Tư Vấn Của Luật Sư: Linh Huỳnh - linh_ht

  • Xem thêm     

    25/12/2021, 11:49:14 SA | Trong chuyên mục Lao động

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Trước tiên, mình xin làm rõ một chút về viện dẫn luật của bạn (BLLĐ 2015?), theo mình hiểu ở đây đang đề cập đến Bộ luật dân sự 2015

    Điều 147 của Bộ luật dân sự 2015 là một cấu phần của Chương X quy định về thời hạn và thời hiệu. Như đã nêu ở bài trước, Điều 145.1 của Bộ luật dân sự 2015 quy định vế áp dụng cách tính thời hạn đã quy định rằng "cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".

    Nói cách khác, cách tính thời hạn tại Chương X của Bộ luật dân sự 2015, bao gồm cách tính thời điểm bắt đầu thời hạn tại Điều 147.2 như bạn viện dẫn, chỉ được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác về vấn đề này.

    Trong khi đó, theo thông tin mà bạn cung cấp, thời hạn của dịch vụ bảo vệ được các bên xác định là 1 tháng từ ngày 1/6 đến 30/6, tức đang quy ước về khoảng thời gian tròn một tháng dương lịch (tháng 6). Như vậy, việc sử dụng cách tính thời điểm bắt đầu thời hạn tại Điều 147.2 của Bộ luật dân sự 2015 để diễn giải là không phù hợp.

  • Xem thêm     

    21/12/2021, 05:50:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Đối với vấn đề thứ nhất mà bạn đang quan tâm, có một số điểm cần lưu ý như sau:

    1. Thông tư số 141/2011/TT-BTC được viện dẫn (mà sau đó đã được sửa đổi bởi Thông tư số 57/2014/TT-BTC là văn bản dưới luật, được ban hành trên cơ sở căn cứ Bộ luật lao động 1994 và 2012. Theo quy định tại Bộ luật lao động 1994 và 2012 thì trong trường hợp người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

    2. Tuy nhiên, ở Bộ luật lao động 2019 hiện hành thì phần "lý do khác" trong nội dung quy định về nghỉ hàng năm đã bị xóa bỏ. Như vậy, có thể hiểu theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì trừ khi các bên có thỏa thuận khác, việc chi trả lương cho những ngày nghỉ hàng năm chưa sử dụng chỉ áp dụng trong trường hợp thôi việc, mất việc.

    3. Theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật thì trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    Từ những cơ sở trên, về nguyên tắc, quy định tại thông tư số 141/2011/TT-BTC về trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép không còn giá trị áp dụng. 

    Liên quan đến Điều 220.2 của Bộ luật lao động 2019, quy định chỉ đề cập đến "hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác". Như vậy, việc thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép, nếu có, phải được ghi nhận tại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác đã giao kết giữa các bên, không thể tham chiếu đến thông tư số 141/2011/TT-BTC.

    Ngoài ra, thông tin để bạn tham khảo thêm là Bộ Tài chính đã tiến hành dự thảo và lấy ý kiến thông tư bãi bỏ Thông tư số 141/2011/TT-BTC và Thông tư số 57/2014/TT-BTC tại Chi tiết góp ý dự thảo (mof.gov.vn).

  • Xem thêm     

    10/12/2021, 07:36:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn, 

    Theo quy định của Điều 145.1 của Bộ luật Dân sự 2015 thì "cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". 

    Trong trường hợp này, có thể thấy các bên đã có thoả thuận khác trong việc xác định thời hạn, theo đó quy ước thời hạn là 1 tháng bắt đầu từ ngày 01/06 đến ngày 30/06 (tức tròn 1 tháng).

     
  • Xem thêm     

    29/11/2021, 10:16:33 CH | Trong chuyên mục Lao động

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Về nguyên tắc thì cách tính của công ty không sai, vì tiền lương làm thêm giờ được tính trên tiền lương giờ thực trả.

    Mặc dù có cách gọi tên như vậy, nhưng tiền lương giờ thực trả lại có nhiều ngoại lệ không được tính vào như thưởng sản xuất kinh doanh, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

    Điều này dẫn đến các loại phụ cấp, thưởng mà bạn liệt kê không được bao gồm trong tiền lương giờ thực trả, và do đó không được sử dụng làm cơ sở để tính tiền lương làm thêm giờ.

    Bạn có thể tham khảo Điều 98 của Bộ luật Lao động 2019 và Điều 55 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP để tìm hiểu thêm chi tiết.