm, bố tôi có sở hữu 1 căn nhà (đứng tên sổ đỏ). Bố tôi vừa lấy vợ mới (có đăng ký kết hôn). Vậy nếu sau này bố tôi mất thì tài sản sẽ được phân chia như thế nào? Trường hợp bố tôi viết di chúc chỉ để lại tài sản cho 2 anh em tôi thì mẹ kế có được phần nào không?

    Xin cảm ơn các luật sư!

     
    8285 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466266   31/08/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    - Tài sản của bố bạn có trước khi kết hôn với vợ sau nên là tài sản riêng, trừ trường hợp bố bạn đồng ý gộp vào tài sản chung của vợ chồng (vợ sau). Căn nhà mà bạn nêu có thể là tài sản riêng của bố bạn (ví dụ được tăng cho hay thừa kế), khi bố bạn mất thì vợ (mới) và các con thuộc hàng thừa kế thứ nhất (chia đều nhau). Nếu căn nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn thì phần tài sản riêng của bố bạn vừa nêu chỉ là giá trị 1/2 căn nhà.

    - Người nào đứng tên thụ hưởng trong di chúc thì được quyền nhận tài sản từ di sản chia theo di chúc, tuy nhiên, người vợ vẫn được hưởng di sản không phụ thuộc di chúc trên cơ sở Điều 644 Bộ Luật dân sự:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #466929   07/09/2017

    longnguyen729
    longnguyen729

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn mình xin được nêu mấy ý như sau.

    Trường hợp thứ 1: Nếu căn nhà đó thuộc sở hữu chung của cả bố và mẹ bạn trước khi mẹ bạn qua đời thì tài sản đó là tài sản chung của vợ và chồng nên sau khi mẹ bạn mất, phần di sản của mẹ bạn (1/2 tài sản chung của vợ chồng nếu không có thỏa thuận khác) sẽ được chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ 1 bao gồm: bố và 2 anh em bạn. BLDS 2015 quy định như sau:

    Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

    Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

    Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Trong trường hợp này, nếu bố bạn muốn gộp ngôi nhà vào tài sản chung của vợ chồng với vợ sau thì phải có sự đồng ý của 2 anh em bạn hoặc chỉ hộp được phần của bố bạn vào tài sản chung.

     

    Trường hợp thứ 2: Nếu ngôi nhà là tài sản riêng của bố bạn theo quy định tại luật hôn nhân gia đình

    Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

    Thì việc phân chia di sản tuân theo quy định tại Đ 675 và 676 BLDS 2015, mẹ kế của bạn sẽ không được hưởng di sản. Trong trường hợp bố bạn gộp tài sản riêng của bố bạn vào tài sản chung của vợ chồng với vợ sau(mẹ kế của bạn) thì mẹ kế của bạn sẽ được chia di sản theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp bố bạn có di chúc để lại tài sản cho 2 anh em, thì phần tài sản riêng của bố bạn sẽ được chia theo di chúc, tuy nhiên, người vợ vẫn được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc căn cứ theo quy định BLDS 2015 như sau:

    Điều. 644 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Hi vọng bạn đã có câu trả lời cần biết!

    Công ty Luật TNHH CILAW

    11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

    0869.008.039 - 097.446.1998 - 090.676.9397

    website: http://cilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  
  • #467768   15/09/2017

    longnguyen729
    longnguyen729

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


      Thì việc phân chia di sản tuân theo quy định tại Đ 675 và 676 BLDS 2015, mẹ kế của bạn sẽ không được hưởng di sản. Trong trường hợp bố bạn gộp tài sản riêng của bố bạn vào tài sản chung của vợ chồng với vợ sau(mẹ kế của bạn) thì mẹ kế của bạn sẽ được chia di sản theo quy định của pháp luật.

    Xin lỗi bạn vì sai sót này, nếu tài sản của bố bạn là tài sản riêng, thì khi bố bạn chẳng may qua đời mà không để lại di chúc thì tài sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Tức là, chia thừa kế theo hàng thừa kế thứ 1 theo Đ 651 BLDS 2015. 
     
    Rất xin lỗi vì sai sót trên, bạn vui lòng bỏ qua phần đã quote lại.

    Công ty Luật TNHH CILAW

    11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

    0869.008.039 - 097.446.1998 - 090.676.9397

    website: http://cilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com