Thừa kế quyền sử dụng đất - Hình minh họa
Thủ tục nhận nhận thừa kế đối với đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có rắc rối và phực tạp hơn so với nhận thừa kế quyền sử dụng đất thông thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc những bước cơ bản để thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất không có sổ đỏ
Trường hợp 1: Trường hợp nếu đất không có GCN QSDĐ mà có một số loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khác:
Nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ thuộc khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 hoặc thuộc Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục nhận thừa kế sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Cần làm thủ tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng
Chi tiết về thủ tục này bạn có thể xem tại đây
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký, xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Hồ sơ được nộp tại
Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn nơi có đất)
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh (bộ phận một cửa).
- Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Trường hợp 2: Trường hợp đất không có GCN QSDĐ và không các loại tờ để chứng minh quyền sử dụng đất
Nếu di sản thừa kế t không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục nhận thừa kế sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế
- Những người thừa kế văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong đó có thể có nội dung liên quan đến việc ủy quyền cho một người thừa kế thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
- Nếu các bên không thể tự thỏa thuận phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bước 2: Người thừa kế, đến Uỷ ban nhân dân xã phường để xác nhận về việc sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch kế hoạch.
Bước 3: Khi đã có văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã thì bạn có thể nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nược về đăng ký đất đai để để xin cấp Giấy chứng nhận.
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngoài văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã còn bao gồm:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Căn cứ theo khoản 1.3 Thông tư 02/2004/NQ-HĐTP; Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Trên đây là phần tổng hợp thủ tục nhận thừa kế với đất không có sổ đỏ. Trên thực tế có thể phát sinh thêm vấn đề pháp lý khác. Mong mọi người góp ý cho mình để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 15/09/2020 09:25:46 SA