Khi phòng vệ vượt quá giới hạn "chính đáng"sẽ trở thành tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #477013 03/12/2017

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Khi phòng vệ vượt quá giới hạn "chính đáng"sẽ trở thành tội phạm

    Mới đây, trên các trang thông tin điện tử có đăng tải về vụ thiếu niên 14 tuổi bị chủ nhà đánh gần chết ở quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội vì ăn trộm. 

    Nạn trộm cắp vẫn luôn là một vấn nạn trong xã hội của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên vụ việc lần này lại có nhiều tình tiết đặc biệt oái oăm.

    Thứ nhất, đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đang là học sinh (sinh năm 2002) cùng thường trú tại phường Tây Tựu, Q. Bắc Từ Liêm, HN.

    Thứ hai, sau khi phát hiện kẻ trộm, chủ nhà đã sử dụng thanh kiếm trong nhà chém loạn xạ vào người nạn nhân. Kết quả giám định từ phía cơ quan điều tra cho thấy nạn nhân bị liệt hoàn toàn nửa người bên phải, tạm thời đánh giá tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 61%. Hiện tại, công an Q. Bắc Từ Liêm đã khởi tố vụ án hình sự khởi tố bị can (chủ nhà) với tội danh “giết người”.

    Căn cứ pháp lý của vụ án này được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 1999. Cụ thể:

    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 96. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    “1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

     

    Xoay quanh vụ án lần này nảy sinh rất nhiều ý kiến khác nhau của cộng đồng mạng. Có những người cho rằng đó chỉ là hành động phòng vệ, trong hoàn cảnh đêm tối, gia đình lại chỉ toàn phụ nữ, trẻ em thì việc đối tượng trộm cắp trở nên liều lĩnh, manh động rất dễ xảy ra. Mới 14 tuổi đã đi trộm cắp, vậy tương lai còn “ghê gớm” thế nào nữa? Ngược lại có những ý kiến cho rằng dù là hành động tự vệ song đánh đến mức lõm sọ, gãy tay chân là quá nặng. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân đều có quan điểm và cách nhìn riêng của mình, tuy nhiên quan điểm đó phải tuân theo quy định của pháp luật.

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 03/12/2017 03:26:14 CH
     
    15127 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (10/02/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #477053   04/12/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Thiệt là vậy, hiện nay trên thực tế thì hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng diễn ra khá nhiều, liên quan đến các vụ trộm cắp và bị phát hiện đánh chết thì diễn ra có xu hướng tăng gần đây. Ranh giới mong manh giữa hai hành vi, chúng ta cần kiềm chế hành vi của mình để tránh việc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhé.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    yenhuong94 (04/12/2017) luuhathi (26/01/2018)
  • #477054   04/12/2017

    Mình nghĩ trong trường hợp này ông chú kia sẽ phải chịu tội phòng vệ chính đáng theo quy định ở Điều 15 - Bộ luật hình sự 1999 nêu trên vì thanh niên 14 tuổi đi ăn trộm kia bị thương nặng chứ đâu có chết đâu mà quy cho chú đó vào tội giết người hay giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 

    Dạo gần đây cộng đồng dân mạng xôn xao hết cả lên về vụ việc này, người thì cho ý kiến rằng ông chú này ra tay quá dã man với thanh niên đi ăn trộm đó. Nhưng mọi người thử đặt trường hợp của mình vào chú đó thử cả nhà toàn phụ nữ trẻ em, mà trộm cắp thì nó sẵn máu liều, bao nhiêu vụ trộm cắp bị phát hiện rồi giết luôn cả chủ nhà. Với lại trong tình hình đó trời tối thì cũng không thể xác định kẻ trộm đó bao nhiêu tuổi mà tóm gọi lại một câu là sao lại đánh một thằng con nít mới 14 tuổi như vậy. 

    Các cơ quan chứ năng cần xem xét lại về việc kết tội chủ nhà dựa trên kết quả sức khỏe của thanh niên 14 tuổi kia, nếu nhẹ thì xem như phạm vô phòng vệ chính đáng còn nếu nặng hơn thì chủ nhà cũng nên bị xử lý bằng một hình thức hợp lý chứ không phải kết vào cái tội giết người được như vậy. Nhiều người cho rằng nếu xử lý như vậy thì thật không công bằng và nếu như vậy hôm sau trộm nó vào nhà nằm im cho nó lấy sạch đi, vì kêu la thì nó giết, đánh nó thì lại bị đi tù, như vậy thì thế này cũng không được thế kia cũng không xong.

    Kèm theo đó không thể quên trừng trị xử lý nghiêm trường hợp trộm cắp của thanh niên 14 tuổi kia nói chính xác là trẻ vị thành niên, do đó cần có nhũng biện pháp xử lý nghiêm để răn đe, chấn chỉnh lại tư tưởng về hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #483329   25/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Theo điều 22 Luật hình sự 2015 có quy định:

    "1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này." 

    Người có hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là quá  mức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương pháp gây ra thiệt hại  là quá mức cần thiết cho người xâm hại, trong khi không cần thiết phải gây thiệt hại như vậy.

    Như tình huống bạn đưa ra là đánh cậu bé 14 tuổi đến 61% chỉ vi trộm cắp, có lẽ phần do người chủ nhà đã quá kích động. Mà hành vi quá kích động như thế hiện nay diễn ra rất nhiều khi tình hình tội phạm diễn ra cũng ngày càng phức tạp.

    Tuy nhiên, nên có sự kìm chế bản tính để không phải bị chịu trách nhiệm hình sự vì những chuyện không đáng như thế. Dù là tội phạm nhưng cũng là con người!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #483363   26/01/2018

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Khoảng cách khá là mong manh từ tư cách người bị hại đến người phạm tội, rất khó để lựa chọn tư cách này lựa chọn người bị hại hay là tội phạm, thôi thì chọn người bị hại đôi khi lại không gây đau khổ thiệt hại như người tội phạm. Để xác định là  phòng vệ chính đáng không hề dễ.

     
    Báo quản trị |  
  • #483369   26/01/2018

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo mình thì thực tế việc phòng vệ chính đáng hay không việc này xác định không hề dễ chút nào, vì nó bao gồm nhiều yếu tố, về hoàn cảnh, điều kiện thực hiện hành vi... Mà quy định tại Điều 15 bộ luật Hình sự quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Nhưng thực tế thì không ít các vụ việc tương tự như thế này xảy ra!

     
    Báo quản trị |  
  • #483379   26/01/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Có thể phân tích về vấn đề phòng vệ chính đáng như sau:
    - Về phía nạn nhân: nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). 
    - Về phía người phòng vệ: nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm.
    - Hành vi chống trả phải là cần thiết: khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng. 
    Từ các yếu tố nêu trên của phòng vệ chính đáng có thể thấy hành vi của chủ nhà chém loạn xạ vào người nạn nhân, nạn nhân bị liệt hoàn toàn nửa người bên phải, tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 61% được coi là hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng nhưng chưa đến mức giết người vì hậu quả thực tế là chưa gây chết người mà chỉ gây thương tích thôi. 
     
    Báo quản trị |  
  • #483380   26/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Phòng vệ chính đáng là chống trả một cách cần thiết khi nhận thấy lợi ích của mình bị xâm phạm. Tuy nhên trong trường hợp bạn nêu thì rõ ràng hành vi này đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Đứa bé nó còn nhỏ như vậy và chỉ là trộm cắp tài sản, không hề có hành vi gây thiệt hại quá nặng đến người đó, vậy mà họ lỡ ra tay như vậy? Thực ra ranh giới giữa việc vượt quá hay không vượt quá rất mong manh, quan trọng là cách lập luậ và lý giải mà thôi. Nhưng đứa vé trong trường hợp này thật là tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #483511   28/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    thambui94 viết:

    Phòng vệ chính đáng là chống trả một cách cần thiết khi nhận thấy lợi ích của mình bị xâm phạm. Tuy nhên trong trường hợp bạn nêu thì rõ ràng hành vi này đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Đứa bé nó còn nhỏ như vậy và chỉ là trộm cắp tài sản, không hề có hành vi gây thiệt hại quá nặng đến người đó, vậy mà họ lỡ ra tay như vậy? Thực ra ranh giới giữa việc vượt quá hay không vượt quá rất mong manh, quan trọng là cách lập luậ và lý giải mà thôi. Nhưng đứa vé trong trường hợp này thật là tội.

    Mình nghĩ, chỉ mới là đứa bé 14 tuổi nhưng đã có hành vi trộm cắp, tuy nhiên hành vi vẫn chưa thực hiện được. Nhưng đã bị chủ nhà đánh đến như thế, nhìn ở một khía cạnh đôi khi đấy là một hình thức răn đe không nên dại dột mà sa lầy vào con đường trộm cắp, có thể mất cả tính mạng.

    Mặc dù để đi đến con đường trộm cắp có thể xuất phát từ nhiều yếu tố mà ta khó có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên về phía chủ nhà cũng nên nghĩ đến hậu quả pháp lý của hành vi vượt quá của mình. Mình đồng ý với Thambui94 ranh giới giữa việc vượt quá hay không vượt quá rất mong manh.

     
    Báo quản trị |  
  • #483399   26/01/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Về vấn đề này thì cũng đã bàn luận từ rất nhiều, cũng đã có các hướng dẫn nhưng mà ranh giới để xác định đâu là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất "mong manh". Căn cứ để xác định 02 vấn đề này thì không những dựa vào hành vi thực tế mà còn căn cứ vào các giả thiết nếu như hậu quả nếu như tội phạm  hoàn thành thực hiện hành vi phạm tội, cách xử sự khi gặp phải các tình huống,... Ở đây, có sự vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không cũng đều do cách lập luận vấn đề, cách nhìn của mỗi người mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #483536   28/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Khi mình phát hiện ra ăn trộm và bị họ tát một cái, thì mình hãy khoan phản kháng, lục lại ký ức về phòng vệ chính đáng, phân tích hành động của kẻ ăn trộm, là cái tát từ bên nào, trúng má trái hay má phải, đối tượng sử dụng tay nào để tát, có đủ 5 ngón tay hay không (ăn trộm hay bị thiếu ngón lắm) góc tát lệch bao nhiêu độ, lực đối tượng sử dụng là bao nhiêu N, sau khi tát xong thì đầu mình bị lệnh bao nhiêu so với phương thẳng đứng,.... phân tích nhiêu đó may ra khi phản kháng lại giống vậy thì mới không vượt qua ngưỡng phòng vệ chính đáng,

     
    Báo quản trị |  
  • #483555   28/01/2018

    Căn cứ cơ bản để xác định có phải tự vệ chính đáng hay không là mức độ nguy hiểm đã và đang xảy ra trên thực tế, tùy vào sức mạnh, thể hình người thực hiện hành vi, vũ khí sử dụng, hay chênh lệch về số lượng,... mà đáp trả lại hành vi tự vệ tương ứng. Trên thực tế rất khó xác định các yếu tố này, ranh giới giữa tự vệ chính đáng và vượt quá rất mong manh

     
    Báo quản trị |  
  • #484016   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Trong trường hợp trên thì có thuộc trường hợp phòng vệ chính đang hay không phụ thuộc vào từng tình tiết cụ thể. Với những thông tin bạn cung cấp thì có thể phạm vào tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 96 BLHS 1999:
     
     “1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
     
    2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm”.
     
    Về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụ thể:
     
    “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
     
    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
     
    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
     
    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
     
    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
     
    Tuy nhiên, việc xác định hành vi cấu thành tội phạm trong vụ việc này không dễ dàng. Bởi ranh giới giữa phòng vệ hay lỡ tay làm chết người thật khó xác định.
     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #484067   31/01/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình thì việc xác định hành vi phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn chính đáng rất khó xác định mà không có quy định pháp luật nào quy định cụ thể. Thực tế thì khi đưa ra xét xử Tòa cũng dựa vào các tình tiết các bên đưa ra để nhận định xem một hành vi có được xem là tự vệ chính đáng không. 

     
    Báo quản trị |  
  • #484729   09/02/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Ranh giới từ phòng vệ chính đáng chuyển sang vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thật mong manh và khó xác định bởi nó còn phụ thuộc và tâm tính của người phòng vệ tại thời điểm đó. Do vậy có rất nhiều trường hợp cứ nghĩ là phòng vệ chính đáng nhưng thực chất là đang đi quá giới hạn mà người phòng vệ không biết được đã xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #484743   09/02/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy việc vượt quá phòng vệ chính đáng trong nhiều trường hợp rất khó để xác định khi trong các vụ việc người vượt quá phòng vệ không thể làm chủ được cảm xúc của mình mà gây ra những hành vi làm thiệt hại đến sức khỏe, danh dự và tính mạng của người khác. Nhiều trường hợp cứ nghĩ đã phòng vệ đúng khi bị xâm phạm những vượt quá giới hạn của nó nên bị truy cứu trách nhiệm về các tội danh khác ngược về phía mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #484745   09/02/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Trong vụ này, tuy đã xét đến tình tiết nhà ông Phương đã bị trộm nhiều lần làm ông dễ kích động khi bắt gặp kẻ trộm và Tùng lẻn vào ăn trộm vào nửa đêm là thời điểm dễ đe dọa sự an toàn đối với gia đình ông Phương. Tuy nhiên, căn cứ lời khai ban đầu thấy rằng Tùng không có hung khí cũng như chưa có hành động tấn công Phương và các thành viên trong gia đình. Do vậy, việc Phương chủ động dùng kiếm chém nạn nhân là quá mức cần thiết. Trong thực tế, ông Phương có thể lựa chọn những hành động khác tránh thiệt hại sức khỏe nạn nhân mà vẫn ngăn chặn được hành vi xâm phạm lợi ích của Tùng. Do đó, hành vi của Phương không thể được xem là phòng vệ chính đáng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #484761   10/02/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Mình thấy có rất nhiều vụ án liên quan đến vấn đề “Phòng vệ chính đáng” và hầu như không có đáp án chuẩn mà bên cạnh đó còn rất nhiều tranh cãi, tranh luận. Trên thực tế thì khi trong tình huống bất ngờ và đứng trước sự nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mình thì người phản kháng không thể biết được phải chống trả bao nhiêu phần trăm thì là chính đáng cả? Một tên trộm thì luôn được mặc định suy nghĩ rằng nó là người được trang bị nhiều vũ khí nguy hiểm, nó có tính hung hãn, liều mạng để thực hiện và phát hiện thì bằng mọi cách nó sẽ phải trốn thoát thì người đối diện với nó không thể lường trước được kết quả mà chỉ có thể phản kháng quyết liệt trong sự hốt hoảng vì chưa được chuẩn bị gì.

    Khi xác định vấn đề có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không đòi hỏi phải xem xét sự “tương xứng” giữa thiệt hại gây ra cho người tấn công và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đã được ngăn chặn, cường độ của sự tấn công và tính bất ngờ của nó, lực lượng và khả năng của người phòng vệ.

    Luật hình sự quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có tính nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cho nên người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vấn đề lỗi của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chưa được giải thích cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #484787   10/02/2018

    ha2308 viết:

    Mình thấy có rất nhiều vụ án liên quan đến vấn đề “Phòng vệ chính đáng” và hầu như không có đáp án chuẩn mà bên cạnh đó còn rất nhiều tranh cãi, tranh luận. Trên thực tế thì khi trong tình huống bất ngờ và đứng trước sự nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mình thì người phản kháng không thể biết được phải chống trả bao nhiêu phần trăm thì là chính đáng cả? Một tên trộm thì luôn được mặc định suy nghĩ rằng nó là người được trang bị nhiều vũ khí nguy hiểm, nó có tính hung hãn, liều mạng để thực hiện và phát hiện thì bằng mọi cách nó sẽ phải trốn thoát thì người đối diện với nó không thể lường trước được kết quả mà chỉ có thể phản kháng quyết liệt trong sự hốt hoảng vì chưa được chuẩn bị gì.

    Khi xác định vấn đề có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không đòi hỏi phải xem xét sự “tương xứng” giữa thiệt hại gây ra cho người tấn công và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đã được ngăn chặn, cường độ của sự tấn công và tính bất ngờ của nó, lực lượng và khả năng của người phòng vệ.

    Luật hình sự quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có tính nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cho nên người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vấn đề lỗi của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chưa được giải thích cụ thể.

    Theo mình thì "tương xứng" ở đây không phải là tương xứng về mức độ thiệt hại hay cường độ tấn công. Mà tương xứng ở đây là có hành vi phòng vệ "hợp lý", nghĩa là trong trường hợp cụ thể bạn không có sự lựa chọn khác để giảm thiểu thiệt hại cho người khác. Vì có trường hợp người tấn công sẽ bị thiệt hại nhiều hơn người phòng vệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #485286   23/02/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải có đầy đủ bốn dấu hiệu cơ bản sau:

    Thứ nhất, hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    Thứ hai, hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.

    Thứ ba, hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

    Thứ tư, hành vi phòng vệ của người phạm tội phải là quá mức, không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân. Để đánh giá mức độ tương xứng của hành vi này cần dựa vào các tình tiết như tính chất quan trọng của lợi ích bị xâm phạm; tính chất, mức độ nguy hiểm và cường độ của hành vi xâm hại và hành vi chống trả; sự tương quan sức lực giữa bên xâm hại và bên chống trả. Hành vi chống trả được coi là quá mức cần thiết khi so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại chưa cần thiết phải dùng các phương tiện và phương pháp đó để chống trả nhưng người chống trả vẫn sử dụng dẫn đến gây tổn hại sức khỏe hoặc tính mạng cho người có hành vi xâm hại.

     
    Báo quản trị |  
  • #486258   03/03/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Thực tế trong các vụ án và phiên xét xử, trường hợp lấy lý do phòng vệ chính đáng để làm tình tiết giảm nhẹ tội rất nhiều. Tuy có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể nhưng việc phân định rạch ròi tránh bỏ sót tội phạm hoặc oan sai vẫn có thể xảy ra.

     

     
    Báo quản trị |