Khi chia tay có thể đòi lại quà đã tặng trong thời kỳ yêu nhau

Chủ đề   RSS   
  • #298892 23/11/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Khi chia tay có thể đòi lại quà đã tặng trong thời kỳ yêu nhau

    Dẫn nhập: Dạo này xuất hiện nhiều trường hợp “khi yêu thì tặng rất nhiều, hết yêu đòi lại những điều đã cho”; dưới góc nhìn cảm tính, có quan điểm cho rằng “Bắc thang lên hỏi ông trời! Lấy tiền cho gái có đòi được không? Ông trời ngoảnh mặt lại trong: Tao chưa đòi được huống chi là mày”.

    Vậy dưới góc nhìn pháp lý thì trường hợp này giải quyết thế nào?

    Hợp đồng tặng cho là một trong những công cụ pháp lý được hình thành lâu đời nhất trong pháp luật dân sự. Trong Bộ luật Dân sự 2005 hợp đồng tặng cho được coi là một trong những hợp đồng thông dụng và được quy định từ điều 465 đến 470.

    Như vậy, có thể nhận thấy Bộ luật Dân sự 2005 chỉ dành một số lượng khiêm tốn các điều luật của hợp đồng này, có lẽ chính vì vậy nên trong thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp pháp luật không thể giải quyết được, ví dụ về bản chất của hợp đồng tặng cho, những giới hạn của hợp đồng và vấn đề hủy bỏ hợp đồng sau khi hợp đồng đã có hiệu lực (xem chi tiết tại đây).

    Quay lại tình huống lúc đầu: “khi yêu thì tặng rất nhiều, hết yêu đòi lại những điều đã cho”.

    Thông thường một người nào đó khi tặng cho người khác tài sản không phải không vì động cơ nào. Động cơ tặng cho có thể không giống nhau, nhưng tóm lại động cơ luôn thể hiện lòng tốt của người tặng cho.

    Song có những trường hợp, sau khi hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực, bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng họ đã có hành vi trái với mong muốn, tức là ngược với động cơ của người tặng cho. Ví dụ:

    - Người được tặng cho có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tặng cho và những người thân thích với người này;

    - Người được tặng cho sử dụng tài sản tặng cho trái với mong muốn của người tặng cho.

    Hoặc trong một số trường hợp sau khi hợp đồng tặng cho được thực hiện thì hoàn cảnh, tình trạng gia đình, vật chất của người tặng cho có sự thay đổi cơ bản và người tặng cho lại có nhu cầu lớn về tài sản để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình; hoặc việc tặng cho có thể xâm hại đến quyền lợi của người khác, của xã hội…

    Trong trường hợp này pháp luật Việt Nam khó có cách giải quyết được bởi không có sự điều chỉnh rõ ràng.

    Như vậy, có thể kết luận trường hợp “chia tay đòi lại quà tặng” luật pháp nước nhà không có sự điều chỉnh rõ ràng, bởi thế biện pháp tối ưu để giải quyết tranh chấp này là hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì tranh chấp chỉ được giải quyết thông qua con đường Tòa án, khi ấy Tòa không được viện dẫn Luật không quy định thì không xử mà buộc Tòa phải giải quyết.

    Vậy Tòa phải giải quyết như thế nào?

    Một trong những chức năng của pháp luật hợp đồng là giúp cho các quan hệ trong xã hội được hài hòa, bảo đảm quyền lợi của mỗi người, giúp công bằng xã hội (Xem thêm điều 1 Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy, về lý luận thì trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì Tòa án xét xử dựa trên tinh thần của pháp luật, nghĩa là bảo vệ kẻ yếu, thiết lập sự công bằng.

    Từ đó có thể suy ra, không thể khẳng định: “Bắc thang lên hỏi ông trời! Lấy tiền cho gái có đòi được không? Ông trời ngoảnh mặt lại trong: Tao chưa đòi được huống chi là mày” mà phải tùy vào trường hợp cụ thể.

    Ví dụ:  A yêu B và tặng B một chiếc xe máy (số tiền mua xe máy là tiền trộm của gia đình), nhưng sau khi được tặng xe máy thì B quyết định chia tay A. Sau đó gia đình phát hiện là bị mất tiền, và đòi A lấy lại số tiền trên (bởi lẽ số tiền đó là gia đình tích góp để chữa bệnh cho mẹ A, nếu không có số tiền đó mẹ A sẽ chết), vậy là A đến “xin lại” B chiếc xe máy và nói rõ lý do nhưng B nhất quyết không chịu trả lại và cho rằng “đã cho thì thôi”, nên phát sinh tranh chấp.

    Xét dưới góc độ đạo đức không thể chấp nhận hành vi của B. Đồng thời, dưới góc độ pháp luật việc A tặng B chiếc xe máy đã xâm phạm lợi ích hợp pháp của gia đình A. Vậy Tòa án (người mang đến sự công bằng) không thể tuyên B thắng kiện mà bỏ qua lợi ích hợp pháp của gia đình A.

    “Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu”

    P/s: Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, rất mong nhận được sự đóng góp từ thành viên. Mình luôn trân trọng và cảm ơn ý kiến chia sẻ từ mọi người (dù là trái chiều).

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/11/2013 04:54:48 CH
     
    26890 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #319794   21/04/2014

    vuthuan12
    vuthuan12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giờ là thời đại nào rồi còn chia tay đòi lại quà

     
    Báo quản trị |  
  • #319815   21/04/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    vuthuan12 viết:

    giờ là thời đại nào rồi còn chia tay đòi lại quà

    Bây giờ mới chính là thời đại chia tay đòi quà, trước đây không có hoặc có rất ít.

     
    Báo quản trị |  
  • #319796   21/04/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn khoathads.

    Theo tôi thì hoàn toàn có thể đòi được nếu ngay từ đầu khi mới yêu thì người cho lên dân luật để được tư vấn từ đầu là : ghi âm, giữ lại các thư từ  . . . trước đó người nhận có hứa, thề thốt là "yêu em (anh) mãi mãi"; " yêu em (anh)suốt đời" thì có thể khởi kiện hủy HĐ tặng cho và đòi lại tiền do bị "lừa dối", "nhầm lẫn". . . thậm chí có thể tố cáo về tội "lạm dụng tín nhiệm", "lừa đảo"   . . .

    @ TRUTH : HĐ và giấy cam kết chỉ có lợi cho người cho tặng, vì chứng minh là việc tặng cho là có thật nên người cho tặng không cần chứng minh (đây là khâu khó nhật khi đòi lại tiền, quà)

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 21/04/2014 05:43:00 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #567089   29/01/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Mình thấy việc chia tay đòi lại quà cũng là một việc làm khá nhạy cảm và không hay. Khi yêu nhau thắm thiết thì tặng nhau không biết bao nhiêu là quà, không tiếc với nhau. Đến khi sứt mẻ tình cảm lại đòi trả quà. Không còn tình cảm thì còn nghĩa, đã tặng rồi thì coi như đó là một kỷ niệm đẹp

     

     
    Báo quản trị |