Luật phá sản - Bài dự thi số 2 của hiden_face

Chủ đề   RSS   
  • #70667 27/11/2010

    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật phá sản - Bài dự thi số 2 của hiden_face

     Xin hỏi khi công ti bị phá sản thì các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường được coi là nợ có bảo đảm hay không? Thứ tự thanh toán như thế nào? Vì thuế là nợ không có bảo đảm nên cơ quan thuế có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không? 
    Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 27/11/2010 07:56:27 PM Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 27/11/2010 07:55:51 PM Chuyển về cuộc thi
     
    28155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #70727   27/11/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


                Bài dự thi Dân Luật Cùng Vui.

                 Chào bạn!
          Mình lần lượt trả lời câu hỏi của bạn như sau:

       1. Các khoản tiề phat5do vi phạm hợp đồng, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường được coi là nợ có bảo đảm hay không và thứ tự thanh toán.

      - Về khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng: đây là khoản nợ không có bảo đảm. Khoản nợ có bảo đảm là khoản nợ có đi kèm các biện pháp bảo đảm được quy định tại BLDS. Còn phạt vi phạm hợp đồng bản thân nó là một biện pháp buộc các bên thực hiện hợp đồng và phạt vi phạm không được quy định là một biện pháp bảo đảm cho nên khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng không phải là khoản nợ có bảo đảm.

       - Về khoản tiền phạt do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường: đây không phải là khoản nợ có bảo đảm. Theo quy định của luật phá sản 2004 thì các khoản nợ nhà nước như trên không được tách ra khỏi các khoản nợ không có bảo đảm để được ưu tiên thanh toán như luật phá sản 1993 vì bản chất của các khoản nợ trên là nợ không có bảo đảm. Quy định như vậy nhằm tao ra sự bình đẳng giữa chủ nợ là nhà nước với chủ nợ khác nhằm khuyến khích các chủ thể khác tham gia tích cực vào quá trình mở thủ tục phá sản.

        - Về thứ tự thanh toán: các khoản trên có thứ tự thanh toán của các khoản nợ không có bảo đảm được quy định tại điều 37 Luật phá sản:

    Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản

    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:

    a) Phí phá sản; #0000ff;">(bao gồm phí phá sản theo quy định và chi phí thực hiện thủ tục phá sản)

    b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

    c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

    2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

    a) Xã viên hợp tác xã;

    b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;

    d) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

       2. Về việc cơ quan thuế có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?

       Cơ quan thuế không có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản vì nợ thuế là nợ nhà nước, mà theo quy định của luật phá sản về những chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì không có quy định chủ thể trên. Hơn nữa cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật có quy định. Mà mình chưa thấy có quy định nào là cơ quan thuế có quyền nộp đơn yêu cần mở thủ tục phá sản

         Trên đây là ý kiến của mình, chắc còn nhiều thiếu sót. Hy vọng nhận được sự góp ý của các bạn! Thân chào!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #70776   28/11/2010

    trangtooc
    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn Hiden_face nhiều,

    Mình thắc mắc thêm một chút là tại sao các khoản nợ tiền điện, tiền nước lại là nợ có bảo đảm?

     
    Báo quản trị |  
  • #70896   29/11/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Bạn trangtooc cho mình hỏi văn bản nào quy định khoản nợ tiền điện, tiền nước là khoản nợ có bảo đảm? Mình thật sự chưa đọc được quy định này!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #70897   29/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Không thể có bất cứ một văn bản nào quy định các khoản nợ tiền điện, tiền nước là nợ có bảo đảm.

    Đơn giản bới vì nợ có bảo đảm chỉ được hình thành khi khoản nợ đó được bảo đảm bằng các biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 318 BLDS.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #71763   04/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Cảm ơn BachThanhDC đã đưa ra ý kiến, mình cũng đồng ý với bạn về điều đó và mình đã trình bày điều này ở bài viết đầu tiên ở trên.

    @ Bạn trangtooc: theo mình thì khoản nợ tiền điện, nước không phải là khoản nợ có bảo đảm, vì như mình đã trình bày thì khoản nợ có bảo đảm là khoản nợ có đi cùng với các biện pháp bảo đảm còn khoản nợ tiền điện, nước thì ko đi kèm với các biện pháp bảo đảm nên nó không phải là khoản nợ có bảo đảm.


     Thân chào!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #71771   04/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    vậy cho mình hỏi bạn hiden_face nha:

    tại sao chủ nợ có bảo đảm lại không có quyền yêu cầu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
    Thân

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72236   07/12/2010

    ngochoang1
    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    vuivui91 viết:
    vậy cho mình hỏi bạn hiden_face nha:

    tại sao chủ nợ có bảo đảm lại không có quyền yêu cầu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
    Thân


    Theo mình, xuất phát từ khái niệm: DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản theo Đ 3 LPS 2004:
    rõ ràng,  là khi DN , HTX " ko có khả nang thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu"

    Trong khi đó, các chủ nợ có bảo đảm " đã có 1 tài sản nhất định: được thế chấp,..."
     
    Báo quản trị |  
  • #72256   07/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    Mình xin góp ý kiến như thế này:

    Theo như điều luật mà bạn ngochoang1 vừa nêu thì sẽ xảy ra trường hợp sau (liên quan đến khả năng thanh toán nợ):

    Vì chủ nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên trả bằng tài sản thế chấp:

    + TH1: Tài sản thê chấp tại thời điểm vay lớn hơn tài sản vay.
    trong TH này thì khi chủ nợ có bảo đảm yêu cầu DN, HTX trả nợ thì DN, HTX vẫn có khả năng thanh toán nợ, nợ đó được thanh toán bằng chính tài sản kia. Cho nên, không thể cou là DN, HTX không có khả năng thanh toán nợ. Từ đó dẫn đến việc chủ nợ có BĐ không có quyền yêu cầu mở TTPS.

    + TH2: Tài sản thê chấp tại thời điểm vay
    nhỏ hơn tài sản vay.

    TH này DN, HTX có tài sản để trả cho chủ nợ, nhưng lại bị thiếu do Tài sản thê chấp tại thời điểm vay nhỏ hơn tài sản vay, như vậy do có khoản bị thiếu này thì chủ nợ có bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS nhưng với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm.



    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72269   07/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    vuivui91 viết:
    mình xin góp ý kiến như thế này:


    + TH2: Tài sản thê chấp tại thời điểm vay nhỏ hơn tài sản vay.
       TH này
    DN, HTX có tài sản để trả cho chủ nợ, nhưng lại bị thiếu do Tài sản thê chấp tại thời điểm vay nhỏ hơn tài sản vay, như vậy do có khoản bị thiếu này thì chủ nợ có bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở TTPS nhưng với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm.




      Theo mình thì trường hợp trên thì phải với tư cách là chủ nợ có bảo đảm một phần chứ sao lại là chủ nợ ko có bảo đảm! Đây cũng là một trong những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại điều 13 Luật phá sản.

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #72260   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ vuivui91: Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì xử lý tài sản thế chấp được xử lý bằng hình thức bán đấu giá (nếu không có thỏa thuận khác). Chưa xử lý tài sản thế chấp thì không thể xác định được nó có giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị tài sản vay đâu bạn ạ. Bạn tham khảo điều 355 BLDS.

    Về câu hỏi tại sao của bạn, thì đó là
    do ý chí của nhà làm luật, dựa trên một số yếu tố khách quan như việc yêu cầu mở thủ tục phá sản là để đảm bảo quyền lợi của chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần.

    Chủ nợ có bảo đảm toàn bộ đã có tài sản thế chấp để bảo đảm quyền lợi của mình rồi. Nên không có quyền này nữa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72275   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Giá trị của tài sản thế chấp so với tài sản vay không quyết định đến vấn đề giao dịch đó có là giao dịch bảo đảm toàn bộ hay một phần, mà là các bên thỏa thuận tài sản thế chấp đó bảo đảm cho bao nhiêu phần nghĩa vụ.

    Nếu các bên thỏa thuận là tài sản thế chấp đó bảo đảm toàn bộ cho nghĩa vụ, thì dù giá trị tài sản thế chấp có nhỏ hơn giá trị tài sản vay thì giao dịch đó vẫn thỏa mãn giao dịch có bảo đảm toàn bộ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72277   07/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    #00b050;">Vậy, trước hết mình muốn hỏi bạn một vấn đề đó là: việc thanh toán khoản nợ có bảo đảm cho chủ nợ có bảo đảm được thực hiện trong giai đoạn nào?

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72278   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Thanh toán nợ có bảo đảm đương nhiên là khi đến hạn trả nợ rồi. Tuy nhiên nó có hạn chế là kể từ ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản việc giải quyết yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm sau đây đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tài sản phải tạm đình chỉ, trừ trường hợp được Toà án cho phép.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72285   07/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    Theo như kiến thức mình được học trên lớp và mình hiểu thì như này:

    Thứ nhất: khoản nợ có bảo đảm hay chỉ có bảo đảm 1 phần được xác định ngay từ khi phát sinh khoản vay. Nếu tài sản được đem ra bảo đảm có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay thì gọi là nợ có bảo đảm. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị khoản vay thì gọi là nợ có bảo đảm 1 phần. Như vậy, chủ nợ có bảo đảm 1 phần, có 1 phần không được bảo đảm và chủ thể này được quyền nộp đơn vì lý do này.

    Thứ hai: lý do rằng chủ nợ có bảo đảm không được quyền nộp đơn là giải quyết tại thời điểm khoản vay đến hạn phải trả. Theo quy định của Luật phá sản: " Doanh nghiệp lâm vào tinh trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu". Tuy nhiên với khoản nợ có bảo đảm khi đến hạn thanh toán nếu như doanh nghiệp không trả được nợ thì chủ nợ sẽ mang tài sản thế chấp ra để trả nợ.

    - Nếu tài sản thế chấp bán được giá trị lớn hơn khoản nợ thì coi như khoản nợ được trả xong. Doanh nghiệp thanh toán được nợ và không lâm vào tình trạng phá sản.

    - Nếu tài sản thế chấp bán được giá trị nhỏ hơn giá trị khoản nợ, sau khi trả xong, doanh nghiệp tiếp tục nợ chủ nợ khoản chưa trả được và đây là khoản nợ không có bảo đảm. Từ đó phát sinh quyền nộp đơn cho chủ nợ với tư cách chủ nợ không có bảo đảm.

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72286   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    vuivui91 viết:
    #00b050;">
    - Nếu tài sản thế chấp bán được giá trị lớn hơn khoản nợ thì coi như khoản nợ được trả xong. Doanh nghiệp thanh toán được nợ và không lâm vào tình trạng phá sản.
    - Nếu tài sản thế chấp bán được giá trị nhỏ hơn giá trị khoản nợ, sau khi trả xong, doanh nghiệp tiếp tục nợ chủ nợ khoản chưa trả được và đây là khoản nợ không có bảo đảm. Từ đó phát sinh quyền nộp đơn cho chủ nợ với tư cách chủ nợ không có bảo đảm.


    Hai cái này ở đâu vậy, bạn trích điều luật cho mình với. Mình chưa nghe ai dạy thế bao giờ cả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72288   07/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    #00b050;">Như vậy, CHủ nợ có bảo đảm được ưu tiên thanh toán đầu tiên, đây thuộc về trình tự thanh toán (không phải thứ tự, thủ tục thanh toán nợ).

    #00b050;">Về điều này mình muốn nhắc đến việc : DN, HTX lầm vào tình trạng phá sản , hiểu như nào cho đúng.
    #00b050;"> đó là ý kiến của mình.
    #00b050;">

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72290   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    #0070c0;">#0070c0;">Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP quy định:

    Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a. Có các khoản nợ đến hạn.

    Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

    b. Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán.

    Không có trường hợp nào là trường hợp trong hai trường hợp trên bạn nói cả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72406   08/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    Chính bởi vì vậy nên trường hợp mà mình đưa ra không nói nên là Doanh nghiệp hay HTX lâm vào tình trạng phá sản, (vì đã trả được nợ), suy ra chưa lâm vào tình trạng phá sản,  nên nếu chủ nợ có bảo đảm yêu cầu thì không được coi là hợp lệ.

    Về lý do bạn đưa ra là do "chủ nợ có bảo đảm đã có tài sản thế chấp nên không thuộc chủ thể có quyền yêu cầu nộp đơn mở thủ tục phá sản". điều này đúng, không có gì sai cả, mình chỉ muốn đưa thêm ý của mình là "chủ nợ có bảo đảm không có quyền trên cũng còn là do khi chủ nợ có bảo đảm yêu cầu trả nợ thì DN, HTX đương nhiên có tài sản để trả nợ" như vậy thì DN, HTX đâu có lâm vào tình trạng phá sản.

    Bạn hiểu ý của mình chứ.

    Còn Nghị định này mà bạn đưa ra Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP  Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán về việc hướng dẫn một số quy định trong Phần thứ tư "Xét xử phúc thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự, nó có liên quan đến DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản sao?

    Mong bạn giải thích giair thích giúp mình !

    Thân!

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72433   08/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đáng lẽ phải là Nghị quyết #ff0000;">03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản. Mình bị nhầm do trích luôn NQ từ bài dự thi số 1 của hiden_face. Sr bạn vì không soát lại.

    #00b050;"> "
    #00b050;">Nếu tài sản được đem ra bảo đảm có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay thì gọi là nợ có bảo đảm. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị khoản vay thì gọi là nợ có bảo đảm 1 phần.#00b050;">". Đoạn này mình hiểu khác bạn về giao dịch có bảo đảm toàn bộ hay một phần (đã nói bên trên). Bạn tham khảo điều 319 BLDS để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

    Điều 319 BLDS:


    1. Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại...

    #00b050;">Nếu tài sản thế chấp bán được giá trị nhỏ hơn giá trị khoản nợ, sau khi trả xong, doanh nghiệp tiếp tục nợ chủ nợ khoản chưa trả được và đây là khoản nợ không có bảo đảm. Cái này mình không đồng ý với bạn lắm. Chỉ có ở Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm hay chính xác hơn là Thông tư 06/2002/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm do Bộ Tư pháp ban hành có quy định như vậy.

    Đến Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm không hề có quy định như vậy nữa. Thông tư hướng dẫn cũng chưa có. Nên bạn đừng vội khẳng định như vậy. Trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng chỉ quy định duy nhất về trường hợp này đó là:

    " Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm."



    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72694   10/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    #00b050;">cảm ơn bạn nhiều.

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |