Loại bỏ hình ảnh cán bộ công chức hách dịch với dân

Chủ đề   RSS   
  • #472848 30/10/2017

    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Loại bỏ hình ảnh cán bộ công chức hách dịch với dân

           Trong năm nay, Hà Nội đã đưa ra dự thảo về "Quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội" - một trong những biện pháp siết chặt kỷ cương hành chính cũng như làm điều chỉnh thái độ của cán bộ trong quá trình giải quyết các yêu cầu, thủ tục của người dân.

    Theo dự thảo,  “Khi người cùng giao tiếp nóng giận, bức xúc phải bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích, động viên, chia sẻ. Tuyệt đối không nóng giận, xúc phạm hay dùng vũ lực đối với người khác, trừ trường hợp được luật pháp cho phép”.

    Đây được xem là việc làm đúng đắn và hài lòng người dân khi mà thực tế có rất nhiều trường hợp được phản ánh như là gặp khó khăn, thái độ hách dịch khi thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước, tạo ra một hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức không được đẹp trong mắt người dân, tạo ra sự bức xúc của một số người dân. Từ đó , mỗi cá nhân không chỉ là cán bộ mà người dân đều phải có ý thức và trách nhiệm về phát ngôn, về hành động của mình, tránh việc nóng nảy mà dẫn đến bất hợp tác, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến công tác phục vụ chung của nhà nước đối với công dân.

           Mong là khi có hiệu lực, văn bản quy định về các thái độ ứng xử này của cán bộ công chức . người lao động trong các cơ quan nhà nước không chỉ tại Hà Nội mà trên khắp cả nước sẽ phát huy hiệu quả, tạo một hình ảnh đẹp của đội ngủ cán bộ, viên chức, công chức, cũng như đem đến cho người dân cả nước sự thoải mái, hài lòng khi đến các cơ quan nhà nước.

     
    13892 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (11/11/2017) thanhtamlkt (31/10/2017) hkhduy (30/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #481668   10/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Hy vọng rằng quy định này sẽ sớm được áp dụng và mang lại hiệu quả. Tình trạng cán bộ, công chức ở nước ta một số nơi vẫn diễn ra tình trạng hách dịch, tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn khá phổ biến.  “Đối với dân thì phải chân thành, đối với Đảng phải thật thà. Có lỗi là phải nhận và dứt khoát phải sửa. Ai có lỗi mà không nhận, không sửa là sẽ mất uy tín; còn ai có lỗi dám nhận, dám sửa thì nhân dân sẽ tha thứ."

     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #481688   10/01/2018

    Đúng là chuyện gì cũng phải có luật quy định hẳn hoi mới thực hiện. Cán bộ, công chức thì được làm những gì luật cho phép nhưng mà đến thái độ ứng xử khi tiếp dân cũng phải quy định mới làm thì không còn gì để nói. Có lẽ một số cá nhân nghĩ rằng làm việc trong cơ quan nhà nước không phải là "dịch vụ", họ ỷ lại vào chuyện lương bổng cố định không theo năng suất làm việc, thậm chí có một số cá nhân nghĩ rằng làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ có quyền thế cao hơn người dân bình thường. Thật ra thì không phải tất cả cán bộ, công chức đều có thái độ hách dịch nhưng có một vài cá nhân như vậy cũng đủ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cán bộ nhà nước, khiến người dân ngán ngẩm với chuyện thực hiện các thủ tục hành chính công. Mặc dù việc xây dựng văn bản quy định cách ứng xử của cán bộ, công chức không thể giải quyết triệt để gốc rễ vấn đề nhưng vẫn  được xem là cách giải quyết nhanh hiện nay. Còn nếu muốn loại bỏ hoàn toàn tình trạng cán bộ hách dịch với dân thì chỉ mong dựa vào tính tự giác, tự ý thức của chính cá nhân. Cán bộ cau có, không vui, đưa tiền vào lại không cau có nữa, như vậy không những có thái độ không tốt mà còn góp phần tạo ra thói quen xấu cho người dân, hễ có tiền là mọi chuyện suôn sẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #483508   28/01/2018

    Để người cán bộ công chức thật sự gần gũi với nhân dân!

    Phải yêu dân, tin dân, trọng dân, gần dân, học dân. Có yêu dân, cán bộ mới hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Có tin dân, cán bộ mới tìm mọi cách phát huy sức mạnh trí lực, nhân lực và tài lực của nhân dân. Có trọng dân, cán bộ mới tích cực lắng nghe ý kiến của nhân dân, gặp việc khó phải bàn bạc với dân, kiên quyết đấu tranh với những người vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Có gần dân, cán bộ mới truyền đạt, giảng giải cặn kẽ cho dân về các đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chủ trương của địa phương; mới nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân để đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp. Có học hỏi dân, cán bộ mới mở mang, làm giàu thêm hiểu biết của mình bằng trí tuệ sáng tạo và kinh nghiệm phong phú của nhân dân. Một trong những tật xấu mà một số cán bộ mắc phải là, sau khi được tham gia cơ quan nhà nước, có chức quyền trở thành người xa dân, coi thường dân, xem dân là những người hiểu biết kém mình, tự cho mình quyền hạch sách dân... Cách rèn luyện đức tính yêu dân, tin dân, trọng dân, gần dân, học dân - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh - là phải luôn khiêm tốn, thật lòng nhớ rằng mọi thành công của mình đều là nhờ công sức của nhân dân, của tập thể, nếu tách rời nhân dân thì cán bộ không tài nào lập được công trạng. Sâu xa hơn, mỗi người cần khắc sâu điều đơn giản: có nhân dân, mình mới trở thành cán bộ; nhân dân bầu ra mình, trả lương nuôi mình, ủng hộ mình trong mọi công việc; không trọng dân, tức là đã phản bội người đã bầu mình, nuôi mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #493298   31/05/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Ban hành chuẩn mực đạo đức, văn hóa... là một chuyện nhưng thực hiện được và thực hiện tốt hay không và chuyện khác. Giống như pháp luật đặt ra, nội quy nội bộ cho từng phòng, từng cơ quan đơn vị đặt ra nhưng đâu hiệu quả là bao? BĂng rôn, biểu ngữ treo đầy ở cơ quan nhà nước nữa mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #493317   01/06/2018

    Khi nói đến các bộ và dân có vẻ có khoản cách khá xa. Không biết thời Bác Hồ dạy cán bộ tư tưởng phục vụ nhân dân thì thế nào nhưng ở thời điểm hiện tại các cán bộ là đã trên dân một bậc rồi. Dân có việc phải nhờ đến cán bộ thì các thủ tục về "hành là chính" lại được phát huy. Nếu quy định trên được thực hiện trên thực tế sẽ giảm thời gian cho các thủ tục rờm rà cho người dân thì tốt biết bao.

     
    Báo quản trị |  
  • #493502   03/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Rõ ràng là từ sau khi có những phản hồi về hình ảnh cán bộ, công chức trong khi làm việc đã làm thay đổi khá nhiều trong lối hành động và giải quyết vấn đề của cán bộ, công chức. Việc được làm trong bộ máy hành chính và được phục vụ nhân dân để giải quyết các vấn đề hành chính, đó quả là công việc đáng được trân trọng, vậy nên cần sự phối hợp giữa thái độ của hai bên mà công việc sẽ triển khai êm xuôi nhất có thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #493520   04/06/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Quy định đưa ra là thế nhưng để thực hiện thì chưa biết đâu được, người ta vẫn có câu "nói dễ hơn làm", tất nhiên quy định đặt ra thì phải thực hiện, có cơ chế giám sát hoặc thanh tra nhưng chỉ khi có mới cần nghiêm túc thực hiện còn bình thường thì còn tùy vào thái độ của từng cá nhân. Điều này sẽ khả thi hơn khi có hệ thống đánh giá của người dân về mức độ phục vụ và thái độ là việc và cuối tháng hoặc quý sẽ tổng hợp lại và xem xét, như hiện nay một số doanh nghiệp nhà nước đang làm

     
    Báo quản trị |  
  • #493575   04/06/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (934)
    Số điểm: 7850
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Đã nói là chuẩn mực đạo đức của cán bộ thì phải xuất phát ngay từ bản thân của người đó, chứ không phải chờ có quy định thì mới thực hiện. bác Hồ đã nó cán bộ là đầy tớ của nhân dân, tiền họ được nhận hàng tháng chính là tiền thuế người dân phải đóng, vậy nhưng hầu như họ quên hết rồi, nghĩ ta đây có chức quyền, muốn nhanh muốn thuận lơi thì làm theo, cong không thì cứ trưng cái bộ mặt nhăn nhó, hách dịch ra tiếp dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #531104   21/10/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Quy định về vấn đề này có vẻ là một vấn đề rất hay, tuy nhiên để kiểm soát vấn đề này không phải là điều dễ dàng, Một quy định nào cũng phải có cơ chế triểm tra, giám sát và xử phạt hoặc kỷ luật. Điều quan trọng là bởi ý thức của mỗi người thi hành các thủ tục hành chính hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để các công việc được thực hiện một cách thuận lợi, vui vẻ và dúng quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #531422   27/10/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Việc đưa ra quy định về văn hóa ứng xử nơi làm việc của các cơ quan nhà nước đối với người dân là điều hợp lý để đảm bảo quyền lợi của người dân, không phải cơ chế xin cho, mà là việc hợp pháp và cấp xác nhận của nhà nước để đảm bảo về pháp lý đối với các vấn đề. Do đó việc kiểm tra, giám sát làm việc của các cán bộ là điều cần thiết và có sự đánh giá của người dân là hợp tình hợp lý, tuy nhiên thì việc kiểm tra giám sát này cần xem xét vào tính hiệu quả công việc và phản ánh đúng thực trạng thì mới được

     
    Báo quản trị |  
  • #531642   28/10/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Thẳng thắn mà nói ở một số vùng quê thì cán bộ nhà nước hay có cái thói coi thường dân, nhờ dân mà có chức có quyền, đến khi có chức có quyền là bắt đầu xa dân, quát tháo, hoạch họe dân... Cho nên làm một cán bộ vừa có tâm vừa có tầm thì chí ít cũng phải gần gũi với dân, lắng nghe dân... chứ cứ ngồi trên cao chỉ đạo khó lấy được lòng dân lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #531998   30/10/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Chính dân là người nuôi công chức nhà nước. Nhưng cũng chính công chức đó có hành vi hách dịch, làm khó dân. Đây là mũi tên hai chiều vô cùng vô lý và bất công. Hình ảnh công chức nhà nước làm khó dễ dân đã quá quen thuộc. Thay máu cho người rất dễ nhưng thay máu cho xã hội quả thật rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #535748   27/12/2019

    Cảm ơn thông tin mà bạn đã chia sẻ. Hy vọng quy định này sẽ sớm được áp dụng toàn quốc vì thực tế hiện nay hình ảnh cán bộ công chức hách dịch nhũng nhiễu đang làm xấu đi hình ảnh bộ máy nhà nước Việt Nam. Hy vọng sau khi quy định này được áp dụng sẽ không còn những hình ảnh công chức quát nạn người dân khi đi làm thủ tục pháp lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536305   31/12/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mình nghe nhiều người bạn kể chuyện khi làm dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Ở TP Hồ Chí Minh hay các tỉnh miền nam thì còn đỡ, chứ bước ra Bắc, nhất là Hà Nội thì hách dịch khó tả, chưa kể còn “làm tiền” trắng trợn, không phong bì thì thái độ khỏi hỏi

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536321   31/12/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đi làm thủ tục, giấy tờ đến các cơ quan địa phương gặp trường hợp này không có gì lạ. Nội quy hay chuẩn mực nghề nghiệp đuợc treo tại nơi làm việc nhưng không có tác dụng cho lắm. Người dân có khi còn phải cố gắng nhẹ nhàng với cán bộ để mong giải quyết công việc xong nhanh chóng.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #536322   31/12/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1976)
    Số điểm: 13293
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Mình nghĩ để loại bỏ được sự hách dịch, cửa quyền này thì nhà cầm quyền cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Trước tiên cần phải chỉnh đốn lại thái độ, đạo đức của những người này, làm rõ việc họ đang phục vụ nhân dân. Tiếp đến cần có cá khóa tập huấn kỹ năng của những cán bộ này nhằm cải thiện kỹ năng sống liên quan.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536336   31/12/2019

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Trước đây khi mình đến các cơ quan, cũng gặp nhiều trường hợp cán bộ công chức dù mình không làm gì sai nhưng vẫn cáu gắt, khó chịu, thái độ. Do vậy mình cũng mong sẽ áp dụng quy định này thật chặt chẽ. Để người dân cũng thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi trao đổi với cán bộ.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #536722   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Trình độ, thái độ, tác phong là những yếu tố cơ bản, cần thiết và quan trọng nhất đối với một cán bộ, công chức làm việc trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, những yếu tố này dường như đang bị xem nhẹ và nếu có thì hàm lượng vẫn chưa đủ. Khi có công việc phải giải quyết, nhiều người phải đi “đường vòng”, đi cửa sau hoặc phải cậy nhờ các mối quan hệ thân quen thì mới xúc tiến được.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537487   18/01/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Một quy định rất đáng được hoan nghênh và cần được thực thi một cách nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Truớc đây, mọi ngừoi đều nhận thấy  khi làm việc ở các cư quan hành chính thường bị gây khó khăn với  thái độ gắt gỏng, không được huớng dẫn tận tình.  Người ta vẫn nói với nhau hành chính thực tế là “hành là chính”  quả thực không sai. Với nội dung mới này, hy vọng tình trạng này sẽ được cải thiện và ngừoi dân sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện thủ tục hành chính.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538431   05/02/2020

    Trước hàng loạt những vụ việc phản cảm xảy ra thời gian qua, thì “Điểm yếu nhất trong việc thực hiện cải cách hành chính hiện nay là trình độ, thái độ, tác phong của một số người đứng đầu, cán bộ, chuyên viên tại bộ phận một cửa của cấp phường, xã còn nhiều hạn chế, thậm chí yếu kém và hách dịch. Đây là những cán bộ, chuyên viên trực tiếp thụ lý hồ sơ, giao tiếp với dân nên vô hình chung đã tạo ra hình ảnh "người cán bộ" không đẹp trong mắt người dân”.

     
    Báo quản trị |