Khi phòng vệ vượt quá giới hạn "chính đáng"sẽ trở thành tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #477013 03/12/2017

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Khi phòng vệ vượt quá giới hạn "chính đáng"sẽ trở thành tội phạm

    Mới đây, trên các trang thông tin điện tử có đăng tải về vụ thiếu niên 14 tuổi bị chủ nhà đánh gần chết ở quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội vì ăn trộm. 

    Nạn trộm cắp vẫn luôn là một vấn nạn trong xã hội của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên vụ việc lần này lại có nhiều tình tiết đặc biệt oái oăm.

    Thứ nhất, đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đang là học sinh (sinh năm 2002) cùng thường trú tại phường Tây Tựu, Q. Bắc Từ Liêm, HN.

    Thứ hai, sau khi phát hiện kẻ trộm, chủ nhà đã sử dụng thanh kiếm trong nhà chém loạn xạ vào người nạn nhân. Kết quả giám định từ phía cơ quan điều tra cho thấy nạn nhân bị liệt hoàn toàn nửa người bên phải, tạm thời đánh giá tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 61%. Hiện tại, công an Q. Bắc Từ Liêm đã khởi tố vụ án hình sự khởi tố bị can (chủ nhà) với tội danh “giết người”.

    Căn cứ pháp lý của vụ án này được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 1999. Cụ thể:

    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 96. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    “1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

     

    Xoay quanh vụ án lần này nảy sinh rất nhiều ý kiến khác nhau của cộng đồng mạng. Có những người cho rằng đó chỉ là hành động phòng vệ, trong hoàn cảnh đêm tối, gia đình lại chỉ toàn phụ nữ, trẻ em thì việc đối tượng trộm cắp trở nên liều lĩnh, manh động rất dễ xảy ra. Mới 14 tuổi đã đi trộm cắp, vậy tương lai còn “ghê gớm” thế nào nữa? Ngược lại có những ý kiến cho rằng dù là hành động tự vệ song đánh đến mức lõm sọ, gãy tay chân là quá nặng. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân đều có quan điểm và cách nhìn riêng của mình, tuy nhiên quan điểm đó phải tuân theo quy định của pháp luật.

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 03/12/2017 03:26:14 CH
     
    15126 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (10/02/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #486266   03/03/2018

    Thật ra thì ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như mọi người cũng nhận thấy là rất mong manh và chỉ khi sự việc đã xảy ra rồi, các cơ quan điều tra tiến hành điều tra và phân tích lại các tình tiết của vụ việc thì căn cứ vào những gì đã xảy ra như: tình huống lúc đó, hành vi của người phòng vệ và hành vi của ngừời gây ra thiệt hại cho người phòng vệ và độ tuổi của người đó...

    Như trong tình huống trên, đứa bé 14 tuổi kia có hành vi trộm cắp và người chủ nhà đã có hành động dùng kiếm để tự vệ và gây ra thương tích cho đứa bé đó là 61% nên bị xét về tội giết ngừời do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    Theo mình nếu xét vào trường hợp của người chủ nhà: trong bóng đem hòan tòan không thấy gì và nghi trong nhà có trộm, người này hòan tòan không hề biết trước được kẻ trộm đó bao nhiêu tuổi, đã đủ tuổi vị thành niên hay chưa, già hay trẻ, mạnh hay yếu và kẻ đó sẽ trộm cái gì trong nhà mình, kẻ đó sẽ làm gì mình và gia đình, chỉ trộm thôi rồi tẩu thóat hay có ý định giết cả nhà như những vụ án mạng chết cả gia đình đã xảy ra. Thật ra đây là suy nghĩ của mình khi đặt bản thân vào trường hợp của ông ấy chứ thật ra lúc đó ông ấy không nghĩ được gì nhiều đâu mà chỉ nghĩ phải hạ gục được kẻ trộm và bảo vệ tính mạng của cả nhà thôi.

    Nhưng vấn đề ở đây, ông ấy lại tự vệ bằng kiếm. Nếu như, đối tượng trộm có ý định giết tất cả nhà ông như những vụ án kinh hòang chết cả nhà thì hành động của ông chắc được gọi lại phòng vệ chính đáng nhưng làm sao đối tượng đó lại khai là có ý định đó để gây bất lợi cho mình. Và sau khi điều tra đối tượng trộm chỉ mới 14 tuổi và hành động phòng vệ của ông đã gây ra thương tích cho đối tượng đó đến 61%, liệt nửa người.

    Hậu quả đã xảy ra và gây thiệt hại nhiều đến tính mạng và sức khỏe của người khác thì ông ấy phải chịu trách nhiệm thôi. Dù sao thì nhân quyền vẫn được pháp luật đạt lên hàng đầu và tất cả mọi thứ đểu phải quân theo quy định của pháp luât.

     
    Báo quản trị |  
  • #486269   03/03/2018

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Vấn đề xác định từng trường hợp cụ thể xem thế nào gọi là phòng vệ chính đáng vẫn rất nhạy cảm và đôi khi dưới cán cân công lý vẫn còn những tiêu cực khiến cho sự công bằng không được thực thi. Ví dụ như trong 1 vụ hiếp dâm hoặc cướp của, rõ ràng 1 người phụ nữ yếu đuối không có lý do gì cầm dao đâm chết 1 thanh niên khỏe mạnh được? Chỉ có thể là phòng vệ nhưng khi xem xét ở khía cạnh nào đó thì đó lại là ngộ sát.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #486416   06/03/2018

    Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau dây:

     - Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

    - Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;

    - Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;

    - Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #527629   03/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay để kiếm được những vụ án phòng vệ chính đáng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Luật thì quy định hành vi phòng vệ chính đáng khi thực hiện chống trả lại một cách cần thiết. Vậy như thế nào là cần thiết, khó mà suy xét trogn các trường hợp khẩn cấp, thông thường thì những trường hợp này sẽ bị xét xử với tội vượt giới hạn phòng vệ chính đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #528004   10/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Bản năng con người vốn bảo vệ những gì liên quan đến tính mạng, tài sản và quyền lợi của mình là rất khó dời. Chỉ trừ số ít người có bản lĩnh như CA , quân đội hay có chút máu anh chị trong người mới đủ bình tĩnh sáng suốt khi đối phó bọn trộm . Theo tôi nghĩ hơn 90% người dân sẽ hoảng loạn , ú ớ , tay chân run cầm cập thót tim thậm chí đứng không nỗi khi thấy trộm cướp vào nhà v.v.. Vậy làm sao còn đủ suy nghĩ để phòng vệ không vượt giới hạn ?

    :D

     
    Báo quản trị |  
  • #555459   23/08/2020

    Trong luật hình sự quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có tính nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cho nên người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vấn đề lỗi của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chưa được giải thích cụ thể. Nên việc xác định này theo mình cũng rất là chủ quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #555523   24/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Các cụ có câu: Chó cùn dứt dậu, con vậy cũng vậy thôi, khi bị dồn vào đường cùng thì không ai biết người ta sẽ làm gì. Nhiều khi tâm trạng bất ổn, bộc phát sự tức giận nhiều người đã từ nạn nhân trở thành chính hung thủ giết người từ khi nào không hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #555557   24/08/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Việc xác định ranh giới quá mong manh và trong thực tế ít người có thể kìm nén cảm xúc để hành động trong khuôn khổ phòng vệ chính đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #556944   31/08/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây ra hậu quả chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 96 Bộ luật này với mức hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm ( trường hợp giết một người) hoặc bị phạt tù từ hai năm đến năm năm (trường hợp giết nhiều người).

     
    Báo quản trị |  
  • #557049   31/08/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích. Theo mình thì việc xác định hành vi phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn chính đáng rất khó xác định mà không có quy định pháp luật nào quy định cụ thể. Quy định này về lý thuyết thì rất hợp lý nhưng áp dụng vào thực tiễn thì cũng có những vấn đề riêng bởi trong tình huống nguuy cấp thì ít ai cps thể suy nghĩ đến mức độ phòng vệ của bản thân là như thế nào.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559457   30/09/2020

    Cảm ơn thông tin mà bạn đã chia sẻ. Việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói dễ thì dễ còn nói khó thì nó khó. Ví dụ như một trường hợp cô gái bị cướp dí dao cướp tài sản, trong tíc tắc cô gái cướp được dao trên tay kẻ cướp mà kẻ cướp vẫn đuổi theo truy giết cô, việc cô dùng dao đâm 1 nhát vào chỗ chí mạng của tên tội phạm có được xem là phòng vệ chính đáng hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #570857   28/04/2021

    Trong khoa học pháp lý tinh thần bị kích động mạnh là sự tác động từ các yếu tố khác kích thích lên tinh thần của người phạm tội, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội.

    Người bị tinh thần bị kích động mạnh là người không còn nhận thức được hành vi của mình, không có khả năng làm chủ hành vi của mình và chỉ diễn ra trong khoảnh khắc tức thời, sau đó thì người này trở lại trạng thái bình thường.

     

     
    Báo quản trị |