Hỏi về phiên hòa giải, đối thoại trong quá trình tố tụng

Chủ đề   RSS   
  • #269537 16/06/2013

    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Hỏi về phiên hòa giải, đối thoại trong quá trình tố tụng

    Trong một vụ án, ở giữa giai đoạn thụ lý và đưa ra xét xử thì sẽ có một phiên tòa tạo điều kiện để cho 2 bên gặp nhau đối chất, đối thoại, hòa giải.

    Giá trị pháp lý của phiên đối thoại, hòa giải này là như nào? Sao em vừa đi dự một phiên đối thoại, hòa giải về, mà chả có lấy một biên bản, chữ ký nào là sao?

    Em xin cảm ơn!

     
    40390 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #269542   16/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn !

    Trong tố tụng dân sự thì có thủ tục hòa giải. Trong tố tụng hành chính thì là thủ tục đối thoại. Trong hình sự thì có đối chất.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhthao1980 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (17/06/2013)
  • #269568   17/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    minhthao1980 viết:

    Chào bạn !

    Trong tố tụng dân sự thì có thủ tục hòa giải. Trong tố tụng hành chính thì là thủ tục đối thoại. Trong hình sự thì có đối chất.

    Trân trọng !

     

    Vâng, vậy trong trường hợp của mình thì là đối thoại. Nhưng liệu hành vi không có biên bản ghi chép gì trong phiên đối thoại như vậy có gì là thiếu sót của Tòa không, và những lời thoại trong phiên đối thoại liệu có sợ bị ghi âm, và là bằng chứng bất lợi của mình trên phiên tòa không?

     
    Báo quản trị |  
  • #269569   17/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn !

    Tòa án xét xử công khai, trong quá đối thoại ý kiến của hai bên đều được lập biên bản lưu giữ và trở thành chứng cứ. Sau khi đối thoại mà thẩm phán không lập biên bản có đầy đủ chử ký của các bên là vi phạm tố tụng hành chính.

    Ý kiến trong cuộc đối thoại không có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành và các bên có quyền thay đổi ý kiến.

    Trân trọng !

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhthao1980 vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (17/06/2013)
  • #269571   17/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    minhthao1980 viết:

    Chào bạn !

    Tòa án xét xử công khai, trong quá đối thoại ý kiến của hai bên đều được lập biên bản lưu giữ và trở thành chứng cứ. Sau khi đối thoại mà thẩm phán không lập biên bản có đầy đủ chử ký của các bên là vi phạm tố tụng hành chính.

    Ý kiến trong cuộc đối thoại không có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành và các bên có quyền thay đổi ý kiến.

    Trân trọng !

     

    Nhưng em đọc Luật Tố tụng hành chính, thì chí nêu chung chung là:

    Điều 12. Đối thoại trong tố tụng hành chính

    Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án.

    Chứ em chưa thấy quy định rõ ràng quy trình đối thoại phải được ghi chép, biên bản đầy đủ. Chỉ có mỗi tuyên bố ban đầu của thẩm phán rằng hôm nay tòa án triệu tập hai bên đến để tiến hành thủ tục tố tụng, tạo điều kiện cho hai bên có thể đối thoại, tòa án sẽ làm trung gian ở giữa...

     
    Báo quản trị |  
  • #269573   17/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 12 Luật tố tụng hành chính. Cụ thể: "Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án".

    Đối thoại trong tố tụng hành chính không phải là thủ tục bắt buộc như hòa giải trong tố tụng dân sự. Sở dĩ Luật tố tụng hành chính lại quy định như vậy là bởi lĩnh vực hành chính là lĩnh vực công, quan hệ hành chính được thể hiện giữa một bên là cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thì hành quyền lực hành chính công và một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự quản lý, điều hành khác với quan hệ dân sự. Đây là điểm khác biệt giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự. Trong tố tụng tại Tòa án nói chung, các bên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, nhưng việc thỏa thuận giữa các bên đương sự trong tố tụng hành chính có liên quan đến nội dung quản lý hành chính thì không quy định thủ tục thỏa thuận mang tính chất bắt buộc như tố tụng dân sự mà chỉ quy định thủ tục này mang tính khuyến khích giữa các bên. Trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc cơ quan, tổ chức rút lại quyết định hành chính bị khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Luật TTHC quy định tính chất đặc thù đó là: khuyến khích đối thoại giữa các bên trong quá trình giải quyết vụ khiếu kiện theo yêu cầu của các bên đương sự, nhưng không phải là thủ tục bắt buộc. Mục đích của nó là thông qua đối thoại, các bên có thể hiểu rõ thêm về nội dung và tự nhận ra sai sót của mình để bên khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện hoặc bên bị kiện khắc phục sai sót của mình, từ đó giải quyết được triệt để khiếu kiện phát sinh, kéo dài.

    Chính vì không phải là thủ tục bắt buộc, nên Luật TTHC không hề có quy định nào về cách thức Tòa án tiến hành thủ tục này, không xác định nó là nguồn chứng cứ theo Điều 75, không xác định là chứng cứ theo Điều 76 nên cũng không xác định nó là một biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ theo Điều 78. Do vậy việc đối chất không nhất thiết phải lập thành biên bản, mà tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định có cần thiết lập biên bản hay không khi việc đối thoại có đạt được mục đích hay không.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (17/06/2013) tnhthainguyen (14/10/2015)
  • #269586   17/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    BachThanhDC viết:

    Chào các bạn!

    Đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 12 Luật tố tụng hành chính. Cụ thể: "Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án".

    Đối thoại trong tố tụng hành chính không phải là thủ tục bắt buộc như hòa giải trong tố tụng dân sự. Sở dĩ Luật tố tụng hành chính lại quy định như vậy là bởi lĩnh vực hành chính là lĩnh vực công, quan hệ hành chính được thể hiện giữa một bên là cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thì hành quyền lực hành chính công và một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự quản lý, điều hành khác với quan hệ dân sự. Đây là điểm khác biệt giữa tố tụng hành chính và tố tụng dân sự. Trong tố tụng tại Tòa án nói chung, các bên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, nhưng việc thỏa thuận giữa các bên đương sự trong tố tụng hành chính có liên quan đến nội dung quản lý hành chính thì không quy định thủ tục thỏa thuận mang tính chất bắt buộc như tố tụng dân sự mà chỉ quy định thủ tục này mang tính khuyến khích giữa các bên. Trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc cơ quan, tổ chức rút lại quyết định hành chính bị khởi kiện thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Luật TTHC quy định tính chất đặc thù đó là: khuyến khích đối thoại giữa các bên trong quá trình giải quyết vụ khiếu kiện theo yêu cầu của các bên đương sự, nhưng không phải là thủ tục bắt buộc. Mục đích của nó là thông qua đối thoại, các bên có thể hiểu rõ thêm về nội dung và tự nhận ra sai sót của mình để bên khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện hoặc bên bị kiện khắc phục sai sót của mình, từ đó giải quyết được triệt để khiếu kiện phát sinh, kéo dài.

    Chính vì không phải là thủ tục bắt buộc, nên Luật TTHC không hề có quy định nào về cách thức Tòa án tiến hành thủ tục này, không xác định nó là nguồn chứng cứ theo Điều 75, không xác định là chứng cứ theo Điều 76 nên cũng không xác định nó là một biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ theo Điều 78. Do vậy việc đối chất không nhất thiết phải lập thành biên bản, mà tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định có cần thiết lập biên bản hay không khi việc đối thoại có đạt được mục đích hay không.

    Trân trọng!

     

    Thank anh chị BachThanh nha! Cho anhminhnguyen hỏi một câu, đó là sau khi đối thoại tình hình vẫn không thay đổi, thì tòa đưa vụ án ra xét xử đối với hành vi hành chính của bên bị kiện (bên khởi kiện đề nghị Tòa án buộc bên bị kiện chấm dứt hành vi hành chính của mình), thì trong trường hợp tòa xét thấy bên bị kiện có hành vi hành chính trái pháp luật, tòa sẽ

    1) ra Quyết định, hay

    2) ra Bản án, hay

    3) ra một văn bản nào khác (án hành chính nha). Em xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #269590   17/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn BachThanhDC !

    Cám ơn ý kiến góp ý của bạn và nhiều điều học được từ bạn.

    Nhưng tôi không đồng ý với bạn vấn đề sau :

    "Chính vì không phải là thủ tục bắt buộc, nên Luật TTHC không hề có quy định nào về cách thức Tòa án tiến hành thủ tục này, không xác định nó là nguồn chứng cứ theo Điều 75, không xác định là chứng cứ theo Điều 76 nên cũng không xác định nó là một biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ theo Điều 78. Do vậy việc đối chất không nhất thiết phải lập thành biên bản, mà tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định có cần thiết lập biên bản hay không khi việc đối thoại có đạt được mục đích hay không."

    Tôi không đồng ý nhận định trên với các lý do :

    1-"Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

    .....

    11. Đối thoại trong quá trình Toà án giải quyết vụ án.

    ....."

    Đây là quyền của người khởi kiện, nếu TA không lập biên bản đã cho đối thoại thì làm sao chứng minh được là TA có xâm phạm quyền của người KK hay không ? Nếu sau này NKK khiếu nại TA thì lấy gì chứng minh là có cho đối thoại?

    2-"Điều 73. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

    1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

    2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.

    .............."

    Nếu thừa nhận của các bên, ví dụ là bên bị kiện về hành vi trái pháp luật của cơ quan hành chính trong quá trình đối thoại thì cũng không phải là chứng cứ hay sao? Sự thừa nhận đó vì sao muốn ghi vào biên bản hay không cũng được ?

    3-"Điều 6. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính

    Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật."

    Trong quá trình đối thoại các bên có thể thõa thuận được về mức bồi thường thì việc lập biên bản tùy thuộc vào nhận định của TA hay sao ?

    Trân trọng !

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #269600   17/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn anhminhnguyen!

    Khi Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử và xét thấy bên bị kiện có hành vi hành chính trái pháp luật, thì điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Do vậy Tòa án (mà cụ thể là Hội đồng xét xử) sẽ ban hành một bản án để quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, tuyên  bố hành vi hành chính của người bị kiện là trái pháp luật và buộc người bị kiện chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật đó.

    Thân ái! 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (17/06/2013)
  • #269617   17/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn minhthao1980!

    Như tôi đã nói ở trên, và sẽ khẳng định lại một lần nữa: đối thoại không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

    Đúng như bạn đã trích dẫn, đối thoại là một trong những quyền của đương sự, nhưng nó lại không phải là một nghĩa vụ bắt buộc của Tòa án (củ thể là của Thẩm phán trực tiếp giải quyết), mà nó chỉ là nhiệm vụ của Thẩm phán và chỉ xuất hiện khi đương sự có yêu cầu tổ chức đối thoại. Vấn đề này được quy định tại khoản 4 Điều 36 Luật TTHC. Và chính vì nó chỉ xuất hiện khi đương sự có yêu cầu nên nó không phải là thủ tục bắt buộc, nghĩa là khi đương sự không có yêu cầu thì Thẩm phán không cần phải tổ chức đối thoại nếu xét thấy không cần thiết.

    Như vậy, chỉ trong trường hợp đương sự có yêu cầu và Thẩm phán tổ chức việc đối thoại thì mới phải lập biên bản và khi đó biên bản chính là căn cứ để chứng minh Thẩm phán đã thực hiện yêu cầu của đương sự. Còn trường hợp Thẩm phán tự tổ chức việc đối thoại thì Thẩm phán có quyền lập biên bản hoặc không, tùy thuộc vào việc qua đối thoại có giải quyết được vấn đề gì hay không. Ví dụ như trong trường hợp bạn nêu, nếu qua đối thoại (không phải được tổ chức theo yêu cầu của đương sự) mà các bên thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thì đây chính là trường hợp mà Thẩm phán xét thấy cần phải lập biên bản để ghi lại ý kiến của các bên về sự thỏa thuận đó. 

    Bạn viết: "Nếu thừa nhận của các bên, ví dụ là bên bị kiện về hành vi trái pháp luật của cơ quan hành chính trong quá trình đối thoại thì cũng không phải là chứng cứ hay sao?".    

    Tôi vẫn khẳng định với bạn đây không phải là chứng cứ. Bởi trước hết nó không phải là vấn đề được quy định trong các điều luật liên quan đến chứng cứ của Luật TTHC.

    Mặt khác, quyền hạn của Tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính là xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện. Để xem xét tính hợp pháp thì Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan đến việc ban hành quyết định hành chính. đến việc thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện, chứ không phải sử dụng sự thừa nhận của các đương sự để phán quyết nó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Trong thực tế có những trường hợp người bị kiện thừa nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình là trái pháp luật, nhưng dựa vào các quy định của pháp luật liên quan đến nó thì lại có căn cứ để khẳng định nó không hề trái pháp luật và Tòa án phải quyết định bác yêu cầu khởi kiện.

    Liên quan trên vấn đề đang trao đổi, bạn có thể tham khảo cuốn "Tài liệu tập huấn Luật tố tụng hành chính" năm 2011 của Trường cán bộ Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    minhthao1980 (17/06/2013) tnhthainguyen (14/10/2015)
  • #269652   17/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    BachThanhDC viết:

    Trong thực tế có những trường hợp người bị kiện thừa nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình là trái pháp luật, nhưng dựa vào các quy định của pháp luật liên quan đến nó thì lại có căn cứ để khẳng định nó không hề trái pháp luật và Tòa án phải quyết định bác yêu cầu khởi kiện.

    Liên quan trên vấn đề đang trao đổi, bạn có thể tham khảo cuốn "Tài liệu tập huấn Luật tố tụng hành chính" năm 2011 của Trường cán bộ Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

    Trân trọng!

    Riêng dòng đỏ đỏ này thì em có ý kiến luôn ạ. Nó được gọi là double-standard có đúng không anh BachThanh;))?

     
    Báo quản trị |  
  • #269656   17/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bạn làm khó tôi rồi. Tôi đã nhờ vả ông google nhưng không chắc liệu ông ấy dịch có chuẩn không. Vậy nên xin bạn cho tiếng Việt :|

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (17/06/2013)
  • #269766   17/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    BachThanhDC viết:

    Bạn làm khó tôi rồi. Tôi đã nhờ vả ông google nhưng không chắc liệu ông ấy dịch có chuẩn không. Vậy nên xin bạn cho tiếng Việt :|

    Em chưa đủ thẩm quyền để đưa ra cụm từ tiếng Việt, vì Việt Nam chưa cập nhật từ này từ phương Tây ạ! Nhưng em thắc mắc, tại sao một khi cán bộ, công chức thừa nhận hành vi hành chính là trái pháp luật, lại vẫn được Tòa án bênh vực vì họ được cho là thực hiện đúng theo quy định pháp luật như dòng đỏ đỏ. Em xin dẫn chứng?

     
    Báo quản trị |  
  • #269667   17/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn BachThanhDC !

    Mong bạn giải thích thêm chút thắc mắc còn lại giùm :

    Bạn viết về thủ tục đối thoại :

    "Và chính vì nó chỉ xuất hiện khi đương sự có yêu cầu nên nó không phải là thủ tục bắt buộc, nghĩa là khi đương sự không có yêu cầu thì Thẩm phán không cần phải tổ chức đối thoại nếu xét thấy không cần thiết."

    Tôi đã đồng ý với bạn điều này và chính vì điều này nên tôi cho là khi đối chất thẩm phán không lập biên bản là sai. Lý do :

    Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

    1. Lập hồ sơ vụ án.

    2. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    3. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

    4. Tổ chức việc đối thoại giữa các đương sự khi có yêu cầu.

    5. Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.

    6. Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.

    7. Tham gia xét xử vụ án hành chính.

    8. Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

    Như vậy là thẩm phán chỉ có quyền tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của đương sự. Khi không có yêu cầu mà vẫn tổ chức đối thoại là vi phạm tố tụng, là giải quyết vượt quá quyền hạn theo luật định .

    Vì vậy, Tôi khẳng định : tổ chức đối thoại là phải lập biên bản (vì có yêu cầu của đương sự mới được tổ chức đối thoại).

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #269695   17/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn minhthao1980!

    Quả đúng là nếu sử dụng các quy định của pháp luật để thảo luận thì lập luận của bạn là đúng, nghĩa là nếu đương sự không yêu cầu thì Thẩm phán không được tổ chức việc đối thoại.

    Tuy nhiên có một thực tế là luật thì chỉ có một điều quy định việc đối thoại vỏn vẹn có hai dòng, mà hiện nay Tòa án tối cao chưa hề có văn bản nào hướng dẫn về thủ tục này. Một thực tế khác là khi một quyết định hành chính được cơ quan Nhà nước ban hành, một hành vi hành chính được người có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước thực hiện mà làm mất lòng dân, ảnh hưởng tới quyền lợi của họ tới mức phải đưa nhau ra Tòa, thậm chí là trước đó đã phải khiếu nại hết lần này lượt khác, thì việc để các đương sự yêu cầu Tòa án tổ chức đối thoại là khá hy hữu. Vậy nên (cũng là thực tế) hiện nay, khi giải quyết các vụ khiếu kiện hành chính, hầu như các Tòa án địa phương đều tổ chức đối thoại, cho dù có yêu cầu của đương sự hay không. Xét cho cùng thì tuy nó có vi phạm như bạn nêu, nhưng kết quả của việc đối thoại là dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên nên nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Có lẽ vì vậy mà hầu như các vụ án hành chính đều có kháng cáo phúc thẩm, hủy đi hủy lại nhiều lần nhưng chẳng thấy Tòa cấp trên đề cập gì đến việc này.

    Qua trao đổi với bạn, tôi có thêm được một kinh nghiệm. Có lẽ từ nay khi tổ chức đối thoại mà chưa có yêu cầu thì tốt nhất là nên vận động một trong các bên, hoặc cả hai bên càng tốt, làm cho cái đơn mấy dòng thể hiện việc yêu cầu của họ, thế cho nó đỡ vi phạm.

    Cảm ơn bạn và rất vui khi được trao đổi với bạn về nhiều vấn đề khác nữa.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (17/06/2013) minhthao1980 (17/06/2013)
  • #269698   17/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Lâu lâu mới thấy Dân luật có topic thảo luận hay, nhiệt tình và sôi nổi như thế này :D

    Nghe hai bên trao đổi = đọc mấy quyển sách :))

    P/s: sr vì đã spam :D

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (18/06/2013) anhminhnguyen (17/06/2013)
  • #269762   17/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn BachThanhDC !

    Cảm ơn bạn và rất vui khi được trao đổi với bạn về nhiều vấn đề khác nữa.

    Tôi thật sự rất vui về nhận xét của bạn, điều này chứng tỏ việc tôi "lén" học luật từ bạn và các thành viên khác trên diễn đàn đã giúp tôi tiến bộ.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhthao1980 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (18/06/2013) anhminhnguyen (17/06/2013)
  • #270022   18/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    anhminhnguyen viết:

    Em chưa đủ thẩm quyền để đưa ra cụm từ tiếng Việt, vì Việt Nam chưa cập nhật từ này từ phương Tây ạ! Nhưng em thắc mắc, tại sao một khi cán bộ, công chức thừa nhận hành vi hành chính là trái pháp luật, lại vẫn được Tòa án bênh vực vì họ được cho là thực hiện đúng theo quy định pháp luật như dòng đỏ đỏ. Em xin dẫn chứng?

     

    Hóa ra bạn thắc mắc tại sao người bị kiện thừa nhận mình sai mà Tòa án lại xử cho họ đúng và nghĩ rằng là Tòa án bênh vực. Bạn nghĩ vậy thì không phải rồi.

    Như trong bài viết trên tôi đã nói là để xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan đến việc ban hành quyết định hành chính, đến việc thực hiện hành vi hành đó, chứ không phải là căn cứ vào việc đương sự thừa nhận hay không thừa nhận. Ví dụ như xem xét một quyết định hành chính có hợp pháp hay không thì phải căn cứ vào các văn bản pháp luật mà người bị kiện áp dụng để ban hành quyết định hành chính đó để xem xét về mặt nội của quyết định, về thẩm quyền ban hành, về thời hiệu của quyết định, về thời hạn ban hành, về trình tự thủ tục ban hành có đúng hay không. Nếu tất cả các vấn đề trên đều đúng quy định của pháp luật, nhưng người bị khởi kiện có cho rằng mình sai ở một vấn đề nào đó nhưng họ không rút lại quyết định hành chính đã ban hành, thì Tòa án cũng không được hủy bỏ quyết định hành chính đó.

    Có thể nêu một ví dụ cụ thể như sau:

    - Ngày 01/6/2010 ông Trần Văn A là chủ thầu xây dựng có hành vi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp.

    - Ngày 05/6/2010 ông A bị người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Biên bản ghi rõ hành vi vi phạm và yêu cầu ông A ngừng thi công công trình đang xây dựng. Ông B đã ký nhận vào biên bản thừa nhận hành vi vi phạm của mình đồng thời nhận một biện bản.

    - Ngày 14/6/2010 Phó Chủ tịch UBND huyện (Nguyễn Văn B) căn cứ khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi năm 2008), điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định số23/2009/NĐ-CP để ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính xử phạt ông A 5.000.000 đồng.

    Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 10, Điều 55, Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;  điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định23/2009/NĐ-CP thì quyết định xử lý hành chính này hoàn toàn hợp pháp về thời hiệu của quyết định, về thời hạn ban hành quyết định, về nội dung của quyết định và trình tự thủ tục ban hành quyết định.

    Vấn đề còn lại là cần xem xét về tính hợp pháp về thẩm quyền ban hành. Ở đây xuất hiện tình tiết người ban hành quyết định xử phạt là Phó Chủ tịch chứ không phải là Chủ tịch UBND. Trong khi Điều 29 Pháp lệnh...; Điều 60 Nghị định số 23... đều quy định thẩm quyền thuộc về Chủ tịch và theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh... thì Chủ tịch có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch nhưng việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. 

    Cho rằng ông B (Phó Chủ tịch) ban hành quyết định xử phạt mình mà không có sự ủy quyền của Chủ tịch bằng văn bản theo quy định nên ông A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy quyết định này.

    Qua đối thoại ông B thừa nhận khi ban hành quyết định đó, Chủ tịch không có văn bản ủy quyền cho ông, đồng thời ông cũng nhận là mình đã sai nhưng không rút quyết định. Ông cho rằng nếu ông có rút quyết định thì Chủ tịch cũng sẽ ban hành một quyết định tương tự, chỉ khác về thời gian ban hành và người ký nên việc rút là không cần thiết.

    Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã yêu cầu UBND huyện cung cấp toàn bộ văn bản liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của mình. Trong số văn bản này có Quyết định số226/QĐ-UBND ngày 05/02/2010 Về việc phân công nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND huyện Khóa XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

    Qua nghiên cứu quyết định này, thấy tại Điều 1 có những quy định như sau:

    Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện:

    Chủ tịch UBND huyện phân công Phó Chủ tịch UBND huyện giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện trên từng lĩnh vực công tác của UBND huyện, trừ các công việc do Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo; 

    Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được giao và lĩnh vực công tác được phân công, các Phó Chủ tịch UBND huyện chủ động giải quyết công việc, được thay mặt Chủ tịch, sử dụng quyền hạn của Chủ tịch để giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch.

    Tại Điều 3 có những quy định như sau:

    Điều 3. Phân công nhiệm vụ giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện như sau:

    4. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn B:

    4.1. Trực tiếp phụ trách kinh tế, tài chính, doanh nghiệp, thương mại, du lịch. Cụ thể:

    - Công tác xúc tiến đầu tư, kinh tế đối ngoại;

    - Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các loại hình doanh nghiệp;

    - Lĩnh vực tài chính, ngân sách, thuế, tín dụng, ngân hàng, tiến tệ, thị trường, giá cả (ngoài các vấn đề Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo);

    - Công tác quản lý tài sản công, quyết toán ngân sách hàng năm, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

    - Phụ trách công tác đền bù, giải phóng mặt bằng toàn huyện; Trực tiếp chỉ đạo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng với các dự án cụ thể thuộc lĩnh vực phụ trách.

    - Lĩnh vực thương mại và dịch vụ và du lịch;

    - Xử lý thường xuyên các vấn đề về công tác dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, nhân quyền;

    - Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (chủ trì và trực tiếp chỉ đạo, giải quyết tất cả các khiếu nại, tố cáo);

    - Công tác thi hành án, quản lý hộ tịch, công chứng, chứng thực, xử lý hành chính, các vấn đề liên quan đến giám định tư pháp và cải chính tư pháp;

    - Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý thường xuyên các vấn đề cụ thể về thi đua khen thưởng;

    - Phụ trách chung các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt đông của các Hội;

    - Công tác đầu tư, xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực phụ trách (gồm cả thu hút đầu tư);

    - Quan hệ phối hợp giữa UBND huyện với Công đoàn huyện và các Hội thuộc lĩnh vực phụ trách như Hội Luật gia, Chi hội doanh nghiệp nhỏ và vừa…

    - Các công việc khác do Chủ tịch phân công. 

    Theo những quy định trên thì ông B được Chủ tịch UBND phân công công tác xử lý hành chính và theo như tại Điều 1 thì ông được thay mặt Chủ tịch, sử dụng quyền hạn của Chủ tịch để giải quyết công việc được phân công. Việc Chủ tịch phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch không trái với quy định tại Điều 126 Luật tổ chức HĐND và UBND. 

    Như vậy Quyết định trên chính là văn bản ủy quyền thường xuyên cho phép ông Nguyễn Văn B được quyền ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với ông A mà không cần phải có văn bản ủy quyền theo vụ việc đối với vụ việc cụ thể đó nữa. Vì vậy mà mặc dù ông B thừa nhận mình sai nhưng thực chất ông chẳng sai, cái quyết định xử phạt ông A được ban hành hoàn toàn đúng quy định của pháp luật nên Tòa án không thể ra một phán quyết hủy bỏ nó.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (19/06/2013)
  • #270056   19/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Thì ra là thế:| Bây giờ thì em đã hiểu thuốc Fugacar diệt trừ giun ntn rồi ạ. :D

    Em xin hỏi thêm: cơ chế kiếm sát của bên Viện kiểm sát là như thế nào trong quá trình đối thoại (sao em không thấy đại diện của phía Viện kiểm sát được tham gia vào đây, như vậy câu hỏi của em: cơ chế hợp tác giữa Tòa và Viện cụ thế ntn trong quá trình tố tụng nói chung, trong phiên đối thoại nói riêng?

     
    Báo quản trị |  
  • #270063   19/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bạn theo đuổi topic này cứ giống như là đang "khai thác" tôi ý 

    Luật tố tụng hành chính chỉ quy định việc Kiểm sát viên tham gia phiên họp và phiên tòa, chứ không quy định việc tham gia vào việc đối thoại.

    Về cái mà bạn gọi là cơ chế hợp tác thì bạn tham khảo Thông tư số 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC nhé.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (19/06/2013)
  • #270102   19/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn BachThanhDC !

    Tôi có một trường hơp của chính bản thân tôi xin hỏi ý kiến bạn :

    Khi làm giấy CN QSDĐ, UBND quận 11 có ký phiếu chuyễn thông tin địa chính - do Phó Chủ Tịch ký gởi cho Chi Cục Thuế tính nghĩa vụ tài chính.

    Khi phát hiện thấy sai, tôi có yêu cầu Chi Cục Thuế làm việc lại với UBND quận 11 vì phiếu chuyễn chỉ gởi cho Chi Cục Thuế mà không gởi cho tôi.

    Cán bô được phân công giải quyết thừa nhận (nói riêng) là tôi nói đúng, nhưng vì Chi Cục Thuế là cấp dưới nên phải chấp hành ý kiến của UBND quận (phiếu chuyễn TTĐC do phó Chủ Tịch ký). Vì vậy họ buộc phải bác khiếu nại của tôi với lý do "không có căn cứ".

    Tôi đã khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính là Phiếu chuyễn thông tin địa chính - do Phó Chủ Tịch ký vì trái thẩm quyền : Theo luật đất đai, nghị định và thông tư liên tịch Bộ Nội Vụ- Bộ TC- Bộ TNMT thì thẩm quyền ký là thuộc Văn Phòng Đăng Ký quyền sử dụng đất quận (quyết định thành lập VP.ĐKQSDĐ cũng ghi như vậy).

    Tuy nhiên, TA NDTPHCM (Tòa Hành Chính) tuyên y án, bác yêu cầu của tôi với lý do :

    -Có VB phân công giữa Chủ Tịch cho phó chủ tịch.

    -Ký không đúng thẩm quyền nhưng không vượt thẩm quyền.

    Tôi đã xin giám đốc thẩm với lý do (tóm tắt) :

    -Sai thì phải hủy.

    -Nói như TA phúc Thẩm thì thẩm quyền khởi tố là của Cơ quan điều tra CA quận, nhưng phó chủ Tịch phụ trách CA ký khởi tố là không sai hay sao ?

    Tôi mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn (giá trị tranh chấp trong vụ án không nhiều, thực sự tôi không quan tâm) mà cần biết về quy định của pháp luật như thế nào thôi ! 

    Trân trọng !

     

    Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 19/06/2013 08:42:21 SA
     
    Báo quản trị |