Lao động nữ mang thai dưới 7 tháng có được thỏa thuận làm thêm giờ?

Chủ đề   RSS   
  • #605455 15/09/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Lao động nữ mang thai dưới 7 tháng có được thỏa thuận làm thêm giờ?

    Có thể thấy trong trường hợp lao động nữ mang thai dưới 7 tháng làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại sẽ được giảm bớt giờ làm việc và được hưởng nguyên lương, nhưng người lao động đó học lại có nhu cầu tăng ca thì liệu có được.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Visa CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG (31).png

     

    Lao động nữ mang thai dưới 7 tháng có được thỏa thuận làm thêm giờ?

    Căn cứ Theo điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản như sau:

    -  Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

    + Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

    + Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

    - Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

    - Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Có được xử lý kỷ luật đối với trường hợp lao động nữ mang thai dưới 7 tháng?

    Căn cứ Khoản 4 Điều 122  Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

    -  Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    + Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    + Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;…

    -  Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    + Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    + Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    + Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động 2019

    + Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hiện hành?

    Căn cứ Điều 123  Bộ luật lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:

    - Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

    - Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của  Bộ luật lao động 2019, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

    - Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2  Điều 123  Bộ luật lao động 2019

    Do đó, chỉ cấm người sử dụng lao động bố trí lao động mang thai từ tháng thứ 7 dưới 6 tháng nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cho nên nếu không thuộc trường hợp trên thì khi họ đồng ý làm thêm giờ thì người sử dụng lao động được quyền bố trí làm thêm giờ và đặc biệt trong thời gian lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi không được kỷ luật.

     
    181 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận