Khi chia tay có thể đòi lại quà đã tặng trong thời kỳ yêu nhau

Chủ đề   RSS   
  • #298892 23/11/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Khi chia tay có thể đòi lại quà đã tặng trong thời kỳ yêu nhau

    Dẫn nhập: Dạo này xuất hiện nhiều trường hợp “khi yêu thì tặng rất nhiều, hết yêu đòi lại những điều đã cho”; dưới góc nhìn cảm tính, có quan điểm cho rằng “Bắc thang lên hỏi ông trời! Lấy tiền cho gái có đòi được không? Ông trời ngoảnh mặt lại trong: Tao chưa đòi được huống chi là mày”.

    Vậy dưới góc nhìn pháp lý thì trường hợp này giải quyết thế nào?

    Hợp đồng tặng cho là một trong những công cụ pháp lý được hình thành lâu đời nhất trong pháp luật dân sự. Trong Bộ luật Dân sự 2005 hợp đồng tặng cho được coi là một trong những hợp đồng thông dụng và được quy định từ điều 465 đến 470.

    Như vậy, có thể nhận thấy Bộ luật Dân sự 2005 chỉ dành một số lượng khiêm tốn các điều luật của hợp đồng này, có lẽ chính vì vậy nên trong thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp pháp luật không thể giải quyết được, ví dụ về bản chất của hợp đồng tặng cho, những giới hạn của hợp đồng và vấn đề hủy bỏ hợp đồng sau khi hợp đồng đã có hiệu lực (xem chi tiết tại đây).

    Quay lại tình huống lúc đầu: “khi yêu thì tặng rất nhiều, hết yêu đòi lại những điều đã cho”.

    Thông thường một người nào đó khi tặng cho người khác tài sản không phải không vì động cơ nào. Động cơ tặng cho có thể không giống nhau, nhưng tóm lại động cơ luôn thể hiện lòng tốt của người tặng cho.

    Song có những trường hợp, sau khi hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực, bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng họ đã có hành vi trái với mong muốn, tức là ngược với động cơ của người tặng cho. Ví dụ:

    - Người được tặng cho có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tặng cho và những người thân thích với người này;

    - Người được tặng cho sử dụng tài sản tặng cho trái với mong muốn của người tặng cho.

    Hoặc trong một số trường hợp sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện thì hoàn cảnh, tình trạng gia đình, vật chất của người tặng cho có sự thay đổi cơ bản và người tặng cho lại có nhu cầu lớn về tài sản để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình; hoặc việc tặng cho có thể xâm hại đến quyền lợi của người khác, của xã hội…

    Trong trường hợp này pháp luật Việt Nam khó có cách giải quyết được bởi không có sự điều chỉnh rõ ràng.

    Như vậy, có thể kết luận trường hợp “chia tay đòi lại quà tặng” luật pháp nước nhà không có sự điều chỉnh rõ ràng, bởi thế biện pháp tối ưu để giải quyết tranh chấp này là hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì tranh chấp chỉ được giải quyết thông qua con đường Tòa án, khi ấy Tòa không được viện dẫn Luật không quy định thì không xử mà buộc Tòa phải giải quyết.

    Vậy Tòa phải giải quyết như thế nào?

    Một trong những chức năng của pháp luật hợp đồng là giúp cho các quan hệ trong xã hội được hài hòa, bảo đảm quyền lợi của mỗi người, giúp công bằng xã hội (Xem thêm điều 1 Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy, về lý luận thì trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì Tòa án xét xử dựa trên tinh thần của pháp luật, nghĩa là bảo vệ kẻ yếu, thiết lập sự công bằng.

    Từ đó có thể suy ra, không thể khẳng định: “Bắc thang lên hỏi ông trời! Lấy tiền cho gái có đòi được không? Ông trời ngoảnh mặt lại trong: Tao chưa đòi được huống chi là mày” mà phải tùy vào trường hợp cụ thể.

    Ví dụ:  A yêu B và tặng B một chiếc xe máy (số tiền mua xe máy là tiền trộm của gia đình), nhưng sau khi được tặng xe máy thì B quyết định chia tay A. Sau đó gia đình phát hiện là bị mất tiền, và đòi A lấy lại số tiền trên (bởi lẽ số tiền đó là gia đình tích góp để chữa bệnh cho mẹ A, nếu không có số tiền đó mẹ A sẽ chết), vậy là A đến “xin lại” B chiếc xe máy và nói rõ lý do nhưng B nhất quyết không chịu trả lại và cho rằng “đã cho thì thôi”, nên phát sinh tranh chấp.

    Xét dưới góc độ đạo đức không thể chấp nhận hành vi của B. Đồng thời, dưới góc độ pháp luật việc A tặng B chiếc xe máy đã xâm phạm lợi ích hợp pháp của gia đình A. Vậy Tòa án (người mang đến sự công bằng) không thể tuyên B thắng kiện mà bỏ qua lợi ích hợp pháp của gia đình A.

    “Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu”

    P/s: Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, rất mong nhận được sự đóng góp từ thành viên. Mình luôn trân trọng và cảm ơn ý kiến chia sẻ từ mọi người (dù là trái chiều).

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/11/2013 04:54:48 CH
     
    26895 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #298925   23/11/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chủ đề hay, lót dép hóng nghe thảo luận của mọi người :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (24/11/2013)
  • #299109   25/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Bài viết rất hay, nếu thực tế các cơ quan thực thi Pháp luật của Vn chúng ta ai cũng hiểu, làm như bạn thì không có dân oan.

    Tòa hiện nay xét xử có sự tham gia của nhiều cơ quan: HĐNH, UBND, MTTQ, ..... và ai có mối quan hệ, có tiền là có thế, chứ kẻ nghèo lại yếu thì ai bênh. Dân ngoan thì sẽ thành oan ..............

    Rất mong bài viết của bạn thành hiện thực.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #299112   25/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Câu " bắc thang lên hỏi ông Trời...." đã là chân lý rồi chúng ta còn bàn làm gỉ bạn nhỉ, chỉ có điều ai đó tặng cho ts mà do phạm pháp mà có thì không nói làm gì.

    Một người tự trọng thì đã cho rồi sẽ không đòi lại. Và ai tự trọng thì cũng sẽ trả luôn người đòi.

    Pháp luật cũng quy định rõ rồi, Tòa nào viện dẫn được luật quy định việc đòi lại TS đã cho tặng không có điều kiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #299198   25/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    duytri58 viết:

    Một người tự trọng thì đã cho rồi sẽ không đòi lại. Và ai tự trọng thì cũng sẽ trả luôn người đòi.

    Điều chúng ta đang bàn ở đây là cả hai bên đều không "tự trọng" 

     
    Báo quản trị |  
  • #299113   25/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn Hữu

     

    phamthanhhuu viết:

     

    “Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu”

     

     

    Nếu xét về logic thì câu này sai nhé vì phạm trù đạo đức và phạm trù pháp luật là hai phạm trù khác nhau. Pháp luật không phải là tập hợp con của đạo đức bởi vì có rất nhiều quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh mà đạo đức không điều chỉnh. Rõ nhất là các quy định về thủ tục.

    Còn về vụ cho rồi đòi thì hoàn toàn đồng ý, không phải lúc nào lỡ cho rồi cũng không đòi được, nó còn tùy thuộc các yêu cầu pháp lý khi thực hiện giao dịch cho tặng như chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay không, người cho tặng có là chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền định đoạt tài sản được cho tặng hay không, tài sản cho tặng có là tài sản hợp pháp, được phép giao dịch, việc cho tặng có kèm điều kiện truy đòi hay không, thủ tục pháp lý đòi hỏi khi thực hiện hành vi cho tặng đối với một số tài sản ....

    Thân.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 25/11/2013 09:49:14 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (25/11/2013) Cecilia92 (19/04/2014)
  • #299118   25/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Cảm ơn anh Unjustice  nhé!

    Câu  “Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu” là một câu danh ngôn được thầy cô giáo truyền lại cho em từ thời sinh viên, em thấy hay nên trích dẫn vào bài viết để mọi người cùng xem.

    Tất nhiên vì là câu danh ngôn nếu mình xét theo góc độ logic toán học thông thường thì nó sẽ không đúng rồi. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #299200   25/11/2013

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Chủ đề nay thế này mà nhỉ. Thoạt đầu hình dung câu chuyện thì làm vậy có thể rẻ rách quá nhỉ nhưng trong thực tế không ít vụ tặng với những món quà lớn ấy chứ lại.

    Bàn đi các bác cho em hóng hớt tí nào :|

     
    Báo quản trị |  
  • #299206   25/11/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Trường hợp này có lẽ tốt nhất là nên làm Giấy cam kết nhỉ.

    Nguồn: Vietnamnet

    Hay làm 1 cái hợp đồng tình yêu ngay từ đầu.

    Cập nhật bởi TRUTH ngày 25/11/2013 03:39:07 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/11/2013) longquochan (25/11/2013)
  • #299328   26/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    TRUTH viết:

    Trường hợp này có lẽ tốt nhất là nên làm Giấy cam kết nhỉ.

    Nguồn: Vietnamnet

    Hay làm 1 cái hợp đồng tình yêu ngay từ đầu.

    Ứ ừ chưa được đâu phải ra "công chứng" cơ thì em mới nhận 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #299237   25/11/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Đọc thấy cái "Hợp đồng yêu" của TRUTH gửi lên có vẻ "ép người quá đáng", hơn nữa lại có dấu hiệu vi phạm luật bình đẳng giới

     
    Báo quản trị |  
  • #299241   25/11/2013

    tamcaominh
    tamcaominh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 5 lần


    ...Thế nhưng, có lẽ đẹp nhất là khi có lỡ ngán bánh quy thì cũng chẳng nên đòi lại bánh ít làm chi cho thêm rối rắm!

     
    Báo quản trị |  
  • #299360   26/11/2013

    angel207
    angel207

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 12 lần


    Cái hợp đồng yêu này mình nhớ không lầm là từ một vụ yêu trẻ vị thành niên nào đó :D

     
    Báo quản trị |  
  • #319423   19/04/2014

    Cecilia92
    Cecilia92

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Cecilia92 thiết nghĩ theo Điều 467 BLDS 2005 "Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình: Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để tăng giá trị của tài sản cho bên được tăng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản"

    Thế là tài sản chiếc xe vẫn được lấy lại để trả cho chủ sở hữu là gia đình của A để Mẹ chữa bệnh. Còn xét trường hợp B có biết hay không biết về việc trộm của B để xét nghĩa vụ thanh toán chi phí để làm tăng giá trị tài sản cho B. Đó là nghĩa vụ của A

    Hợp cả tình cả lí: Mẹ vẫn được chữa bệnh và mối quan hệ của A và B vẫn trọn tình nghĩa.

     

     

    "LUẬT LÀ NGHỆ THUẬT CỦA ĐIỀU THIỆN VÀ LẼ CÔNG BẰNG" trích dẫn

     
    Báo quản trị |  
  • #319531   19/04/2014

    tuannhica
    tuannhica

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2013
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 635
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 2 lần


     

    Đúng là mọi chuyện trên đời này đều có thể xảy ra....

     
    Báo quản trị |  
  • #319534   19/04/2014

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


    Chị Cecilia92 nói đúng quá

     
    Báo quản trị |  
  • #319665   21/04/2014

    baongoc462
    baongoc462

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    đây là lần đầu tiên e có nghe đến việc pháp luận can thiệp vào việc tặng quà trong khi yêu đó. nhưng mà e nghĩ những trường hợp thông thường (trên mạng gần đây) đều là do bên cho tự nguyện, đòi lại cũng chỉ là cá biệt thôi, vì có qua có lại mà. còn những trường hợp hi hữu ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của người khác thì chắc chắn chẳng ai mặt dày mà không trả lại đâu. haiz

    http://baongoc462.wordpress.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #319716   21/04/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Nếu thật sự có nhiều trường hợp "chia tay đòi quà" như bác PhamThanhHuu nêu thì đạo đức xã hội ngày nay đã xuống cấp trầm trọng, chủ nghĩa thực dụng đang lên ngôi và giáo dục đáng thật sự báo động.

    P/s: chắc đây là một trong những lý do mà các pác ở Bộ GD&ĐT đòi làm lại làm bộ sách giao khoa từ cấp tiểu học đến PTHH như báo đài nêu suốt mấy ngày qua! (chỉ là suy đoán thôi nhé).

    Cập nhật bởi khoathads ngày 21/04/2014 10:50:38 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #319748   21/04/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Muốn biết cá hay không thì mấy bạn cứ vô mấy phần tư vấn của DanLuat mình thấy trong đó cũng kha khá câu hỏi mấy bạn thắc mắc là được người yêu cho tiền mua xe hoặc điện thoại, rồi bây giờ chia tay lại đòi. Cái này trên thực tế là có rất nhiều và việc pháp luật điều chỉnh như thế nào trong trường hợp này mình thấy là cần thiết đó chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #319764   21/04/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Về nguyên tắc, muốn xác định việc cho tặng trong thời kỳ yêu nhau có thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự hay không thì phải xác định xem việc tặng cho này có phải là giao dịch dân sự hoặc thông qua hợp đồng dân sự hay không?

    Xét về mặt bản chất, việc một người tặng cho quà một người khác phái (hoặc cùng phái) trong thời kỳ yêu nhau xuất phát từ sự tự nguyện của bên cho cho tặng. Việc cho tặng thường không lập thành văn bản do đó khó có thể nói trường hợp này cho tặng thông qua hợp đồng tặng cho tài sản. Xét về giao dịch dân sự thì có thể nói đây là 01 dạng giao dịch dân sự liên quan đế việc chuyển quyền tài sản nhưng nếu không thể hiện bằng văn bản thì cũng có có cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp trừ (trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu).

    Do đó, nếu muốn giải quyết theo đúng quy định pháp luật thì phải biết vụ việc cu thể chứ không thế nói chung chung được.

    VD: A (16 tuổi) có cho người yêu là B (16 tuổi) 01 chiếc điện thoại Iphone 5, số tiền mua điện thoại là do A tích cóp tiền cha mẹ cho. Khi cho điện thoại A chỉ dẫn B đến cửa hàng và mua cho B chiếc điện thoại. Khi đăng ký mua, A để cho B khai thông tin và A chỉ trả tiền cho cửa hàng. Khi hết yêu nhau A đòi lại điện thoại nhưng B không trả. A khởi kiện vụ việc ra Tòa án. Như vậy Tòa án sẽ căn cứ vào giao dịch giữa A và B để tuyên bố giao dịch này là vô hiệu hoặc không vô hiệu?

    Theo ý kiến cá nhân tôi trong trường hợp trên, thì giao dịch giữa A và B không vô hiệu do không vi phạm các điều kiện giao dịch dân sự vô hiệu. Việc A sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để cho B là hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc và không trái đạo lý. Tài sản là động sản không thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu nên việc chuyển giao tài sản hoàn thành kể từ khi B nhận được điện thoại...và về mặt chứng cứ thì B rất yếu nên khó có thể thuyết phục Tòa án.

    Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi, rất mong các anh/chị đóng góp ý kiến.

     
    Báo quản trị |  
  • #319784   21/04/2014

    tamnhinviet1
    tamnhinviet1

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    chủ đề này tưởng đùa nhưng nó là một vấn đề khá là thiết thực.Bài chia sẻ khá ý nghĩa

     
    Báo quản trị |