Luật phá sản - Bài dự thi số 2 của hiden_face

Chủ đề   RSS   
  • #70667 27/11/2010

    trangtooc

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật phá sản - Bài dự thi số 2 của hiden_face

     Xin hỏi khi công ti bị phá sản thì các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường được coi là nợ có bảo đảm hay không? Thứ tự thanh toán như thế nào? Vì thuế là nợ không có bảo đảm nên cơ quan thuế có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không? 
    Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 27/11/2010 07:56:27 PM Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 27/11/2010 07:55:51 PM Chuyển về cuộc thi
     
    28156 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #72731   10/12/2010

    oixanhhlu
    oixanhhlu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2010
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 5 lần


    Boyluat nè, nếu như phân tích của vuivui91:

    #00b050;">Nếu tài sản thế chấp bán được giá trị nhỏ hơn giá trị khoản nợ, sau khi trả xong, doanh nghiệp tiếp tục nợ chủ nợ khoản chưa trả được và đây là khoản nợ không có bảo đảm.

    bạn không cho là đúng, thì theo bạn, khoản nợ chưa trả hết bằng tài sản thế chấp của doanh nghiệp như trên gọi là khoản nợ gì? Nợ có đảm bảo toàn bộ, nợ có đảm bảo một phần?
     
    Khi học Thương mại và giải quyết các bài tập phá sản, mình vẫn theo quan điểm đó là khoản nợ không có đảm bảo và đc trả như các khoản nợ không có đảm bảo khác ( vd như Thuế của CQ nhà nước.)

     
    Báo quản trị |  
  • #72757   10/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào oixanhhlu.

    Theo mình, đối với vấn đề sau khi đã xử lý tài sản thế chấp, không đủ trả nợ - tức vẫn còn nợ tiếp, thì để khẳng định khoản nợ có bảo đảm hay không có bảo đảm thì phải xem thỏa thuận của con nợ và chủ nợ.


    Nếu con nợ và chủ nợ thảo thuận trả ngay thì không nói. Nhưng nếu vẫn chưa trả ngay được và muốn nợ tiếp và đưa thêm tài sản thế chấp - thì đó là nợ có bảo đảm (toàn bộ hay một phần). Còn nếu không đưa thêm tài sản thế chấp, thì đó là nợ không có bảo đảm.


    Bạn có thể tham khảo điều 319 BLDS mình đã trích bên trên.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #561374   29/10/2020

    kim222
    kim222

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF được thành lập vào tháng 8 năm 2017 với ngành nghề sản xuất, kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ; bao gồm 06 Hợp tác xã thành viên là: A, B, C, D, E, F.

    Ngày 06/12/2017, do nhận thấy Hợp tác xã A không thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã cam kết nên HTX B và HTX C đã yêu cầu Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX triệu tập đại hội thành viên bất thường để quyết định việc chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A. Tuy nhiên, cho rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên Liên hiệp HTX nên Hội đồng quản trị liên hiệp HTX đã không triệu tập theo yêu cầu .

    Ngày 15/12/2017; Ban kiểm soát Liên hiệp HTX đã đứng ra triệu tập Đại hội thành viên. Đại hội thành viên diễn ra với sự tham gia của 5 HTX thành viên là: B,D,C,E, F. Đại hội thành viên đã thông qua quyết định chấm dứt tư cách HTX thành viên của HTX A với sự biểu quyết tán thành của HTX C và D.

    Liên hiệp Hợp tác xã ABCDEF sau đó liên tiếp gặp khó khăn trong kinh doanh. Ngày 1/1/2018, sau 4 tháng từ ngày đến hạn trả nợ nhưng Liên hiệp HTX không trả được các khoản nợ như sau:

    Nợ ngân hàng X (tỉnh Hòa Bình) 1 tỷ (thế chấp ô tô 500 triệu)

    Nợ cá nhân C (cư trú tại Hòa Bình) 2 tỷ

    Nợ lương người lao động chi nhánh Hòa Bình 200 tr

    Ngoài ra, liên hiệp hợp tác xã còn nợ 3,3 tỷ của các cá nhân, tổ chức khác nhưng chưa đến hạn trả nợ. Phí phá sản 100 triệu. Thêm vào đó, 1 tháng sau khi mở thủ tục phá sản Liên hiệp tặng bạn hàng là công ty H 100 triệu để mừng khai trương chi nhánh mới. Tài sản còn của liên hiệp HTX thời điểm này là 500 triệu (chưa gồm TS thế chấp).

    1, Bình luận các sự kiện pháp lý có trong tình huống

    2, Chia và trả nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật hiện hành

    Mong được giải đáp a,. cảm ơn anh chi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kim222 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2020)