Hình phạt tử hình nên bỏ? (Khatvongttk)

Chủ đề   RSS   
  • #90749 25/03/2011

    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Hình phạt tử hình nên bỏ? (Khatvongttk)

      Do 1 vài lý do cá nhân nên giờ mình mới post bài dù sắp hếtt hạn nhưng mong mọi người cho ý kiến nha!

    Hình phạt tử hình (HPTH) là 1 vấn đề cả Việt nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có rất nhiều quan điểm là nên bỏ hay nên giữ, 2 luồng quan điểm trái chiều ấy đã hình thành nên 2 phong trào: phong trào ủng hộ và phong trào phản đối hình phạt này, mỗi bên đều đưa ra ccá luận điểm bảo vệ ý kiến của mình:

    -         Bên phán đối hình phạt này cho rằng:

    + Hình phạt Tử hình là phi nhân đạo, đi ngược lại nguyên tắc khaon dung nhân đạo của luật HS, TTHS

    + Vi phạm quền con người : quyền sống trong luật Quốc Gia và Luật Quốc tế

    + Không những không răn đe cao mà còn khơi dậy sự trả thù phá hoại những giá trị khoan dung nhân đạo trong xã hội

    + HPTH không thể làm nạn nhân sống lại nên chăng là 1 sự vô nghĩa, vô tình đã: cướp đi tính mệnh của 1 người cướp tính mệnh người khác.

    + không những không bù đắp được mất mát của gia đình nạn nhân mà còn tạo thêm sự đau khổ cho cả 2 bên

    +  Là một sự chà đạp lên phẩm giá con người

    + Có nhiều oan sai dẫn đến giết oan người vô tội, nhất là sự bất công trong việc áp dụng, phân biệt đối sử với nhóm yếu thế trong xã hội

    + không áp dụng HPTH là văn minh

    -         Bên ủng hộ HPTH thì nói:

    + HPTH là biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn ngừa các tội phạm nguy hiểm và đặc biệt ngu hiểm

    + Là biện pháp cvần thiết ngăn ngừa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bảo vệ an ninh công  cộng

    + Là sự trả giá xứng đáng cho kẻ gây ra tội ác klhủng khiếp

    + Bù đắp lại mất mát cho gia đình nạ nhân

    + Nhân đạo và ít tốn kém hơn tù chung thân

    ............etc........

    Luật hình sự Việt Nam1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của CHXHCNVN cũng quy định về hình phạt này, trước đó cũng có nhiêu sắc luật sắc lệnh về hình phạt tử hình như: Hình l;uật bắc kì 1881, sắclệnh2/4/1932, sắc lệnh 2/6/1932, sắc lệnh 31/12/1937, sắc lệnh 23/6/1941. Từ năm 1945 khi CHXHCNVN ra đời thì các sắc luật sắc lệnh đề cập HPTH: sắc lệnh ssố 33 ngày 13/9/1945.

    BLHS 1985 sửa đổi bổ sung các năm 1989, 1991, 1992, 1997 đã thêm rất nhiều điều luật quy định có mức HPTH, năm 1985 có 29 điều (chiếm 15% các điều về tội phạm), đến 1989 là 33 hành vi, 1991 là 36 hành vi, 1992 là 38 hành vi, 1997 thêm 6 điều là 44 điều (chiếm 20,5% tổng số điều)

    Đến BLHS năm 1999 có 29 điều luật có quy đinh HPTH (chiếm 11%)

    Ngày 19/6/2009 QH khoá XII đã bỏ hình phạt tử hình tại 8 tội (hiếp dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, tàng trữ lưu hành tiền giả ngân phiếu công trái giả, sử dụng ma tuý btrái phép, chiếm tàu bay tàu thuỷ, đưa hói lộ, huỷ hoại vũ khí quân dụng phương tiện kĩ thuật quân sự)

    Trên thế giới dù rằng 52% ủng hộ HPTH 39% phản đối, 9% kông ý kiến (ủng hộ nhiều tại Bắc Mĩ, châu Á, đông và trung Âu, phản đối nhiều ở Tây âu và MĨ La Tinh). Xong xu hướng là xoá bỏ HPTH thay thế nó bằng 1 hình thức khác hoặc tuyên nhưng không thi hành đang diễn ra:

    năm

    Số nước xoá HPTH trong PL

    Số nước bỏ HPTH trên thục tế(bỏ quy định trong PL hoặc vẫn giữ nhưng không áp dụng

    1981

    27

    63

    2002

    78

    112

    2009

    93

    139

    Cùng với xu thế của thế giới giảm dần HPTH tiến tới xoá bỏ HPTH, BLHS việt Nam 1999 đến nay có xu hướng giảm dần các tội có thể tuyên tử hình. Ở nước ta chỉ giữu HPTH với những tội thực sự nguy hiểm cho an ninh QG, các tội pạm về kinh tế, chính trị, ma tuý,... được giảm đáng kể.

    HPTH là một vấn đề pháp lý, xã hội rất rộng và phức tạp, nó đã được nghiên cứu trên thế giới rất lâu rồi, có rất nhiều văn bản pháp lý trên thé giới nói về vấn đề này như:

    -         Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948

    -         Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị 1966

    -         Nghị định thư tuỳ chọn thứ 2 của Công ước quốc tế về quyền chính trị dân sự, về việc xoá bỏ hình phạt tử hình 1989

    -         Công ước quyền trẻ em 1989

    -         Nghị quyết 32/61 8/12/1977 ĐHĐ LHQ về HPTH

    -         Nghị Quyết 1984/64 của Hội đồng kinh tế Xã hội nhằm bảo về quyền của những người phải đối mặt với hình phạt tử hình 24/5.1989

    -         NQ 2005/59 20/4/2005 của Uỷ ban quyền con người LHQ về HPTH

    -         NQ 62/149 18/12/2007 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình

    -         NQ 63/168 ĐHĐ LHQ về tạm ngừng thi hành án tử hình

    -         Công ước Giơnevơ 1949

    -         Công ước Châu Mĩ về quyền con người

    -         Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc

    ..................................................etc..............

    .....................................................................

    Nhưng vấn đề nghiên cứu về ccá khióa cạnh của HPTHchưa đượcquan tâm nhiều tại VN, minh chứng là chưa có 1 hội thảo nào thực sự bàn bạc về vấn đề này.

     Câu hỏi thảo luận của chúng ta sẽ là:

    1, có nên bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam

    2, nếu bỏ thì hình phạt thay thế nào sẽ hợp lý nhất

    3, tác đọng tiêu cức của HPTH tới xã hội và gia đình nạn nhân cũng như kẻ phạm tội

    Quan điểm cá nhân:

    Hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác, nó có tác dụng răn đe, chùng trị tội pham, giáo dục chung trong Xã hội, giáo dục riêng cho kẻ phạm tội. Nhưng khi klẻ phạm tội chết đi rồi thì mọi đau đớn rằn vặt về tội lỗi của mình cũng theo đó mà tan đi, đâu còn răn đe được họ, chi bằng để họ sống họ hiểu và suy nghĩ sâu sắc về hành vi của bản thân, đôi khi như thế còn khổ hơn việc chết. Gia đình nạn nhân cũng đau có sung sướng gì khi mà kẻ sát nhân bị sử tử, nhiều tổ chức của gia đình nạn nhân còn đứng lên phản đối hình phạt tử hình vì có tử hình kẻ phamk tội người thân của họ cũng đâu sống lại được.

    Hơn thế gia đình kẻ phạm tội lại phải chịu đau đớn, nó chẳng khác gì cái nguyên tắc trả nợ máu thời trung cổ cả

    Thêm vào đó, sự sống của mỗi con người đâu do nhà nước hay tổ chức nào ban cho, con người là tài sản Xã hội, ai cũng “có quyền sống” cơ mà tại sao lại tước đi sinh mạng của họ.

    Pháp luâtu và hình phạt thiên về giáo dục cải tạo, hãy tạo cho ọ cơ hội sửa sai : “nhân vô thập toàn” “nhân chi sơ tính bản thiện” mà. Đừng vì phút lầm lỡ mà không cho họ cơ hội sửa sai.

    Nhưng nếu bỏ HPTH đi trong tình hình KT_XH Việt Nam hiện nay thì chưa hợp lý, Theo quan điểm của tôi nên để HPTH nhưng hết sức hạn chế tuyên và thi hành. Chúng ta có thể tuyên hình phạt trung thân hoặc tù dài hạn (có thể tuyên hình phạt vài chục hay vài trăm năm chẳg hạn)

    Còn sau này nếu tình hình KT_XH thay đổi thì có lẽ là nên bỏ HPTH và thay thế nó bằng tù chung thân nhưng hãy chia thành tù chung thân có thể được ân xá và không được ân xá để tránh tình trạng những kẻ sát nhân những kẻ gây tội ác tàn bạo sau nhiều lần ân giảm của tù trung thân lại chỉ bị tù 13_20 năm rồi được ra ngoài, những kẻ man dợ ấy hãy cho họ trong tù ngục cả đời để họ hiểu được giá trị cuộc sống.

    Thân ! mong cả nhà cho ý kiến thảo luận vấn đề này :)

    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 25/03/2011 04:46:33 CH

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    73526 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    yeu-viet-nam (29/07/2011) tamnhu77 (24/04/2011) dinhtuan_anh (01/04/2011) Julia.Blues (26/03/2011) admin (25/03/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #90802   25/03/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    theo quan điểm cá nhân của mình thì nên bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự.
    mình đã đọc qua một cuốn sách dày cộm nói về vấn đề này trên thư viện trường mình. nói chung là người ủng hộ hình phạt tử hình cũng có cái lý của họ và người phản đối cũng có cái lý của họ.
    quan trọng là mình nhìn vấn đề này từ khía cạnh nào để phán xét thôi. cái đề tài này có thể dùng để làm đề tài nghiên cứu khoa học được đấy.
    mỗi người nhìn vấn đề này một khía cạnh, có cãi nhau đến sáng mai cũng chả ai chịu thua đâu.

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn k3405 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (25/03/2011)
  • #90811   25/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    uh học luật là nói về vấn đề quan điểm mà, quan trọng là mình lạp luận bảo vệ quan điêm,r của mình như thế nào. Quan điểm có thể trừng lặp nhưng lý luận của mỗi người là khác nhau.
    Thế nên mình mới đưa ra vấn đề này để thảo luận và đồng thời làm bài dự thi vòng 2 cho cuộc thi dân luật cùng vui.
    Mong mọi người ủng hộ!
    Quan điểm của mình vẫn là: Việt Nam ta hiện nay chưa nên bỏ hình phạt tử hình, chỉ hạn chế tuyên và thi hành thôi. Vì trong tình hình rối ren như hiện nay, các loại tọi phạm tỏ ra rất nguy hiểm, những hành vi vô cùng dã man đang có chiều hướng ngày 1 ra tăng, phải làm gương cho thiên hạ chứ. Đã bao nhiêu vụ giết người dã man chặt đầu chặt chân cha2ạt tay..........không thể chấp nhận được rồi, nếu bỏ đi rồi chỉ để chung thân như hiện nay là chưa hợp lý, vì chung thân rồi năm nào cũng ân giảm vài lần rồi lý do này lý do kia, trung bình chung thân chỉ phải tù 13_20 năm thui, có vụ ra tù lại giết người tiếp rồi đứng trước vành móng ngựa dõng dạc nói: bản tính máu lạnh không sủa đựoc...........Những kẻ như vậy để sống thật là rác của xã hội, chi bằng tử ình đi cho thiên hạ yên ổn. cơ quan An ninh đõ khổ sở vất vả khi tình hình tái phạm tái phạm nguy hiểm ngày 1 phức tạp hơn

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    vtluan78 (12/05/2011)
  • #90816   25/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào mọi người!

     Đầu tiên, xin chúc cho chủ đề có được ý nghĩa đúng như "Cuộc thi Dân luật cùng vui"
    Và mang lại nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống!

     Xin được đưa ra quan điểm của mình như sau:

     Mình đồng ý với quan điểm của chủ topic, với tình hình tội phạm nhiều như hiện nay, thật có quá nhiều vụ án mà xưa nay chưa từng có, như vụ án "Nguyễn Đức nghĩa", Vụ án "Cô giáo phóng hỏa thêu chết 3 người nhà chồng"...

     Tính chất tội phạm nguy hiểm, không những không giảm mà ngày càng gia tăng, Nên hình phạt tử hình vẫn là hình phạt nghiêm khắc nhất, nhằm nghiêm trị tội phạm.

     Để tăng thêm tính trừng phạt thì mang ý nghĩa rất lớn, tuy nhiên chỉ trừng phạt mà không giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân thì quả là một điều thiếu hụt lớn. Hiện nay, việc giáo dục tuyên truyền ý thức pháp luật cho nhân dân thông qua biện pháp hữu hiệu hiện nay là hình thức xét xử lưu động. Hình thức này mang một ý nghĩa rất lơn cho xã hội, để nâng cao được ý thức pháp luật cho người dân, đến một lúc nào đó, người dân có ý thức pháp luật tốt, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước đề ra, thì có lẽ hình phạt tử hình cũng "ế hàng".

     Điều quan trọng là biện pháp tuyên truyền pháp luật như thế nào? Có lẽ hiện nay, Xét xử lưu động vẫn là hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật hiệu quả nhất.
     Mời các bạn có thể tham khảo tại đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/nen-hay-khong-nen-xet-xu-luu-dong-bai-du-thi-vong-2-_-khacduy25-40869.aspx

      Chúc các bạn vui vẻ!

      Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (25/03/2011) hadinhtien (08/08/2011)
  • #90820   25/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    tks #ff8c00;">khacduy25  nhé! biết kết hợp vào bài của mình ấy nhề :)
    Giáo dục ý thức pháp luật cũng như răn đe như xét xử lưu động cũng là 1 biện pháp hiện tại đang được áp dụng. Nhưng chẳng mấy khi bị cáo bị xử lưu động khi phải lãnh án tử.
    Những tội phạm liên qua tới an ninh và chủ quyền QG thì không thể bỏ hình phạt này được ít nhất là hiện tại.
    Ai cũng biết, đất nước ta cả ngàn năm bị TQ đô hộ, cả trăm năm vật lộn với thực dân phong kiến rồi đế quốc đổ bao sương máu mới cóp được độc lập như ngày nay, chúng ta không thể để lũ bán nước và bè lũ cướp nước có copư ội sống sót mà phảnm dân tộc được. Vấn đề tư tưởng của mỗi người rất khó thay đổi nên: 1 kẻ phản động rất khó hoàn lương mà hiện nay phảnm động sinh sôi rất nhiều trong tàng lớp tri tức lạc lối. Không cải tạo được thì ta buộc phải chặt đi thôi, vì lợi  ích dân tộc mà.
    Các tội phạm khác thì ngày càng tinh vi nguy hiểm và có tổ chức. Chúng ta cũng không thể để đất nước gây dựng bảo vệ từ các vua Hùng chìm đắm trong tệ nạn trong ma tuý mãi được. Ở mỗi thời kì có các ttội phạm cần có hình phạt tử hình khác nhau nhưng tựu chung là những vấn đề nóng và nan giải.
    Vẫn nên có tử hình! :)

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    k3405 (26/03/2011)
  • #90836   26/03/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    bạn khatvongttk mị dân quá, những lời nói xáo rỗng.

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn k3405 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (26/03/2011) blacksnows (01/04/2011)
  • #90840   26/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào k3405

     Vậy bạn có thể chứng minh một cách thuyết phục là hiện nay nên bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam ta không?
     Xin được mở rộng tầm mắt nhé!

     Thân ái!
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 26/03/2011 12:13:55 PM sửa chính tả

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (26/03/2011) hadinhtien (08/08/2011)
  • #90855   26/03/2011

    xindungco_yeutoi
    xindungco_yeutoi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


        Mình nghĩ không nên bỏ luật tử hình.Bởi vì pháp lật là bắt mọi người làm theo, mà hình thức tử hình là hình phạt tối cao nhất, mà điêu đó có sức răn đe mọi người tốt nhất.Mình nghĩ không có hình phạt nào thay thế được, vì quyền sống được đặt lên trước quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Muốn làm gì đó trước khi muốn làm gì đó bạn phải tồn tại (phải sống),  vậy chết là hình phạt cao nhât mà con người sợ nhất. Vì điều đó làm con người ta suy nghĩ nhiều.
        Mình là dân IT chỉ chia sẻ được chút ít thui. Ai có quan điểm gì hay thì cứ đưa ra và chúng ta cùng giải qyết.
        thân ái!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xindungco_yeutoi vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (26/03/2011)
  • #90860   26/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    #0072bc;">k3405  ah xáo rỗng? uh xáo rỗng sao bạn còn nhấn nút cảm ơn là thứ nhất, thứ 2 là trên bài mình đã phân tích 2 luận điểm có dẫn chứng cụ thể có số kliệu tổng hợp, thê nào là xáo rỗng, vậy nếu xáo thì bạn chứng minh luận điểm ngược lại cho mình đi, cám ơn nhé! mình rất muốn được bạn chỉnh sửa giúp

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #90862   26/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    chào #0072bc;">xindungco_yeutoi nếu bạn đã cho rằng ko nên bỏ HPTH thì bạn dẫn giải quyền con người:
    #7f7f7f;">vì quyền sống được đặt lên trước quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Muốn làm gì đó trước khi muốn làm gì đó bạn phải tồn tại (phải sống),  vậy chết là hình phạt cao nhât mà con người sợ nhất
    như vậy thì quyền sống là quyền thiêng liêng nhất của con người, các văn bản pháp lý đã nêu cũng như PLVN, tuyên ngôn độc lập,.... cũng nói vậy. Thế há chi mà nhà nước có quyền tước đi quyền sống của kẻ phạm tội?
     
    #0072bc;">k3405  ah #7f7f7f;">bạn #0072bc; background-color: #7f7f7f;">khatvongttk#7f7f7f;"> mị dân quá, những lời nói xáo rỗng mình chưa hiểu 2 cụm từ: mị dân và xáo rỗng b có thể vui lòng nói rõ ề ý của bạn ở đây cho minỳh được không? mình xin nói thêm mìnhlà dân Khối tựnhiê nên vấn đề lich sử địa lý biết ít văn thì ko cao chỉ nghĩ gì viết nấy hơn thế lại khô khan, có gì bạn chỉ giáo mình xinh lĩnh hội hết, tks trớc nhé
    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 26/03/2011 09:07:19 AM

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #90864   26/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào khatvongttk,

    Hình phạt là nhằm 2 mục đích, trừng phạt và giáo dục đối với người phạm tội (ở đây không bàn đến tính giáo dục chung cho cộng đồng). Khi áp dụng hình phạt tử hình có nghĩa là mục đích giáo dục không còn nữa.

    Điều này thể hiện tính bất lực của nhà nước, của xã hội trong việc giáo dục người phạm tội. Một câu hỏi được đặt ra là nhà nước, xã hội và gia đình có chịu trách nhiệm gì không trong việc phạm tội của người bị tử hình? Câu trả lời chắc chắn là có.

    Vậy để rũ bỏ đi gánh nặng giáo dục và trách nhiệm của mình mà tuyên tử hình người phạm tội thì có phải là điều nên làm?

    Người bị tử hình chết đi thì chúng ta được gì? là câu hỏi kế tiếp. a) Loại trừ được một mối nguy đe dọa cho xã hội hay b) sung sướng vì đã thực thi được "công lý" hay c) răn đe các "phần tử xấu" còn lại hãy lấy đó làm gương.

    Nếu câu trả lời là a thì biện pháp chung thân có lẽ phù hợp và mang tính nhân đạo, văn minh trong xã hội tiến bộ hơn vì quyền được sống là quyền thiêng liêng nhất của con người.

    Nếu câu trả lời là b thì có lẽ nguyên tắc hoạt động của xã hội chưa thoát khỏi được vòng xoáy của thù hận, chưa vượt qua được bản ngã "hiếu thắng" của con người thì không thể bao giờ đạt được mục đích "chung sống hòa bình, hạnh phúc"

    Nếu câu trả lời là c thì câu trả lời của các nhà nghiên cứu xã hội cho thấy rằng hình phạt tác động rất yếu đến hành vi của con người mà quan trọng là các yếu tố môi trường, giáo dục, hoàn cảnh sống của người phạm tội. Cụ thể hình phạt tử hình được áp dụng đối với tội danh buôn bán ma túy nhưng nạn buôn ma túy vẫn tràn lan có giảm được đâu. Nếu hỏi những người phạm tội này họ có biết hình phạt tử hình được áp dụng đối với hành vi này hay không chắc chắn câu trả lời là có. Hệ quả nảy sinh là hình phạt càng cao, càng chắc chắn thì họ lại càng manh động trong chống đối lực lượng thực thi vì đằng nào thì cũng chết nếu bị bắt.
     
    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hiden_face (26/03/2011) khatvongttk (26/03/2011)
  • #90870   26/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


     #eeece1;">#c4bd97;">Khi áp dụng hình phạt tử hình có nghĩa là mục đích giáo dục không còn nữa.

    Mình không đồng tình cho lắm, mục đích giáo dục của hình phạt là giáo dục cho kẻ phạm tội và cho cộng đồng nói chung chứ sao lại ko còn mục đchí này? bất kì hình phạt nào cũng có 2 mụch đích là trừng trị và giáo dục, không giáo dục cho người này thì sẽ giáo dục kẻ khác. Cho cộng đồng biết hành vi ấy sẽ bị mức phạt cao nhất, những kẻ có ý định cũng phải suy xét, mọi người cẩn trọng hơn suy nghĩ hơn khi hành động, giảm đi sự nhìn nhận phiến diện, hành đông tự phát vì lúc nào tron họ cũng phải suy xét về những tấm gương của kẻ đi trước đã bị xử như thế nào. Đồng thời nâng cao được tính pháp quyền của nhà nước
    #c4bd97;">Vậy để rũ bỏ đi gánh nặng giáo dục và trách nhiệm của mình mà tuyên tử hình người phạm tội thì có phải là điều nên làm?
    Nói như vậy không hoàn toàn đúng cũng chẳng sai, những kẻ không thể giáo dục đựoc những kẻ làm phương hại lợi ích cộng đồng cần chặt bỏ, cần hy sinh để góp phần làm sạch và sáng hơn 1 chút cho cái xã hội đầy bon chen ngột ngạt chăng?
    Thảo luận của bạn thì mình sẽ theo a+c thì bạn phận tích ra sao?
    Các tội phạm về ma tuý? tính chất lợi nhuận của nó quá cao, siêu cao, người ta có thể dự liệu trước đựoc hậu quả đối với mình như vì lòng tham quá lớn nên họ dấn thân vào con đường ấy, chính vì tính cấp thiết của tội phạm mà tôi mua bán trái phép chất ma tuý không bị bỏ tại QH XII luật số 37 19/6/09

    tks #0072bc;">Unjustice  nhiều về bài viết rất sâu sắc và đưa ra nhiều vấn đề thảo luận.
    Mong mọi người cùng góp ý nhé !

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #90897   26/03/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    đây

    Ai cũng biết, đất nước ta cả ngàn năm bị TQ đô hộ, cả trăm năm vật lộn với thực dân phong kiến rồi đế quốc đổ bao sương máu mới cóp được độc lập như ngày nay, chúng ta không thể để lũ bán nước và bè lũ cướp nước có copư ội sống sót mà phảnm dân tộc được. Vấn đề tư tưởng của mỗi người rất khó thay đổi nên: 1 kẻ phản động rất khó hoàn lương mà hiện nay phảnm động sinh sôi rất nhiều trong tàng lớp tri tức lạc lối. Không cải tạo được thì ta buộc phải chặt đi thôi, vì lợi  ích dân tộc mà.
    Các tội phạm khác thì ngày càng tinh vi nguy hiểm và có tổ chức. Chúng ta cũng không thể để đất nước gây dựng bảo vệ từ các vua Hùng chìm đắm trong tệ nạn trong ma tuý mãi được. Ở mỗi thời kì có các ttội phạm cần có hình phạt tử hình khác nhau nhưng tựu chung là những vấn đề nóng và nan giải.
    Vẫn nên có tử hình! :)

    cái này bạn có thấy lý thuyết suông quá không?

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
  • #90901   26/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào k3405

     #fbd5b5;">theo quan điểm cá nhân của mình thì #ffff00;">nên bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự.
    #fbd5b5;" /> #fbd5b5;"> mình đã đọc qua một cuốn sách dày cộm nói về vấn đề này trên thư viện trường mình. nói chung là người ủng hộ hình phạt tử hình cũng có cái lý của họ và người phản đối cũng có cái lý của họ.
    #fbd5b5;" /> #fbd5b5;"> quan trọng là mình nhìn vấn đề này từ khía cạnh nào để phán xét thôi. cái đề tài này có thể dùng để làm đề tài nghiên cứu khoa học được đấy.
    #fbd5b5;" /> #fbd5b5;"> mỗi người nhìn vấn đề này một khía cạnh, có cãi nhau đến sáng mai cũng chả ai chịu thua đâu.

     

    #ddd9c3;" /> #ddd9c3;">đây
    #ddd9c3;" />
    #ddd9c3;" /> #ddd9c3;"> Ai cũng biết, đất nước ta cả ngàn năm bị TQ đô hộ, cả trăm năm vật lộn với thực dân phong kiến rồi đế quốc đổ bao sương máu mới cóp được độc lập như ngày nay, chúng ta không thể để lũ bán nước và bè lũ cướp nước có copư ội sống sót mà phảnm dân tộc được. Vấn đề tư tưởng của mỗi người rất khó thay đổi nên: 1 kẻ phản động rất khó hoàn lương mà hiện nay phảnm động sinh sôi rất nhiều trong tàng lớp tri tức lạc lối. Không cải tạo được thì ta buộc phải chặt đi thôi, vì lợi  ích dân tộc mà.
    #ddd9c3;" /> #ddd9c3;"> Các tội phạm khác thì ngày càng tinh vi nguy hiểm và có tổ chức. Chúng ta cũng không thể để đất nước gây dựng bảo vệ từ các vua Hùng chìm đắm trong tệ nạn trong ma tuý mãi được. Ở mỗi thời kì có các ttội phạm cần có hình phạt tử hình khác nhau nhưng tựu chung là những vấn đề nóng và nan giải.
    #ddd9c3;" /> #ffff00;"> Vẫn nên có tử hình! :)
    #ffff00;" />
    #ddd9c3;" /> #ddd9c3;"> cái này bạn có thấy lý thuyết suông quá không?


     Mình cảm nhận được bạn đều bảo vệ hai quan điểm, trong hai bài viết khác nhau, quan điểm của bạn là khác nhau,  Vậy cuối cùng là bạn bảo vệ quan điểm nào nhỉ?

     Bài viết của anh Hải thật sâu sắt, thật thuyết phục, tuy nhiên hiện nay chưa nên bỏ hình phạt này anh à, bởi vì đây là hình phạt nghiêm khắc nhất cho những kẻ phạm tội nguy hiểm cho xã hội, để loại trừ mối nguy hiểm cho xã hội, và nhằm răng đe giáo dục những kẻ có tư tưởng phạm tội trong xã hội...

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (26/03/2011)
  • #90908   26/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    chào #0072bc;">k3405  lý thuyết suông? nhìn nhận 1 quan điểm tại sao bạn lại nhìn nhận 1 góc nhỏ như vậy? bạn đọc 1 cuốn sách bạn chỉ chú ý và đọc 1,2 trang thôi sao? bạn hãy đọc tất cả các bài của mọi người commen hiểu được nội dung xuyên xuốt đi, rồi hãy chọn cho mình 1 quan điểm rõ ràng.
    Đúng những lời mình viết chỗ ấy toàn lý luận suông, thế văn bản pháp lý ở trên luận điểm ở tren b không đọc sao, còn phản đáp luật đôi khi suông lại ra vấn đề đó.
    Những ván đề xuông như thế, rỗng như thế, ai cũng biết nhưng tại sao rong các đầu sách, các bài luận văn, các bài tập lớn đều phải nêu ra? cái dẫn giải vấn đề là thuốc mỗi cho chủ đề.
    Vấn đề ở đâ không phải là nói xem mình lý thuýet xuông hay không mà vấn đề là: quan điểm của mọi người như thé nào về vấn đề pháp lý nào, và bảo vệ quan điểm của mình như thế nào?
    Đừng dựa vào quan điểm của bất kì ai, dù người ta giỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể có suy nghĩ khác xa theo hướng khác, không ảnh hưởng gì cả. Còn sách vở thì cũng chỉ là 1 quan điểm khoa học nhìn nhận vấn đề, đôi khi hãy tin vào chính mình hơn sách vở.
    Mong bạn cho biết rõ quan điểm hơn

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #90920   26/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    lướt mạg, thấy bây giờ tình hình thật rối ren thật sự, mất đâu hết giá trị luân lý rồi:
    - vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết chết người tình ngay sau khi chăn gối
    - Vụ cô giáo phóng hoả giết cô bạn thân và anh chồng cùng cháu bé
    - Vụ cắt cổ người tại Hải Phòng gần đây
    ...............etc............
    ...............................
    Thấy nhiều vụ sợ hãi quá, nếu bỏ tử hình đi thì để những con người ấy sống làm ô uế, mất hết giá trị đạo đức sao?
    Cô giáo Thuận mặt không chút xám hốikhi đứng trớc vành móng ngựa
    Cắt cổ chỉ vì vài triệu thậm chí vài trăm 1 ccáh man dợ...........hãi hừng về cái thế giới đầy hiểm oạ ma tuý, mại dâm, đâm thuê chém mướn...........

    #c00000;">Trích hn.24h.com:

    #ddd9c3;">Con rể cắt cổ mẹ vợ vì 300 nghìn đồng

    #ddd9c3;">Thứ Bẩy, ngày 26/03/2011, 08:22
    #ddd9c3;">Nam nói đến chuyện quay lại với chị Huệ, bà Sang nói nếu muốn quay lại thì mỗi tháng phải đưa bà 300 nghìn đồng để nuôi con riêng của chị Huệ. Mang theo bực tức trong lòng, Nam dùng dao cắt cổ mẹ vợ đến chết.

    #ddd9c3;">Nam đề cập đến chuyện muốn quay lại với chị Huệ, bà Sang nói với Nam, nếu muốn quay lại với chị Huệ, mỗi tháng phải đưa bà 300 nghìn đồng để nuôi cháu Lê Thị Minh Anh (SN 2001, là con riêng của chị Huệ với người chồng sau). Nghe vậy, Nam đứng lên bỏ về. Bà Sang nói với theo: “Thế thì đừng bao giờ xuống đây nữa”.

    #ddd9c3;">Mang theo bực tức trong lòng, Nam quay lại, cầm lấy con dao nhọn trong nhà rồi bất ngờ tấn công bà Sang. Dù bà Sang cố van vỉ: “Mẹ xin con”, nhưng Nam vẫn tiếp tục đâm vào cổ bà Sang làm nạn nhân tử vong tại chỗ.


    #c00000;">Trích Vnepress:

    'Yêu râu xanh' sát hại nữ sinh bị đưa ra pháp trường

    Kẻ sát nhân Phan Nhật Định gây ra tội ác với cô gái lớp 10, vứt xác phi tang dưới giếng vừa bị đưa ra trường bắn.

    Ngày 23/3, Hội đồng thi hành án tử hình của tỉnh Đăk Lăk đã thực thi hình phạt với Phan Nhật Định (29 tuổi, ngụ huyện M’Drăk) về các tội "giết người" và "hiếp dâm".

    Định tại cơ quan điều tra. Ảnh: Anh Tú.
    Định tại cơ quan điều tra. Ảnh: Anh Tú.

    Theo nội dung vụ án, trưa 9/2/2009 Định gặp cô gái 17 tuổi chăn bò giữa đồng vắng. Gã thanh niên đi theo khống chế, lôi nữ sinh lớp 10 này vào nơi vắng vẻ. Đến bãi mía gần đó, cô gái đã tắt thở do bị bóp cổ.

    Sau khi giở trò đồi bại với nạn nhân, hắn vứt xác phi tang xuống giếng nước. Gây xong tội ác, Định về nhà tiếp tục cuộc nhậu với bạn bè. Chiều cùng ngày, gia đình nạn nhân đi tìm và phát hiện xác của con. Hôm sau, Định bị bắt.

    Với hành vi phạm tội trên, Định bị TAND tỉnh Đăk Lăk tuyên án tử hình.


    #c00000;">Trích #c00000;">http://blog.yume.vn


    #f2dcdb;">Thứ tư, 23/02/2011 09:30  |  #f2dcdb;">Xem trên trang chủ

    #f2dcdb;">Bài viết được đăng trên trang chủ YuMe

    #f2dcdb;">Cái tin ông lão 70 tuổi hiếp dâm cháu bé 11 tuổi đã khiến cho tôi và cả nhiều người khác nữa bức xúc lắm rồi. Nhưng cái tin tôi mới đọc này còn bức xúc và bại hoại nhân tính hơn nhiều: 3 tên “yêu râu xanh” tuổi teen đã cướp và... hiếp bà lão 90 tuổi khiến bà phải nhập viện.

    #f2dcdb;">Nạn nhân là cụ Nguyễn Thị S (90 tuổi, Vũ Quang). Hung thủ là Cao Ngọc Ánh (SN 1992), Phạm Minh Thông (SN 1992) và Trần Đại Vương (SN1992) ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn.

    #f2dcdb;">Diễn biến như sau: Khoảng 20h ngày 17.2, trong khi cụ đang ngủ ở nhà thì có người vào giường và xưng là cháu cụ. Khi cụ phát hiện người này không phải là cháu mình thì bọn chúng dùng khăn bịt mặt cụ lại và dùng dao khống chế cụ để cướp tài sản. Cụ S bảo chỉ có ít tiền mừng tuổi. Chúng có lấy thì lấy nhưng để lại cho cụ vài trăm. Bọn chúng không chịu mà bảo cụ đưa hết tiền trong nhà cho chúng. Cụ S không đồng ý nên bọn chúng đã đẩy cụ lăn xuống giường rồi dùng dao gí vào cổ cụ. Cụ dùng tay ngăn dao lại nên bị đứt tay, chảy máu. Sau đó cụ ngất lịm đi chẳng biết gì nữa.
     

    #f2dcdb;">


    #f2dcdb;">Đến khoảng 22h thì bà tỉnh dậy thấy trên người không còn quần áo, máu ra nhiều. Chân đi không nổi, cụ bò sang nhà người con trai gần đó kêu cứu và báo với cơ quan chức năng.
    #f2dcdb;">Bọn cướp đã lấy đi 3 chỉ vàng và 9 triệu tiền mặt. Công an huyện Vũ Quang nhanh chóng vào cuộc. Đến ngày 20.2, 3 đối tượng nêu trên bị tạm giữ.

    #f2dcdb;">Thật tình, tôi cũng không biết nói gì hơn với lũ bại hoại nhân tính này nữa. Chúng là cầm thú chứ không phải là con người.


    Khoảng 13g, ngày 7.1, xác một người chết trong tình trạng bị chặt mất đầu, 2 tay đã được một số người dân phát hiện tại khu đất trống giáp ranh giữa 2 nhà số 64 và 68, thuộc khu chợ Đầm Triều, P.Quán Trữ, Q.Kiến An, Hải Phòng.

    Kết quả khám nghiệm hiện trường đã xác định: nạn nhân là nữ giới, trạc 35 - 40 tuổi, bị cắt đầu và cắt 2 tay đến sát nách, chân trái có vết cắt ở đoạn háng, trên người chỉ còn chiếc quần lót. Thi thể nạn nhân khi được phát hiện đã được rửa sạch sẽ, không còn vết máu, các dấu vết khác đã bị phủ bởi lớp rác, phoi bào.

    Chị Hằng có chồng chết từ năm 2008 và hiện đang sống cùng con trai sinh 1994, ở số 10/570 Chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân. Cơ quan công an đã đến gặp con trai chị Hằng và được cháu cho biết chị đã rời nhà từ 21h ngày 5-1 bằng xe máy Honda wave RS màu đỏ đen, BKS: 16L9-2964 và có nói là “đến gặp chú nào đó đòi tiền nợ” nhưng mãi đến nay chưa thấy về.


    Con trai chị Hằng còn cho biết thêm, khi ra khỏi nhà, chị để quên điện thoại di động, sau đó có tin nhắn về với nội dung: đã đi Lạng Sơn cùng với bạn, vài hôm sẽ về, mọi người ở nhà cứ yên tâm… Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, các lực lượng phá án xác định, tối hôm 5-1, chị Hằng đã đến cửa hàng bán quần áo trên đường Trường Chinh để gặp Nguyễn Dũng Giang.


    Đang leo lẻo cãi nhưng khi điều tra viên nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Thu Hằng thì bỗng nhiên bộ mặt Giang biến sắc, chuyển sang tái nhợt, mồ hôi vã ra như tắm, miệng lắp bắp…

    Trong lúc bí tiền để trả nợ cộng với cần giải quyết nhiều việc khác bằng tiền, biết chị Hằng có 2 chiếc nhẫn vàng đeo trên tay và chiếc xe máy nên tối 5-1, Giang gọi điện cho chị Hằng, nói sang gặp mình ở cửa hàng để trả, nhằm thực hiện ý đồ sát hại chị để cướp tài sản và xù luôn số tiền đã vay nợ trước đó…

    Khi chị Hằng đến cửa hàng của Giang ở số 676 Trường Chinh, phường Quán Trữ, trong lúc ngồi nói chuyện, Giang bất ngờ dùng búa đập nhiều nhát vào đầu làm chị Hằng chết ngay tại chỗ. Sau khi lục soát lấy được 2 chiếc nhẫn vàng của chị, Giang lôi xác vào gian bếp, dùng dao rựa cắt 2 cánh tay, rồi cắt đầu… nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan công an nhưng khi cắt đến chân trái chị Hằng thì không nổi nên hắn đành phải bỏ dở.


    Sau đó, để xóa sạch dấu vết, Giang đưa toàn bộ thi thể của chị Hằng vào nhà tắm, dùng nước xả sạch máu rồi cho 2 cánh tay vào một túi ni lon, phần đầu và quần chị Hằng cho vào hai túi ni lon khác. Gói ghém xong, hắn vứt ra khu đất trống thuộc khu vực chợ Đầm Triều ở 3 vị trí khác nhau.


    Giang quay về cửa hàng bê phần thi thể còn lại của chị Hằng ra khu trống ngay phía sau, đặt nằm sấp rồi lấy phoi bào có sẵn phủ kín và tiếp tục đậy chiếc chiếu lên trên. Xong việc, hắn quay về cửa hàng lau chùi, dọn dẹp. Còn lại chiếc xe máy của chị Hằng, Giang mang sang gửi tại bãi


    sau đây là cảnh nơi xảy ra vụ án
    nơi phát hiện ra thân nạn nhân



    bao nhiêu cái trái luân lý lẽ thường cứ xảy ra mãi vậy thôi, bỏ tủ hình thì bọn phỉ này còn hoành hành thế nào nữa đây, liệu hình phạt ko cao ko răn đe mạnh thì có dám ra đường nữa không :(
     
    #00b050;">Chỉ thêm 1 câu là quá man dợ :((:((:((:((

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #90952   26/03/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần



    #ddd9c3;" /> #ddd9c3;"> Ai cũng biết, đất nước ta cả ngàn năm bị TQ đô hộ, cả trăm năm vật lộn với thực dân phong kiến rồi đế quốc đổ bao sương máu mới cóp được độc lập như ngày nay, chúng ta không thể để lũ bán nước và bè lũ cướp nước có copư ội sống sót mà phảnm dân tộc được. Vấn đề tư tưởng của mỗi người rất khó thay đổi nên: 1 kẻ phản động rất khó hoàn lương mà hiện nay phảnm động sinh sôi rất nhiều trong tàng lớp tri tức lạc lối. Không cải tạo được thì ta buộc phải chặt đi thôi, vì lợi  ích dân tộc mà.
    #ddd9c3;" /> #ddd9c3;"> Các tội phạm khác thì ngày càng tinh vi nguy hiểm và có tổ chức. Chúng ta cũng không thể để đất nước gây dựng bảo vệ từ các vua Hùng chìm đắm trong tệ nạn trong ma tuý mãi được. Ở mỗi thời kì có các ttội phạm cần có hình phạt tử hình khác nhau nhưng tựu chung là những vấn đề nóng và nan giải.
    #ddd9c3;" /> #ffff00;"> Vẫn nên có tử hình! :)

    cái này là mình trích của khatvongttk

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
  • #90953   26/03/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    trích

    #0066cc; font-size: 16px;" id="T3_chLeft_DP69_PM69_lblHeadline">Loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình
    1:29' 2/9/2009
    Hình phạt tử hình được áp dụng trong luật từ rất xa xưa. Chúng ta có thể tìm thấy tử hình được quy định trong Bộ luật Hâm-mu-ra-bi (Hammurabi) của Ba-by-lông (Babylon,  khoảng 1750 TrCN). Từ sau Đế chế La Mã sụp đổ đánh dấu cho sự bắt đầu của thời kỳ hiện đại, tử hình được áp dụng phổ biến ở toàn Châu âu và các nước khác trên thế giới.

    Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại lâu dài, hình phạt tử hình đã thể hiện bản chất của mình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, kể từ đầu thế kỷ thứ 18, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối việc áp dụng hình phạt này. Tiêu biểu cho trào lưu đó chúng ta có thể kể đến Mông-tét-xki-ơ (Montesquieu, Pháp), Béc-ca- ri-ơ (Beccaria, Ý), Vôn-te-ơ (Voltaire, Anh), Ji-rê-mi  Ben-tham (Jeremy Bentham, Anh). Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Bộ luật Hình sự của mình như Vê-nê-zi-la (Venezuela, 1863), Săn Ma-ri-nô (San Marino, 1865), Cót-xta Ri-ca (Costa Rica, 1877). Hiện nay, một số quốc gia, đặc biệt là ở Châu âu, không còn áp dụng hình phạt tử hình nữa hoặc chỉ giữ lại đối với các tội phạm phản bội tổ quốc và tội phạm chiến tranh. Các học giả, đa số là các học giả Mỹ, kịch liệt lên án việc duy trì hình phạt tử hình. Họ lý luận rằng việc áp dụng án tử hình là vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền và nhiều lúc giết oan người vô tội. Cơ bản, họ phủ nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của hình phạt tử hình. Hiện nay, Luật Hình sự Việt Nam (cũng như Luật Hình sự của nhiều nước trên thế giới) vẫn duy trì hình phạt tử hình, như thế có bị xem là bất cập? Theo tôi, việc giữ lại hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt là có cơ sở và rất cần thiết, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Luật Hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

     

    Cơ sở căn bản đầu tiên mà những người theo trường phái chống đối việc áp dụng hình phạt tử hình là vì nó không có tác dụng ngăn ngừa tội phạm. Theo họ, án tù chung thân cũng có tác dụng ngăn ngừa tội phạm không kém. Đây là một kết luận thiếu cơ sở. Tác dụng phòng ngừa của hình phạt được xác định ở hai phương diện: phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Phòng ngừa riêng thể hiện ở chỗ hình phạt dạy cho người phạm tội một bài học đừng lặp lại hành vi phạm tội. Đồng thời, hình phạt cũng nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật. Đối với phòng ngừa chung, hình phạt tác động khiến người khác (không phải người phạm tội) sợ phải gánh chịu hậu quả tương tự như người phạm tội, và do đó ngăn ngừa họ phạm tội. Trong trường hợp áp dụng hình phạt tử hình, dù tác dụng phòng ngừa riêng bị triệt tiêu một phần (phòng ngừa riêng vẫn còn một phần thể hiện ở chỗ loại bỏ khỏi xã hội một chủ thể nguy hiểm) nhưng tác dụng phòng ngừa chung vẫn còn nguyên vẹn. Đối với một số cá nhân thực hiện các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và theo đánh giá thì sự tồn tại của cá nhân đó trong đời sống xã hội là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của nhiều thành viên khác trong cộng đồng thì việc áp dụng hình phạt tử hình đối với cá nhân đó là cần thiết. Khi đó, dù người phạm tội không còn nhưng đó sẽ là một bài học vô cùng quý giá giúp những người khác tránh xa mọi ý định cũng như thực hiện hành vi phạm tội. Không ai không sợ chết. Nhân gian thường có câu: còn sống là còn tất cả, chết là hết. Vì thế, hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hình phạt tử hình là có thật. Ngoài ra, đánh giá mức độ tác động của hình phạt trong việc phòng ngừa tội phạm, Britannica, một học giả nổi tiếng về tội phạm và hình phạt, trong tác phẩm “Tội phạm và Hình phạt” đã khẳng định: hình phạt càng nghiêm khắc thì hiệu quả phòng ngừa càng cao, đặc biệt đối với hình phạt tử hình. Chính vì thế, không thể thiếu căn cứ khi khẳng định hình phạt tử hình có tác dụng như hình phạt tù chung thân. Hơn nữa, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong xử lý hình sự không thể chấp nhận một người phạm tội trong trường hợp đáng nhận án tử hình lại được hưởng án tù chung thân. Khi đó, nguyên tắc công bằng cũng bị phá vỡ.

     

    Các học giả ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình dựa trên những nghiên cứu của mình cũng kết luận rằng không có mối quan hệ nhân quả giữa hình phạt tử hình và sự giảm tỷ lệ tội phạm. Điều này sai. Trong bài viết của mình, Mắc-ma-nết (Walter S. McManus) nói: “Việc kết luận tử hình có tác dụng ngăn chặn hay không tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Nếu anh ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình thì kết quả nghiên cứu của anh sẽ theo hướng đó.” Vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần thiết xem xét lại phương pháp nghiên cứu các công trình nghiên cứu có khuynh hướng chống hình phạt tử hình. Một bài báo viết về việc chống đối áp dụng tử hình của các nhà kinh tế ở Mỹ đã khẳng định, tử hình không có tác dụng ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, phương pháp phân tích của tác giả chủ yếu dựa vào quan điểm của những người chống hình phạt tử hình thay vì dựa vào ý kiến chung của công chúng. Vì thế, kết luận này không thể có tính thuyết phục. Bi-du (Hugo Adam Bedau) cũng kết luận rằng tử hình không có khả năng tạo ra tác dụng phòng ngừa tội phạm. Không khác các học giả chống hình phạt tử hình, Bedau đã không tách ra giữa sự tác động của việc áp dụng hình phạt tử hình và các yếu tố khác để nghiên cứu, đánh giá. Bởi vì, tỷ lệ tội phạm trên thực tế không chỉ bị ảnh hưởng bởi hình phạt mà còn chịu sự tác động của yếu tố khác như dân số, kinh tế, địa lý...v.v...Cho nên, kết luận này cũng không thể xem là chính xác được. Bai-ly (William C. Bailey) lại khẳng định việc phát sóng truyền hình các buổi thi hành án tử hình không tác động đến tỷ lệ tội phạm giết người. Nghiên cứu của Bailey chỉ đánh giá trong một khoản thời gian ngắn nên kết quả không thể tin cậy được. Trong khi đó, Phi-lípx (David Phillips), giáo sư trường Đại học Ca-li-fox-ni-a (California) đã nghiên cứu việc trực tiếp truyền hình các buổi thi hành án tử hình trong thời gian dài và kết luận trong thời gian đó, tỷ lệ tội phạm giết người giảm đi đáng kể.

     

    Những nghiên cứu của các nhà tội phạm học có tâm huyết trên thế giới đều công nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của án tử hình. Năm 1975, E-ơ-lít (Isaac Ehrlich) đã chứng minh thành công nhận định tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm. Anh ta đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trong kinh tế để phân tích. Khi tỷ lệ bắt, kết án và thi hành án tử hình gia tăng thì tỷ lệ tội phạm, đặc biệt là giết người giảm xuống. Ehrlich đã phân tích số liệu lấy từ Mỹ, Canada, Anh, và Wales và thấy rằng kết quả không có gì mâu thuẫn. Kết quả nghiên cứu của Ehrlich lập tức bị phản ứng mạnh mẽ. Năm 1985, Lây-sân (Stephen Layson), giáo sư trường Đại học Bắc Ca-rô-li-na (Carolina), đã lên tiếng xác nhận kết quả nghiên cứu của Ehrlich. Đồng thời, Layson còn đưa ra nhiều chứng cứ thuyết phục cho lời xác nhận của mình. Rít-chết (Richard) cũng đồng ý với Layson. Anh ta công nhận có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa con số án tử hình được thi hành và tỷ lệ tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có thể áp dụng án tử hình. Vì sao anh ta không dùng khái  niệm “con số án tử hình được áp dụng” thay vì “án tử hình được thi hành”? Rất nhiều trường hợp án tử hình đưüơc tuyên nhưng không bao giờ được thi hành. Khi đó, hình phạt tử hình không thể phát huy tác dụng. Richard đã khảo sát một số bang của Mỹ (được chọn  làm  mẫu)  để  minh  chứng  cho  nhận  định  của  mình.  Trong  14  năm,  Plo-ri-đa (Florida) có 37 trường hợp tử hình, tỷ lệ tội phạm giảm 40,2%; cùng thời gian này ở  Té- xát (Texas) có 84 trường hợp tử hình, giảm 46,1%; tương tự ở Zdê-ô-gi-a (Georgia) có 12 trường hợp tử hình, giảm 44,4% tội giết người; ở Nê-va-da (Nevada) trong 17 năm thi hành 6 án tử hình, giảm 39,1% tội giết người. Ngược lại, ở các bang không áp dụng án tử hình, cùng thời gian đó, tỷ lệ tội phạm tăng cao thay vì giảm, chẳng hạn, Vơ-mân (Vermont) tăng 57% tội giết người. Một nguồn chứng cứ khác cũng ủng hộ nhận định trên, như ở Hao-xtân (Houston), bang Texas, năm 1981, là bang có tỷ lệ tội giết người cao nhất (701 trường hợp, cao hơn toàn bang Bắc Carolina). Tuy nhiên, năm 1982, Houston đã phê chuẩn việc áp dụng án tử hình. Tỷ lệ tội giết người giảm còn 261 trường hợp ở năm 1996 (giảm 63%). Ở Anh, vào những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20 được biết đến là nước áp dụng án tử hình cao nhất, cao hơn cả Mỹ. Khi đó, tỷ lệ tội giết người ở Anh rất thấp (thấp hơn bất cứ một bang nào ở Mỹ). Từ khi Anh bỏ hình phạt tử hình, tỷ lệ này tăng lên gấp đôi và cứ thế tăng theo thời gian. Ở Úïc, giai đoạn 1964-1973, là quốc gia thi hành án tử hình nhiều nhất trên thế giới. Khi đó, tỷ lệ tội giết người đạt thấp nhất thế giới. Rất tiếc, chưa có con số chính xác nào về vấn đề này ở Việt Nam để minh họa. Dù sao, với ngần ấy chứng cứ đã cho phép chúng ta khẳng định tác dụng ngăn ngừa tội phạm của hình phạt tử hình là không thể chối cãi.

     

    Ngoài ra, các học giả theo trường phái ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình còn lý luận rằng duy trì hình phạt này là vi phạm nhân quyền. Bởi vì, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc có khẳng định “mọi người đều có quyền được sống”. Tôi không đồng ý với lý lẽ này. Lý luận về vấn đề “tự do và ý chí” trong Triết học Mác-Lênin chỉ ra rằng, mọi người sống trong xã hội đều có quyền tự do trong hành vi của mình. Để quyền tự do của anh được đảm bảo thì trong ý chí của anh khi thực hiện hành vi phải không được vi phạm quyền tự do của người khác. Anh có quyền tự do lựa chọn hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được thể chế thành luật. Khi đó, hành vi của anh không bị xem là vi phạm tự do của người khác. Nếu anh vi phạm điều đó, đồng nghĩa với anh tự vứt bỏ quyền tự do của mình. Suy cho cùng, một người khi đã thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức người đó đã đem quyền sống của mình ra đánh đổi vì anh ta nhận thức được rằng, hành vi của mình đã tước đi bao nhiêu mạng sống của đồng loại. Vì thế, trong trường hợp này, không ai vi phạm quyền sống của bị cáo mà chính bị cáo đã tự khước từ quyền được sống của mình. Tước đi quyền sống của một con người, không ai trong chúng ta hay bất cứ một chính phủ nào mong muốn. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn dân đứng lên trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thật lạ lùng nếu chúng ta bảo rằng do Bác Hồ thích giết người hay thích thú nhìn đồng bào mình bị giết. Bác Hồ kính yêu của chúng ta không bao giờ nghĩ thế nhưng Bác hiểu rằng chiến tranh cách mạng là biện pháp duy nhất để tự do có thể tồn tại. Thừa nhận hình phạt tử hình là biện pháp để bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người.

     

    Nhóm người ủng hộ quan điểm loại bỏ hình phạt tử hình nghi ngờ rằng liệu việc duy trì việc áp dụng hình phạt chết người này có thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo hay không. Bởi vì, một khi tử hình được áp dụng, cá nhân người phạm tội sẽ bị tước sự sống vĩnh viễn. Họ không còn có cơ hội để ăn năn hối cải. Để có quan điểm đúng đắn về vấn đề này, chúng ta lật lại các tập hồ sơ của các vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án V (vụ án có tính chất tham nhũng, lừa đảo...) gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khoảng 4000 tỷ đồng; vụ án X (buôn lậu ma túy xuyên quốc gia), bị cáo mang hàng chục kilogram hêrôin qua biên giới; vụ án Y, bị cáo dùng dao giết chết vợ con trong đêm khuya rồi chặt ra từng khúc ném vào cống thoát nước; vụ án Z, bị cáo dụ dỗ một bé gái

    12 tuổi ra sau vườn, hiếp dâm và sau đó giết đi, ném xác xuống ao bèo. Và còn biết bao nhiêu vụ án khác nữa mà bất cứ ai trong chúng ta khi mới nghe qua cũng hết sức phẫn nộ và không thể tưởng tượng được tại sao bị cáo có thể thực hiện được những hành vi phạm tội mất hết nhân tính như thế. Trong khi thực hiện hành vi phạm tội, thử hỏi bị cáo có nghĩ rằng mình đang thực hiện một hành vi hết sức vô nhân đạo? Dĩ nhiên, luật hình sự trong thời đại ngày nay không xem hình phạt là sự trừng trị ngang bằng (với hành vi phạm tội) như pháp luật thời Trung cổ là giết người phải đền mạng, nói dối phải bị cắt lưỡi, trộm cắp phải bị chặt tay...Tuy nhiên, xét ở góc độ nào đó ứng với luật nhân quả, ai gieo hạt nào sẽ được quả đó. Đó là chúng ta chưa kể, nếu bị cáo tiếp tục tồn tại trong xã hội sẽ là sự đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của biết bao người vô tội khác. Có thể tính được con số này khi khảo sát các nước trước kia áp dụng hình phạt tử hình nhưng nay đã bỏ và ngược lại. Chẳng hạn, ở Anh, tử hình một tử tội trung bình sẽ cứu được 75 nạn nhân thoát chết trực tiếp dưới tay hắn. Con số trung bình là nạn nhân gián tiếp chết dưới tay một tử tội chưa thể xác định được. Cho nên, không thể xem việc áp dụng hình phạt tử hình là vô nhân đạo.

     

    Có trường hợp người bị chết oan vì bị kết án tử hình sai? Công bằng mà nói, con người có lúc cũng sai lầm. Vì thế, không thể tránh khỏi có những bản án tử hình thiếu chính xác. Nét đặc biệt ở đây là một phán quyết tử hình khi được thi hành sẽ không còn cơ hội sửa chữa vì nạn nhân đã chết. Luật Hình sự khi quy định về tử hình đã đưa ra những điều kiện hết sức cụ thể, chặt chẽ tránh việc áp dụng loại hình phạt này một cách tùy tiện, thiếu chính xác. Đồng thời, Luật còn quy định những thủ tục đặc biệt chỉ áp dụng đối với bản án tử hình nhằm khắc phục sai lầm nếu có xảy ra. Chẳng hạn, theo Luật Hình sự Việt Nam, tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không được áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử (Điều 35 Bộ Luật Hình sự). Bên cạnh đó, Luật Tố tụng Hình sự cũng quy định sau khi bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, bản sao bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn 2 tháng kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình có quyền gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Bản án tử hình chỉ được thi hành khi trong thời hạn luật định mà không có kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước (Điều 228 Bộ Luật Tố tụng Hình sự). Với những thủ tục chặt chẽ theo hướng có lợi như thế, khả năng người bị kết án bị chết oan là rất hiếm hoi. Thực tế ở Việt nam từ xưa đến nay, chưa thấy có trường hợp nào giết oan một người vô tội.

     

    Hiện nay, Châu á và Châu phi được xác định là có nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình. Thậm chí, có quốc gia còn có xu hướng áp dụng hình phạt tử hình rất thường xuyên như Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, trong năm 1990, con số người phạm tội bị kết án tử hình và bị thi hành án tử hình ở Trung Quốc cao hơn của tất cả các nước trên thế giới cộng lại.Ở Phi-líp-pin (Philippines), sau mấy mươi năm không áp dụng hình phạt tử hình, năm 1993, Quốc hội đã quyết định thông qua việc đưa hình phạt tử hình trở lại Bộ Luật Hình sự. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phi-lip-pin đã phát biểu: “...chúng ta xem hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm hay không!”. Hai quốc gia khác ở Châu á cũng giống Phi-lip-pin, phục hồi lại hình phạt tử hình sau một thời gian tuyên bố bỏ là Nê-pan (Nepal) và Pa-pua Niu-Dzui-ni-a (Papua New Guinea).

     

    Căn cứ vào tình hình thực tế của nước ta, việc giữ lại hình phạt tử hình là có cơ sở. Lịch sử đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm mới giành được độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn luôn tìm mọi âm mưu chống phá những thành quả mà cách mạng mang lại. Nhà nước và nhân dân ta phải đấu tranh không ngừng. Trong cuộc đấu tranh mới này, pháp luật hình sự được xem là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất. Hiện nay, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa giao lưu quốc tế. Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đạt được là những hạn chế tất yếu. Một số tội phạm vốn dĩ đã nguy hiểm, nay có điều kiện càng nâng cao tính nguy hiểm, gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, chẳng hạn nhóm tội phạm về tham nhũng, buôn lậu ma túy, xâm phạm tình dục trẻ em...v.v...Để đấu tranh phòng ngừa và chống hữu hiệu các loại tội phạm này, cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Mặt khác, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân ta còn hạn chế. Việc áp dụng một hình phạt không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ không có tính răn đe cao. Khi đó, hình phạt chẳng những không phát huy hết tác dụng mà đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Rút kinh nghiệm ở một số nước, đặc biệt là các quốc gia ở Châu á, hưởng ứng phong trào xóa bỏ hình phạt tử hình, Quốc hội của họ cũng đưa vấn đề này ra thảo luận nhưng cuối cùng không thể thông qua được. Thậm chí, có quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Bộ Luật Hình sự, sau đó phải đưa vào trở lại vì tỷ lệ tội phạm gia tăng đột biến. Tôi ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình. Hãy chiến đấu để bảo vệ tự do, quyền được sống của con người, mang lại công bằng cho xã hội thay vì chúng ta quăng vũ khí mà đứng đó kêu lên: “Ôi, hình phạt tử hình vô nhân đạo quá!”. Hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ một lợi ích lớn hơn, âu đó cũng là lẽ phải.



    link: http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/hinh-su-to-tung-hinh-su/2009/8597/Loai-bo-hay-duy-tri-hinh-phat-tu-hinh.aspx

    mình nói rồi cái này đứng về phía nào cũng có lý cả, cãi nhau có mà cả năm cũng không ai chịu thua. tốn mực tốn giấy, tốn thời gian thôi

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn k3405 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (26/03/2011)
  • #90963   26/03/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!
    Xin được phép tham gia chủ để nhé!
    Đây là vấn đề mà chúng ta hoàn toàn có thể tranh luận và đưa ra ý kiến, tôi thấy vấn đề này còn có nhiều cơ sở để bàn và có tính khả thi hơn cả chủ đề "có nên cho kết hôn ở độ tuổi 16....(đây đang là chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm)".
    Tôi nghĩ, các bài viết trên của các bạn với các quan điểm cá nhân hay mượn quan điểm cá nhân khác để tham gia trao đổi...dù sao cũng mang nhiều thông tin rồi, vậy tôi chỉ đưa ra một chút ý kiến chủ quan của mình thôi nhé.
    Theo tôi, rất khó để có thể có thể nói là có nên bỏ hay không, vì còn tùy vào từng tình huống, điều kiện cụ thể nữa.
    Tuy nhiên, tôi vẫn nghiêng về quan điểm là không nên bỏ, là bởi vì, trình độ dân trí của chúng ta đang được nâng cao, người học luật, hiểu luật ngày càng tăng, tình trạng phạm tội do thiếu hiểu biết sẽ giảm dần đi....vậy hình phạt tử hình vẫn có những chổ đứng mạnh mẽ của nó, nó tồn tại thì vẫn có khả năng răn đe cao hơn, thể hiện được tốt hơn ở các loại hình phạt khác ở mức độ phân hóa mức nguy hiểm của người phạm tội (nói nôm na, còn tử hình, thì còn có cái mà người có ý định phạm tội phải suy xét, hành động....).
    Cái chính tôi muốn chia sẽ với các bạn là liệu chế độ pháp luật của chúng ta sẽ còn "được" áp dụng hình phạt này trong tương lai hay không, vì trình độ dân trí ngày càng cao, sự dân chủ ngày càng được thể hiện....sẽ đến một lúc nào đó, chính sự dân chủ này sẽ làm áp lực để buộc cơ quan lập pháp phải có sự thay đổi.
    Xin chào tất cả.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (26/03/2011)
  • #90972   26/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin chào anh Huy!

     Em đồng ý với ý kiến của anh cũng như chủ topic!

     Hiện nay thì chưa nên bỏ hình phạt nghiêm khắc này, nếu như tương lai mà tình hình tội phạm giảm đáng kể, không còn những tội phạm nguy hiểm đáng kể cho xã hội nữa, có lẽ đến lúc đó sẽ không còn hình phạt tử hình, nếu hình phạt này tồn tại thì có lẽ nó cũng "ế hàng" đúng không nhỉ? và chủ đề của mình http://danluat.thuvienphapluat.vn/nen-hay-khong-nen-xet-xu-luu-dong-bai-du-thi-vong-2-_-khacduy25-40869.aspx cũng đi vào quên lãng mà cùng những lớp bụi thời gian.

     Điều quan trọng hiện nay, là biện pháp giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho dân chúng như thế nào? vẫn là điều nan giải.

      Nếu tuyên truyền pháp luật  tốt chắc chắn rằng ý thức pháp luật của người dân sẽ được nâng cao. Đến một lúc nào đó, nếu như không còn phạm tội nữa, con người không còn tranh giành vật chất tinh thần nữa, thì có lẽ, nhà tù, Tòa án, VKS...cũng đóng cửa...

     Vấn đề là ý thức pháp luật của mỗi người dân nữa, mỗi người dân phải tuân theo pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, Pháp luật là để phục vụ con người, nhưng không nên để pháp luật trị con người!

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #90980   26/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    #0072bc;">k3405  đành rằng bên nào cũng có lý lẽ riêng của nó nhưng điều quân trọng ở đây là bạn hãy đưa ra quan điểm của mình dựa trên tình hình để hợp lý cho Việt Nam ta chứ, luận điểm thì viết cả ngày, tài liệu đọc cả năm cũng chẳng hết được. Lòng vòng bao nhiêu bài mà cũng không thấy ý kiến chủ quan của bạn nghiêng ngả thế nào.
    Theo thống kê của AI (Tổ chức ân xá QT)  tímh đến 2008 đã có 93 quốc gia bỏ hoàn toàn HPTH trong pháp luật trong đó có cả các nước chưa tham gia Nghị định thư tuỳ chọn thứ 2 về xoá bỏ HPTH năm 1989. Cũng tới 2008 thì có 36 nước chưa bỏ nhưng không áp dụng trên thục tế, thậm chí 1 số QG như: Ăngola, Áo, Bỉ, Cam puchia, Côlômbia, Êcuađo, Đức, Phần Lan,....... còn quy định bỏ HPTH trong Hiến pháp của họ.
    Cũng theo AI tính đến tháng 6 2009 còn 58 QG duy trì và thi hành HPTH,trong đó có Việt Nam,  108 QG còn duy trì HP này trong Pháp luật. 
    Nếu cứ nói: theo các QG này QG kia để bỏ hay không bỏ là không hợp lý vì phải dựa vào tình hình tội phạm, trấn áp tội phạm, hiệu quả của HP,...... thế nào rồi mới kết luận lại.
    các nước lớn, tương đối phát triển như : Trung Quốc, HoaKÌ, Ỉan, Ả rập, Singgapo, Coet...........Đa số là các nước Châu Á, 
    châu Mĩ, Đông và trung âu. Thậm chí có một số nước còn áp dụng cả HP này với người chưa thành niên một ccáh công khai hoặc không chính thức như: Hoa Kì, Ỉan, Arap xếut, Pakĩtan, Xu Đăng,.... Các QG này bị lên án rất mạnh mẽbởi các cơ quan quyền con người LHQ cũng như dư luận thế giới.

     Bên cạnh đó thì các nước Tây âu, Mĩ la Tinh thì phản đối kịch liệt HPTH.

    Nếu cứ dựa vào ccá nước này nước kia mà nói quan điểm của chúng ta về đất nước mình thì hoàn toàn không hơpự lý.

    Chào nkkhuy, mình rất tán đồng quan điểm của bạn.
    Mình cũng đã bày tỏ quan điểm trong bài: hện vơ tình hình tọi phạm gia tăng, khó kiểm soát như hiện nay thì vệc duy trì HPTH là cần thiết tai Việt Nam ta.
    Sau này khi tình hình thay đổi thì hoà với xu thế, chúng ta nên bỏ HPTH, thay nó bằng trung thân hoặc tù dài hạn.
    Mình cũng đã có kiến nghị là nếu mai sau có bỏ thì nên để tù chung thân và chia làm 2 loại: tù chung thân có thể được ân giảmvà tù chung thân không được ân giảm thì hợp lý.

    Mong mọi người góp thêm ý kiến cho bài của mình!

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 26/03/2011 09:44:32 PM Cập nhật bởi khatvongttk ngày 26/03/2011 07:27:39 PM Sửa lại cỡ font

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |