Hải Phòng: Nổ mìn, xả súng trong buổi cưỡng chế, 6 chiến sĩ trọng thương

Chủ đề   RSS   
  • #159417 06/01/2012

    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Hải Phòng: Nổ mìn, xả súng trong buổi cưỡng chế, 6 chiến sĩ trọng thương

    (Dân trí) - 4 chiến sĩ công an và 2 chiến sĩ quân đội huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã bị bắn trọng thương trong khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng vào sáng nay 5/1.

    Ngôi nhà Vươn cùng gia đình cố thủ, không chịu bàn giao cho lực lượng cưỡng chế (Ảnh: NLĐ)
     
    12 giờ ngày 5/1, Bệnh viện Việt Tiệp tiếp nhận 6 bệnh nhân, trong đó Đại uý Vũ Anh Tuấn, 33 tuổi, quyền Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý, Công an huyện Tiên Lãng nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng cổ, ngực. Hiện, Đại úy Tuấn đã chuyển lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị.

     

    Các bệnh nhân khác là: Thượng sĩ Đỗ Xuân Trường, cán bộ đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý bị vỡ nhãn cầu trái, được chuyển điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương; Thượng tá Phạm Văn Mải, Trưởng Công an huyện Tiên Lãng bị nhiều vết thương vùng lưng, chân và có 1 viên đạn nằm giữa gan và thận; Trung sĩ Nguyễn Văn Phong, Đội cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý cùng 2 cán bộ huyện đội Tiên Lãng cũng đang được theo dõi, điều trị các vết đạn vùng mặt tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng.

     
    Một chiến sĩ bị thương đang được chuyển đi cấp cứu (Ảnh: NLĐ)
     

    Thông tin ban đầu, sáng 5/1, Đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng gồm cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội, bộ đội biên phòng và đại diện các ban, ngành chức năng tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 50 ha đất đầm nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả vùng bãi bồi tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng). Diện tích đất này do Đào Văn Vươn (41 tuổi), cư trú tại xã Vinh Quang thuê nhưng đến nay đã hết thời hạn và Vươn không chịu đóng thuế đất trong thời gian dài.

     

    Để đảm bảo an toàn cho Đoàn công tác tiến hành cưỡng chế, một tổ công tác bí mật tiếp cận nhà của Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ, làm 2 cán bộ chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng bất tỉnh tại chỗ. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn cho Đoàn công tác và người dân xung quanh, Thượng tá Phạm Văn Mải, Trưởng công an huyện Tiên Lãng dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận nhà Vươn để nắm tình hình, kêu gọi đối tượng giao vũ khí và chấp hành lệnh cưỡng chế. Tuy nhiên, khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì bất ngờ, từ trong nhà, Vươn cùng người nhà chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp vào lực lượng chức năng.
     


    Hàng trăm cán bộ chiến sĩ công an, quân đội đã được huy động tham gia vụ cưỡng chế (Ảnh: NLĐ)

     

    Sau khi nhận được thông tin, xác định đây là vụ việc chống người thi hành công vụ hết sức nghiêm trọng, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng đã điều động và trực tiếp chỉ huy các lực lượng chức năng xử lý vụ việc. Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiếp cận được nhà của Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn. Hiện, Công an thành phố Hải Phòng đang khẩn trương truy bắt các đối tượng.

     

    Minh Thu

     TTXVN

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    24511 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuonggia78 vì bài viết hữu ích
    Letuanlawyer09 (02/03/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #159515   06/01/2012

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2728)
    Số điểm: 19317
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Hôm qua em Thời sự lúc 19h trên VTV1 tin này tôi lại cứ tưởng tượng như trong phim hành động của Mỹ ấy chứ
     
    Báo quản trị |  
  • #162119   29/01/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vụ án cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng sẽ được giải quyết công bằng

    Một luật sư bào chữa miễn phí cho ông Vươn

    Ngày 28/1, luật sư Nguyễn Duy Minh, Văn phòng Luật sư Duy Minh (quận 1 - TP.HCM) chính thức nhận lời bào chữa miễn phí cho ông Đoàn Văn Vươn - người bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng khởi tố về tội “Giết người” do liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). 

    Luật sư Nguyễn Duy Minh đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục cần thiết để bào chữa cho ông Vươn và những người thân trong gia đình (đã bị khởi tố các tội giết người và chống người thi hành công vụ). Dự kiến đầu tuần tới, mọi thủ tục sẽ được hoàn tất- thông tin trên Tuổi trẻ.

    Trên báo Người Lao động, luật sư Minh cũng cho biết đã liên hệ với GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tham khảo và xin ý kiến về Luật Đất đai với tư cách chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này. Ông Đặng Hùng Võ cũng đã đồng ý làm cố vấn cho luật sư này.

    Cũng trên báo này, bà Phạm Thị Hiền (em dâu ông Vươn) cho biết đến hết ngày 22/1 (29 Tết), các lực lượng và “người lạ” mới rút khỏi khu vực đầm của gia đình ông Vươn, nơi chưa có quyết định cưỡng chế (21 ha). Hiện, gia đình bà Hiền đang dựng tạm lều tại nền đất ngôi nhà ông Vươn bị san phẳng trước đó để canh giữ đầm. Tuy nhiên, bà Hiền cho biết tôm, cá, cua giống và chuối… ở trong khu vực đầm đã bị những “người lạ” vơ vét..

    Gia đình ôngVưon dựng tạp lều trên nền nhà mới bị san phẳng để trông coi đầm tôm cá (Ảnh: NLĐ )
    Trong một diễn biến khác lãnh đạo MTTQ Việt Nam cũng đã cử đoàn công tác về tận nơi để tìm hiểu vụ việc cưỡng chế gây ồn ào dư luận này.

    Luật sư Lê Đức Tiết, phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ Việt Nam-thành viên đoàn giám sát của Mặt trận sau có một vài nhận định trên VOV sau khi về tận nơi tìm hiểu vụ việc:

    Thứ nhất, việc gia đình ông Vươn nói rất nhiều tôm, cua cá trong đầm bị “người lạ” vơ vét là chưa có cơ sở. Tuy nhiên, trong vấn đề này, chính quyền ở đây đã sai là khi cưỡng chế phải niêm phong lại tài sản cho gia đình Vươn. Cái sai nữa là việc thu hồi đất đai ở khu vực không được thu hồi. Có hai vùng 21ha và vùng 19ha và chỉ thu hồi ở vùng 19ha, nhưng lực lượng cưỡng chế lại phá nhà trong vùng 21ha- là vùng nằm ngoài khu cưỡng chế.

    Thứ hai, sự việc cưỡng chế nhà ông Vươn, lãnh đạo đã có những phát ngôn không thống nhất. Trong cuộc giao ban báo chí, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho rằng, việc phá nhà ông Vươn là do người dân bức xúc. Nhưng trong cuộc họp báo, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã khẳng định rằng, lực lượng chức năng phá. Tuy nhiên, qua chứng cứ ông Tiết cùng đồng nghiệp trực tiếp giám sát thì dân không thể nào phá được một ngôi nhà hai tầng. Bằng chứng là qua xác minh, ông Tiết khẳng định vẫn còn dấu vết của xe cẩu, xe xích vào đập phá để lại trên nền ngôi nhà. Nên việc nói dân vào phá, ông Tiết khẳng định là không đúng.

    Thứ ba, ông Tiết cho rằng, luật Đất đai của Việt Nam đã quy định rất rõ ràng trường hợp nào thu hồi, trường hợp nào không thu hồi. Còn nếu đã làm không đúng thì phải sửa. Về vấn đề này, địa phương chưa thấy được cái sai của mình.

    Ông Tiết khẳng định, lãnh đạo MTTQ Việt Nam sẽ sớm kiến nghị với Chính phủ, cử các cơ quan chức năng bao gồm cả cơ quan Công an, Toà án, Thanh tra… vào xác minh vụ việc. Thông tin trên VOV.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #162177   30/01/2012

    thanhsangtran88
    thanhsangtran88

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    #1d8a0d; margin-top: 0px; margin-bottom: 0px;">Cưỡng chế đất ở HP: Bộ NN-PTNT vào cuộc

    (Tin tuc) - Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng chính quyền huyện Tiên Lãng đã quá vội vàng trong việc thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn, TP Hải Phòng cần vào cuộc làm rõ vụ việc để lấy lại lòng tin của nhân dân.







    Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết trước thông tin của báo chí về việc chính quyền huyện Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo TP Hải Phòng làm rõ vụ việc, Bộ NN-PTNT khẳng định sẽ vào cuộc.

    Đề nghị TP Hải Phòng làm rõ

    Bà Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết trong những ngày tới, lãnh đạo Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các cơ quan liên quan cử đoàn công tác đến xã Vinh Quang và TP Hải Phòng để tìm hiểu và nắm lại toàn bộ vụ việc để có ý kiến chính thức.

    Theo Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN và PTNT) Tăng Minh Lộc, đối với phần đất bãi bồi ven biển mà chưa được ai khai thác, sau đó được gia đình ông Vươn khai thác cải tạo có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thì được coi là đất nông nghiệp.

    #0000ff;">Cưỡng chế đất ở HP: Bộ NN-PTNT vào cuộc, Tin tức trong ngày, cuong che dat o hai phong, cuong che dat, doan van vuon, no sung chong cuong che, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

    #0000ff;">Đầm nuôi cá của ông Đoàn Văn Vươn bị khai thác cạn kiệt sau vụ cưỡng chế ngày 5-1

    Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng chính quyền huyện Tiên Lãng đã quá vội vàng khi thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn và TP Hải Phòng cần vào cuộc làm rõ vụ việc để lấy lại lòng tin của nhân dân. “Huyện Tiên Lãng không quá thiếu đất mà hành xử không đúng pháp luật như vậy. Ông Vươn là người bỏ nhiều công sức, tiền của để khai khẩn, tạo nên phong trào khai hoang lấn biển, phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa phương nên chính quyền địa phương cần phải động viên, hỗ trợ ông mới thỏa đáng” – ông Thắng nói.

    Ông Thắng khẳng định một trong 4 nguyên tắc của Hội Nghề cá Việt Nam là bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của hội viên đã được pháp luật quy định mà cụ thể từ vụ việc này là trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn, Chủ tịch Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng. “Hội Nghề cá Việt Nam sẽ bám sát vụ việc, đồng thời theo dõi việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi hội viên của Hội Nghề cá TP Hải Phòng để kịp thời có ý kiến và có văn bản đề nghị TP Hải Phòng sớm vào cuộc làm rõ bản chất của vấn đề này” - ông Thắng khẳng định.

    Bị mất cả tỉ đồng

    Cùng ngày, luật sư Nguyễn Duy Minh, Văn phòng Luật sư Duy Minh (TPHCM), người được bà Nguyễn Thị Thương (vợ của ông Đoàn Văn Vươn) đề nghị bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp miễn phí cho chồng, đã có mặt tại Hải Phòng. Trước đó, ông Đoàn Văn Vươn bị Cơ quan CSĐT, Công an TP Hải Phòng khởi tố về tội “Giết người”. Theo điều 93 Bộ Luật Hình sự, với tội “Giết người”, khung hình phạt cao nhất là tử hình. Theo điều 57 Luật Tố tụng Hình sự, trường hợp của ông Vươn bắt buộc phải có luật sư bào chữa ngay từ quá trình điều tra.

    Luật sư Nguyễn Duy Minh khẳng định số thủy sản và cây trái của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tạo lập được trong thời gian gia đình ông sử dụng đầm trước khi bị thu hồi. Do vậy, số tài sản đó được coi là sở hữu của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tất cả các hành vi xâm phạm số tài sản ấy đều là hành vi trái pháp luật và hành vi thu hoạch hoa lợi từ khu đầm nhà ông Vươn là hành vi phạm vào điều 137 Bộ Luật Hình sự với tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”.

    #0000ff;">Cưỡng chế đất ở HP: Bộ NN-PTNT vào cuộc, Tin tức trong ngày, cuong che dat o hai phong, cuong che dat, doan van vuon, no sung chong cuong che, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

    #0000ff;">Vợ con Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý “đón tết” tại căn lều bạt dựng trên nền đất cũ ngoài đầm

    Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Thương, gia đình bà đã mua con giống hơn 400 triệu đồng, gồm: giống cá vược (5.000 con); tôm sú, cá trắm (7.000 con); cua giống (3.000 con), khu vực đầm ngoài thả hàng vạn cua giống. Số thủy sản trên được thả nuôi vào khoảng tháng 2-2011, thời điểm khai thác vào khoảng tháng 12-2011. Ngoài ra, chưa kể số tôm, cua, cá tự nhiên và cây trái. Theo tính toán của bà Thương, số tiền thất thu từ vật nuôi, cây trồng có thể hơn 1 tỉ đồng.

    Chiều 29-1, luật sư Bùi Quốc Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Nhất Tâm và Đồng nghiệp (quận Hải An, TP Hải Phòng), cho biết ông đã liên lạc với bà Nguyễn Thị Thương để nhận bào chữa miễn phí cho ông Vươn.

    Vợ chủ đầm gửi đơn tố giác

    Bức xúc trước việc ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng thông tin “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai” (lời ông Thoại tại cuộc họp giao ban báo chí tại Hà Nội vào sáng ngày 17-01-2012), chị Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) và chị Phạm Thị Hiền (vợ Đoàn Văn Quý) đã có đơn tố giác gửi cơ quan chức năng.

    Trong lá đơn tố giác, chị Thương, chị Hiền khẳng định: sau khi cưỡng chế, hội đồng cưỡng chế đã hủy hoại tài sản, đập phá nhà cửa… sau đó giao cho công an xã và một số người lạ mặt khác trông coi, quản lý, không cho ai ra vào khu vực đầm.

    Vì thế, không thể có chuyện người dân xuống được đầm để đập phá nhà cửa như thông tin ông Thoại đưa ra.

    Hàng chục người dân xã Vinh Quang đã ký tên kèm trong lá đơn tố giác của chị Thương – Hiền khẳng định việc không có chuyện người dân đập phá nhà cửa của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý như lời vị lãnh đạo của UBND TP.Hải Phòng đã nói.

    Chiều ngày mồng 4 tết (ngày 25-1-2012), chị Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền đã bắt xe ôm lên Hà Nội để gửi đơn kêu cứu cho chồng (hai chị bị say xe). Đi cùng hai chị có cháu Đoàn Vũ Hải (8 tuổi) đi cùng. Trên đường về, vì trời lạnh và ngủ gật trên xe, cháu Hải đã bị bánh xe máy nghiến nát gót chân. Chị Thương, chị Hiền đã đưa cháu vào sơ cứu tại bệnh viện Cẩm Giàng (Hài Dương) sau đó đưa cháu về Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng để điều trị.

    Trước Tết Nguyên đán, chị Thương, chị Hiền cùng các con đã dựng túp lều bạt trên nền đất cũ ngoài khu đầm bãi để ở tạm. Nhiều người dân xã Vinh Quang đã rất cám cảnh trước thực trạng này của vợ con chủ đầm Vươn – Quý.

    Chiều ngày 28-1-2012 (mồng 6 tết), phóng viên đã có mặt tại khu đầm bãi bị cưỡng chế của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Căn lều bạt tạm bợ được dựng trên nền cũ của ngôi nhà hai tầng đã bị san phẳng thời điểm bị cưỡng chế (chiều ngày 05-1-2012).

    Xung quanh ngổn ngang gạch đá, giữa khu đầm bãi rộng mênh mông, hoang lạnh. Tất cả các khu đầm của anh em Vươn – Quý đã bị nhiều người lạ tận thu, vơ vét thủy hải sản từ trước tết Nguyên đán.

    Căn lều bạt tuềnh toàng chỉ có tấm chăn phủ trên chiếc giát giường đặt trên nền đất. Bên cạnh đó là đám lưới rách nát. Đồ đạc duy nhất là một bình nước uống đóng chai. Không có bất cứ một vật dụng nào khác, từ chiếc xoong nồi, bát đĩa…

    Từ chiếc lều dựng tạm này, đi thêm vài trăm mét men theo bờ đầm được gia cố bằng những tấm bê-tông là khu vực nhà của Đoàn Văn Vươn. Khu nhà này cũng đã bị san phẳng từ nhiều ngày trước đó.

    Gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý thường trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Khi bắt tay vào việc cải tạo đầm bãi cống Rộc, anh em Vươn – Quý đã bán toàn bộ ruộng vườn, nhà cửa tại Bắc Hưng để lấy vốn đầu tư.

    Nhiều năm nay, vợ chồng, con cái, anh em Quý – Vươn sống tại khu đầm bãi do mình cải tạo và được huyện Tiên Lãng cho thuê. Do đó, sau khi nhà cửa bị san phẳng, vợ con Vươn – Quý không có nhà để ở, phải đi ở nhờ.

    #0000ff;">Cưỡng chế đất ở HP: Bộ NN-PTNT vào cuộc, Tin tức trong ngày, cuong che dat o hai phong, cuong che dat, doan van vuon, no sung chong cuong che, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

    #0000ff;">Cháu Đoàn Vũ Hải nằm điều trị

    Sau nhiều ngày bị ngăn cấm, hai chị em Thương – Hiền cùng các con đã về dựng lều ở khu vực đầm. Rất nhiều người dân xóm Chùa Trên, người dân xã Vinh Quang đã kéo đến thăm hỏi và quyên góp tiền, gạo… hỗ trợ mẹ con các chị chút ít để đón tết.

    Chị Nguyễn Thị Thương khẳng định: mẹ con chúng tôi không nhận được bất cứ sự hỏi thăm nào của đoàn thể, tổ chức, chính quyền Tiên Lãng. Lý do: họ cho rằng gia đình chúng tôi không có hộ khẩu ở địa phương nên chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng không hỗ trợ Tết.

    Trong khi đó, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết: Việc này là do chính quyền cơ sở xem xét để có quyết định thăm hỏi động viên. Tôi chưa nắm được anh em cơ sở có thăm hỏi hay không, tôi phải trao đổi lại xem thế nào...

    Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, ông Phạm Đăng Hoa cho biết: mặc dù sinh sống và làm ăn tại xã Vinh Quang nhưng do gia đình ông Vươn, ông Quý không có hộ khẩu ở đây nên việc lo Tết và bảo đảm cuộc sống sau vụ thu hồi đầm không thuộc trách nhiệm của xã.

    Trước đó, trong buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 21-1 (28 tháng Chạp), ông Lê Văn Nhã, Phó Chủ tịch Thường trực MTTQ TP Hải Phòng khẳng định: “TP Hải Phòng sẽ không để một người dân khó khăn nào không có Tết”.

    Trong cuộc họp báo vào chiều ngày 12-1 trước đó tại trụ sở UBND TP.Hải Phòng, không có sự có mặt của các lãnh đạo chủ chốt, chỉ có sự tham gia của Chánh văn phòng UBND TP, Sở TN-MT, đại diện tòa án, Công an TP và lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng.
    (Theo Người Lao Động & Vietnamnet)

    Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tới bất kì đâu.

    Trần Thanh Sang,

    Email: thanhsangtran88@gmail.com

    Cell phone: 0919.265.968

     
    Báo quản trị |  
  • #162943   03/02/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    Vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng HP hiểu thế nào cho đúng?

    Gần đây thông tin về vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng -HP gây xôn xao dư luận, cũng như không ít bất bình cho người dân. đúng trên khía cạnh của người học luật và biết luật phải hiểu như thế nào cho đúng về vụ việc này? sau đây là một số bài báo mà mình tin là rất nhiều người trong chúng ta cũng đang theo dõi rất sát vụ việc này, 

    Ông Đoàn Văn Vươn chỉ là “khổ chủ” đầu tiên?
    lick: http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/565362/Ong-Doan-Van-Vuon-chi-la-%E2%80%9Ckho-chu%E2%80%9D-dau-tien-tpp.html

    Đoàn Văn Vươn đã vật lộn 'đánh bạc' với trời thế nào?

    lick: http://vtc.vn/2-320127/xa-hoi/doan-van-vuon-da-vat-lon-danh-bac-voi-troi-the-nao.htm

    GS. Đặng Hùng Võ: PCT Hải Phòng nói không có căn cứ

    lick: http://doanvanvuon.wordpress.com/2012/02/03/gs-d%E1%BA%B7ng-hung-vo-pct-h%E1%BA%A3i-phong-noi-khong-co-can-c%E1%BB%A9/

    Về vụ cưỡng chế đầm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng: San phẳng ngôi nhà trước mắt cơ quan chức năng

    lick: http://doanvanvuon.wordpress.com/2012/02/02/v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF-d%E1%BA%A7m-%E1%BB%9F-huy%E1%BB%87n-tien-lang-h%E1%BA%A3i-phong-san-ph%E1%BA%B3ng-ngoi-nha-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFt-c%C6%A1-quan-ch/

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Vụ Tiên Lãng và bài học lòng dân

    lick: http://doanvanvuon.wordpress.com/2012/02/02/gs-nguy%E1%BB%85n-minh-thuy%E1%BA%BFt-v%E1%BB%A5-tien-lang-va-bai-h%E1%BB%8Dc-long-dan/

    Từ vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) – Cần sớm sửa Luật Đất đai

    lick: http://doanvanvuon.wordpress.com/2012/02/02/t%E1%BB%AB-v%E1%BB%A5-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF-d%E1%BA%A5t-%E1%BB%9F-tien-lang-h%E1%BA%A3i-phong-c%E1%BA%A7n-s%E1%BB%9Bm-s%E1%BB%ADa-lu%E1%BA%ADt-d%E1%BA%A5t-dai/.




     
    Báo quản trị |  
  • #162944   03/02/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    Theo đánh giá của cá nhân mình về vụ việc thì ở đây cơ quan chức năng của Huyện Tiên Lãng - HP có những điều còn chưa đúng và cần phải chịu một hình thức kỷ luật thích đáng. còn việc có phải chịu hay không thì còn phải chờ cơ quan điều tra có kết luận cuối cùng như thế nào đã.
     
    Báo quản trị |  
  • #162999   03/02/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Thủ tướng sẽ chủ trì họp về cưỡng chế ở Tiên Lãng

    Chính phủ yêu cầu các bộ Tài nguyên, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng, còn Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ về vụ việc.

    Ngày 2/2, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư thành ủy và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về việc chuẩn bị cuộc họp vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng.

    Theo đó, dự kiến trong tuần tới (6-10/2), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở trung ương và UBND TP Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng).

    Nhà nằm ngoài khu vực cưỡng chế đã bị phá khiến vợ con và người thân anh Đoàn Văn Vươn phải ăn Tết trong căn lều dựng tạm.
    Nhà nằm ngoài khu vực cưỡng chế đã bị phá khiến vợ con và người thân anh Đoàn Văn Vươn phải ăn Tết trong căn lều dựng tạm. Ảnh: #f4f5f6;">Quang Vinh.

    Để chuẩn bị tốt cuộc họp trên, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình và nội dung vụ việc để có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng.

    Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ theo yêu cầu của Thủ tướng hôm 15/1; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Hội Nông dân Việt Nam chuẩn bị ý kiến tham dự cuộc họp.

    Trước đó ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng), báo cáo Thủ tướng.

    #e8e8d0;">

    Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng.

    Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

    Nhìn nhận về việc giải tỏa cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

    Tiến Dũng
    Theo VnExpress.net

     
    Báo quản trị |  
  • #159743   07/01/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Vụ sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế: Khởi tố vụ án giết người

    Yêu cầu thẩm phán giải trình về biên bản thỏa thuận. Huyện: Nếu rút đơn kháng cáo sẽ cho thuê đất. Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể gây hiểu lầm!”.

    Như đã thông tin, sáng 5-1, trong khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại khu cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), bốn công an, hai bộ đội công binh đã bị bắn bằng súng hoa cải.

    Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, chúng tôi phát hiện nhiều tình tiết đáng quan tâm trong quá trình xử lý, thu hồi khu đầm này.

    Huyện: Nếu rút đơn kháng cáo sẽ cho thuê đất

    Vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng này xảy ra khi UBND huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định thu hồi trước đó đã bị các hộ dân kiện. Tuy nhiên, theo chánh án TP Hải Phòng, quá trình giải quyết vụ án, thẩm phán cấp phúc thẩm đã ban hành một văn bản gây hiểu lầm.

    Tìm hiểu vụ việc trên, được biết sau khi UBND huyện Tiên Lãng ra các quyết định thu hồi đất đầm thủy sản tại xã Vinh Quang, một số hộ dân đã khởi kiện quyết định này ra TAND huyện Tiên Lãng. Năm 2009, TAND huyện Tiên Lãng đã ra phán quyết bác đơn khởi kiện của các hộ dân, giữ nguyên quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, các hộ dân đã kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.

    Ngày 9-4, Thẩm phán Ngô Văn Anh, TAND TP Hải Phòng, đã tổ chức cho đại diện UBND huyện Tiên Lãng và một số hộ dân, trong đó có ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân gặp gỡ. Thẩm phán Ngô Văn Anh lập Biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trong đó ghi nhận: Các hộ dân trình bày UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho các hộ dân chứ không phải cho thuê. Căn cứ theo Điều 37 Luật Đất đai, đất nuôi trồng thủy sản người dân được giao 20 năm, tính theo mốc từ năm 1993. Vì vậy quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng không tuân thủ theo quy định của luật. Ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng, nói nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

    Biên bản và văn bản trả lời thể hiện “nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật”. Ảnh: KIM LINH

    Sau đó các hộ dân đã rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực từ ngày ra quyết định này. Khi ông Đoàn Văn Vươn có đơn kiến nghị gửi TAND TP Hải Phòng, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh đã có văn bản trả lời nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.

    Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể gây hiểu lầm!”

    Tháng 11-2011, ông Lê Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang.

    Trả lời câu hỏi vì sao không giải quyết vụ việc theo quy trình thi hành biên bản nêu trên hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện Tiên Lãng, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng, cho biết biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà Thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính. Biên bản chỉ là căn cứ để sau đó tòa ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Về việc thi hành án, cơ quan thi hành án chỉ thi hành phần liên quan đến tài sản trong vụ án. Còn quyết định hành chính thì cơ quan nào ra quyết định, cơ quan đó thực hiện. Trong trường hợp thu hồi đất thì cơ quan nào giao đất, cơ quan đó ra quyết định thu hồi.

    Tuy nhiên, bà Mai thừa nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc. TAND TP Hải Phòng sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này. TAND TP cũng sẽ yêu cầu Thẩm phán Ngô Văn Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý. Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu còn thời hạn.

    #e6e6fa;margin:5px;width:400px;border-collapse:collapse;">

    Tạm giữ sáu nghi can

    Truy bắt đối tượng trực tiếp nổ súng.

    Trong số sáu cán bộ, chiến sĩ bị thương, Đại úy Vũ Anh Tuấn và Trung sĩ Đỗ Xuân Trường (Công an huyện Tiên Lãng) bị nặng nhất nên đã được đưa lên Hà Nội điều trị. Đại úy Tuấn được đưa đến BV Việt Đức và Trung sĩ Trường được chuyển đến BV Mắt Trung ương.

    Ngày 6-1-2012, Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người và tạm giữ hình sự ba nghi can liên quan là Đoàn Văn Vươn (49 tuổi, ngụ xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng), Đoàn Văn Vệ (em trai Vươn) và Đoàn Xuân Quỳnh (con ruột Vươn). Cả ba người này bị bắt tại một bờ đê cách khu đầm nuôi trồng thủy sản vài trăm mét. Công an cũng tạm giữ Đoàn Văn Tịnh (em trai Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ  Vươn), Phạm Thị Hiền (em dâu Vươn) để phục vụ điều tra. Được biết, ông Vươn khai nhận đã chỉ đạo người sử dụng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế. Công an xác định nghi can trực tiếp nổ súng bắn sáu cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị thương là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn. Sau khi nổ súng, Quý đã bỏ trốn.

    Trước đó, ông Đoàn Văn Vươn không chấp thuận ký biên bản cưỡng chế thu hồi diện tích 38 ha đầm nuôi thủy sản và bỏ ra về. Khi lực lượng cưỡng chế đến khu đầm, bất ngờ một quả mìn tự tạo phát nổ. Bốn cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Tiên Lãng cùng hai bộ đội công binh tiếp cận khu đầm để tháo dỡ mìn tự tạo liền bị bắn nhiều phát súng hoa cải vào người khiến cả sáu người bị thương.

    Theo HUY HOÀNG (phapluattp.vn)

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #159746   07/01/2012

    baocongluan
    baocongluan

    Female
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Có lý có tình không khi cưỡng chế của dân

    Nguồn cơn vụ xả súng vào cảnh sát

    Thứ Bẩy, 07/01/2012, 01:45 PM (GMT+7)
    (Tin tuc) - Liên quan đến vụ 6 cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án, tạm giữ chủ đầm Đoàn Văn Vươn cùng 5 người nhà.

    Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

    Những người nhà của Đoàn Văn Vươn bị tạm giữ là em trai, con trai, cháu trai, vợ và em dâu. Công an đang truy bắt nghi can nổ súng là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn.

    Trước đó, do không đồng ý với việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu Cống Rộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, một số người tại khu vực này đã bắn súng vào lực lượng tham gia cưỡng chế, khiến 6 người bị thương nặng.

    Trở lại nguồn cơn

    Năm 1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất tại vùng ven biển xã Vinh Quang cho hàng chục hộ có nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chỉ với thời gian dưới 20 năm.

    Sau khi nhận đất, nhiều gia đình, đặc biệt như hộ ông Đoàn Văn Vươn đã phải đổ nhiều công sức, tiền bạc thậm chí mất cả đứa con gái nhỏ khi ra bờ biển chơi để bố mẹ đắp đập, mới có được khu nuôi trồng thuỷ sản.

    Thế nhưng, niềm vui chưa "tày gang" khi sản xuất chưa đi vào ổn định, nợ nần chồng chất, năm 2002, UBND huyện Tiên Lãng lần lượt ra quyết định thu hồi đất của hàng chục hộ với lý do hết hạn giao và không có bồi thường...

    Nguồn cơn vụ xả súng vào cảnh sát, Tin tức trong ngày, xa sung vao canh sat, ban cong an, chong nguoi thi hanh cong vu, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

    Công an tiếp cận ngôi nhà của ông Vươn ngày 5-1

    Bức xúc trước sự việc, từ năm 2002 đến nay, ông Vươn và một số hộ khác đã liên tục có kiến nghị đến các cấp thẩm quyền huyện Tiên Lãng, nhưng không có chuyển biến gì. Năm 2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi Toà án nhân dân (TAND) huyện Tiên Lãng khởi kiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.

    Tuy nhiên, cũng tại đây, ngày 19-11-2009, TAND huyện lại ra phán quyết số 01/2009/HCST bác đơn khởi kiện và giữ nguyên Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.

    Không đồng ý với phán quyết của tòa, tháng 11-2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn gửi Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng. Trong cuộc tự bảo vệ quyền lợi này, ông Vươn đã đồng ý theo ý kiến của các bên tại tòa là tự thỏa thuận với UBND huyện Tiên Lãng.

    Theo phán quyết đó, các hộ dân đã rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực từ ngày ra quyết định này.

    Tiếp đó, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh lại có văn bản trả lời kiến nghị của ông Vươn. Văn bản nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP. Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.

    Nhưng sau đó, ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang dẫn đến việc người dân phản ứng như đã nêu.

    Nghi phạm từng là “người hùng biển cả”

    Ông Đoàn Văn Vươn từng được người dân ven biển cùng huyện Tiên Lãng suy tôn là "người hùng biển cả" vì công trình xây kè chắn dòng hải lưu của ông đã làm thay đổi ít nhiều cuộc sống của họ.

    Nhắc đến xã Vinh Quang, Đông Hưng, những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân ở đây bây giờ cũng chưa hết bàng hoàng, khi nhớ lại những trận bão biển "đánh" sập đê, "xông" vào làng.

    Nguồn cơn vụ xả súng vào cảnh sát, Tin tức trong ngày, xa sung vao canh sat, ban cong an, chong nguoi thi hanh cong vu, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

    Ngôi nhà của gia đình Vươn

    Theo ông Nguyễn Văn Luân - một người dân xã Vinh Quang, sau những trận bão kinh hoàng ấy, người dân không còn tâm trí nào để sản xuất, đến mùa mưa bão lại di cư sang xã bên cạnh, hay người nhà ở đâu đó để tá túc. Dân làng trong huyện, trong xã, tìm mọi cách để khắc phục, nhưng không có phương án hữu hiệu nào được đưa ra.

    Cùng chung trăn trở với bà con quê hương, lại có cha là cán bộ nông nghiệp về hưu, năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, ông Vươn trở về quê để cùng bà con chống lại thiên tai. Nghĩ là làm, mấy hôm sau ông gửi đơn xin UBND huyện giao cho mặt bằng, vì theo ông Vươn nếu chứng minh tính khả thi của dự án với địa phương để chờ quyết định, xin vốn rất khó. Bởi giữa dòng nước hung dữ thì xưa nay việc này được người dân ví như "dã tràng xe cát".

    Sau khi được UBND huyện chấp thuận giao mặt bằng và được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, bà con quanh khu vực, giữa năm 1990, ông đổ xe đá đầu tiên trên biển. Cuối cùng bờ kè của ông cũng đã hoàn thành. Để có được sự thành công này, ông Vươn cũng đã phải hy sinh khá nhiều. Những đồ đạc trong nhà có gì giá trị đều được bán đi để đắp kè, trả nhân công. Cô con gái đầu lòng của ông đã “nằm lại” biển khi theo bố mẹ đi đắp kè.

    Ý nguyện đắp kè chắn dòng hải lưu của ông đã thành công. Kè đắp xong, dòng hải lưu ven biển thay đổi, những bãi bồi cũng cứ đầy lên mỗi ngày tạo thành bức tường chắn sóng, nên từ đó người dân Vinh Quang chẳng còn phải lo mỗi khi mùa bão về nữa. Ông Vươn cũng bắt đầu đầu tư để tạo vùng nuôi thuỷ sản của riêng mình.

    Khu đầm nhà ông có diện tích gần 41ha, nuôi trên 100 tấn thuỷ sản các loại, trồng 60ha cây chắn sóng để bảo vệ đê và bờ kè. Từ mức đầu tư như trên mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 500- 600 triệu đồng, giải quyết ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

    Tòa án sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ việc

    Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mai - Chánh án TAND TP.Hải Phòng cho biết, biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính.

    Bà Mai thừa nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân, khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý. TAND TP.Hải Phòng sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này. TAND thành phố cũng sẽ yêu cầu thẩm phán Ngô Văn Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý.

    Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu còn thời hạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn baocongluan vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (13/01/2012) trungloitdv (12/02/2012)
  • #159761   07/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Không có lửa thì không thể có khói. Nếu cơ quan Nhà nước mà cứ làm đúng pháp luật thì người dân không thể đi vào bước đường cùng như vậy được.
    Thực tế cho thấy, từ khi có Luật Hành Chính mới ra đời thì án hành chính rất lớn. Thậm chí, một ngày, 1 tòa cấp huyện có thể nhận tới 20 đơn khởi kiện, có khi còn hơn thế. Nguyên nhân tình trạng là do đâu? Đó chính là sự cố tình làm sai của cơ quan chức năng. Họ làm sai nhưng người dân không biết làm cách nào để tự bảo vệ mình. Họ phản kháng, bởi họ không còn tin vào cơ quan pháp luật và không còn tin vào pháp luật nữa.
    Thông qua vụ việc này, mặc dù không biết đó là vô tình hay hữu ý thì TAND các cấp của Thành phố Hải Phòng đã gián tiếp gây nên sự phẫn nộ này trong dân.
    Tôi nghĩ rằng, nếu các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay không chấn chỉnh lại về đạo đức và tình trạng lạm dụng quyền hạn để trục lợi thì không chỉ có 1 vụ này mà còn có rất nhiều vụ việc tương tự nữa sẽ xảy ra.
    Đây có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các cấp lãnh đạo Nhà nước trong vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (09/01/2012)
  • #159824   08/01/2012

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    nhớ lại câu nói của Lâm Sung: "Quan ép dân làm phản"
    http://phapluattp.vn/20120108012727815p0c1063/hau-qua-nghiem-trong-tu-cach-xu-an-sai.htm
    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 08/01/2012 01:02:47 CH

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenbuibahuy vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (13/01/2012)
  • #159863   08/01/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Càng đọc, càng nghĩ càng thấy thương cho những người dân bị oan, bị dồn vào bước đường cùng dẫn đến vi phạm pháp luật như anh Vươn. Thiết nghĩ, chính phủ nên thanh tra toàn diện sự việc này, kiên quyết xử lý những người vi phạm tạo ra nguyên nhân sự việc dân chống người thi hành công vụ. Đồng thời, cũng nên xem xét xử lý vi phạm của anh Vươn để anh ấy có cơ hội làm lại cuộc đời. Trong mắt tôi anh vẫn là 1 công dân tốt.

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuonggia78 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (10/01/2012) anhdv352 (09/01/2012)
  • #160084   09/01/2012

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Bắn mấy ông ra quyết định sai chứ bắn mấy người thi hành công vụ như vậy thì vừa nặng tội mà vừa oan ức cho người thừa lệnh cấp trên.

    Đất cát mãi là vấn đề muôn thuở của VIệt Nam, không biết 100 năm nữa có giải quyết được hết không? Động chạm đến đất của nhà nước thì chẳng có lý lẽ nào mà tranh cãi được. Hậu quả của những năm bao cấp còn dai dẳng, kiểu cấp đất, giao đất, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước...............
    Người ta biết tồn đọng nhưng ai giải quyết, cán bộ thì lo làm kinh tế, có học có đào tạo đâu mà
    giải quyết được, để họ làm lại gây ra tham nhũng thì càng loạn.

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hoangvhung vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (13/01/2012)
  • #160274   10/01/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Đây là vụ việc đã được đưa ra trên DanLuat của chúng ta. Xin trích lại nội dung của thành viên minhkhue247 vào ngày 07/06/2009 :

    Trích dẫn:

    Gia đình tôi có được Nhà nước giao đất để sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản, chấp hành tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước, nhưng khi có nhu cầu về sử dụng đất mà không được UBND huyện chấp nhận. Và đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất. Sau đây tôi xin trình bày một số vấn đề và mong giúp đỡ.
    Ngày 02/08/1999, UBND huyện Tiên Lãng( Hải Phòng), có quyết đinh số 471/QĐ-UB giao cho gia đình tôi diện tích 12,5ha đất có vị trí thể hiện trên bản đồ ruộng đất xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng lập năm 1996, tờ số(01, 02, 04)thửa số (7, 3, 5, 1) với mục đích nuôi trồng thủy sản.
    Ngày 10/03/2000 UBND huyện Tiên Lãng có quyết định số 415B/QĐ-UB về việc giao đất để nuôi trồng thủy sản với diện tích là 5,09, thể hiện trên bản đồ Lâm Ngiệp xã Vinh Quang (tờ số 6 thửa số 12)
    Ngày 04/04/2004 gia đình tôi đươc UBND huyện Tiên Lãng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cà 2 mảnh đất trên( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00005, 00006).
    Kể từ khi giao đất gia đình tôi đã bỏ ra hang tỉ đồng để cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tạo ra hành lang bảo vệ tuyến đê biển. Trong quá trình sử dụng đất gia đình tôi đã thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Luôn có nhu cầu sử dụng đất khi hết thời hạn giao đất
    Ngày 10/12/2004 UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định số 1490,1492/QĐ-UB, /> thu hồi toàn bộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản của gia đình tôi với 3 tiêu chí như sau:
    + Thu hồi không giao lại
    + Thu hồi không bồi thường
    + Thu hồi giao về cho phòng nông nghiệp, UBND xã Vinh Quang quản lí.
    Ngày 11/12/2004 huyện Tiên Lãng ra quyết định số 1487, 1486 thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi. Đồng thời từ đó đến nay UBND huyện Tiên Lãng nhiều lần ra thông báo yêu cầu gia đình tôi giao đất vô điều kiện cho UBND huyện Tiên Lãng. Sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, gia đinh tôi đã có đơn khiếu nại gửi UBND huyện Tiên Lãng để xem xét, giải quyết và xin tiếp tục được giao lại đất để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, nhưng UBND huyện Tiên Lãng đã không chấp nhận.

    Việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãmg như vậy có đúng pháp luật không? nếu muốn khiếu nại gia đình tôi cần phải làm gì?
    Mong giúp đỡ. Nếu cần thêm thông tin về viêc này tôi sẵn sàn cung cấp thêm. Xin chân thành cảm ơn

    Các anh chị em DanLuat và quý Luật sư có thể xem chi tiết Xin tư vấn về việc thu hồi đất  link: http://danluat.thuvienphapluat.vn/xin-tu-van-ve-viec-thu-hoi-dat-16976.aspx

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (13/01/2012)
  • #161316   16/01/2012

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần



    Đây là vụ việc đã được đưa ra trên DanLuat của chúng ta. Xin trích lại nội dung của thành viên minhkhue247 vào ngày 07/06/2009 :

    Trích dẫn:


    Gia đình tôi có được Nhà nước giao đất để sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản, chấp hành tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước, nhưng khi có nhu cầu về sử dụng đất mà không được UBND huyện chấp nhận. Và đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất. Sau đây tôi xin trình bày một số vấn đề và mong giúp đỡ.

    Ngày 02/08/1999, UBND huyện Tiên Lãng( Hải Phòng), có quyết đinh số471/QĐ-UB giao cho gia đình tôi diện tích 12,5ha đất có vị trí thể hiện trên bản đồ ruộng đất xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng lập năm 1996, tờ số(01, 02, 04)thửa số (7, 3, 5, 1) với mục đích nuôi trồng thủy sản.

    Ngày 10/03/2000 UBND huyện Tiên Lãng có quyết định số 415B/QĐ-UB về việc giao đất để nuôi trồng thủy sản với diện tích là 5,09, thể hiện trên bản đồ Lâm Ngiệp xã Vinh Quang (tờ số 6 thửa số 12)

    Ngày 04/04/2004 gia đình tôi đươc UBND huyện Tiên Lãng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cà 2 mảnh đất trên( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00005, 00006).

    Kể từ khi giao đất gia đình tôi đã bỏ ra hang tỉ đồng để cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tạo ra hành lang bảo vệ tuyến đê biển. Trong quá trình sử dụng đất gia đình tôi đã thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Luôn có nhu cầu sử dụng đất khi hết thời hạn giao đất

    Ngày 10/12/2004 UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định số 1490,1492/QĐ-UB, /> thu hồi toàn bộ diện tích đất nuôi trồng thủy sản của gia đình tôi với 3 tiêu chí như sau:

    + Thu hồi không giao lại

    + Thu hồi không bồi thường

    + Thu hồi giao về cho phòng nông nghiệp, UBND xã Vinh Quang quản lí.

    Ngày 11/12/2004 huyện Tiên Lãng ra quyết định số 1487, 1486 thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi. Đồng thời từ đó đến nay UBND huyện Tiên Lãng nhiều lần ra thông báo yêu cầu gia đình tôi giao đất vô điều kiện cho UBND huyện Tiên Lãng. Sau khi nhận được quyết định thu hồi đất, gia đinh tôi đã có đơn khiếu nại gửi UBND huyện Tiên Lãng để xem xét, giải quyết và xin tiếp tục được giao lại đất để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, nhưng UBND huyện Tiên Lãng đã không chấp nhận.



    Việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãmg như vậy có đúng pháp luật không? nếu muốn khiếu nại gia đình tôi cần phải làm gì?

    Mong giúp đỡ. Nếu cần thêm thông tin về viêc này tôi sẵn sàn cung cấp thêm. Xin chân thành cảm ơn



    Các anh chị em DanLuat và quý Luật sư có thể xem chi tiết Xin tư vấn về việc thu hồi đất  link: http://danluat.thuvienphapluat.vn/xin-tu-van-ve-viec-thu-hoi-d
     
    : nếu gia đoạn đó mà Luật sư nào dành thời gian tư vấn  thì có lẽ không xảy ra việc đáng tiếc ngày hôm nay, từ tháng 06 năm 2009  đến nay đã hơn 2 năm rồi mà kỳ lạ, quyền lợi sát sườn như vậy  gia đình không đi  tư vấn ở một đơn vị  công ty Luật hay văn phòng Luật sư nào đó!.
     Bài này  chắc  SMOD  DAONHAN duyệt đây mà xâu chuỗi sự kiện  và có  sựu ghép nối ngay! thanks DAONHAN

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
  • #160509   11/01/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Quả Bom Đoàn Văn Vươn

    Huy Đức

    Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

    Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện

    Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1997, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm... Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm.

    Theo Nghị định ngày 28-08-1999, nếu chính quyền Tiên Lãng không tùy tiện thì gia đình ông Vươn có quyền sử dụng phần đất này cho đến ngày 9-4-2017, tính từ ngày ông được huyện ký giao; tối thiểu cũng phải đến ngày 15-10-2013, nếu huyện “ăn gian” tính theo ngày Luật Đất đai có hiệu lực. Vấn đề là, cho dù đất được giao của gia đình ông Vươn hết hạn thì có phải là đương nhiên bị thu hồi để  giao cho người khác như cách mà Tiên Lãng đã làm. Luật Đất đai 2003 quy định hạn điền cho loại đất nuôi trồng thủy sản là 3 hecta và với phần đất vượt hạn mức của ông Vươn có thể áp dụng Điều 35 để cho ông tiếp tục thuê như quy định đối với đất đai nông nghiệp.

    Sở Hữu Toàn Dân

    Tuy dịch từ Hiến pháp 1936 của Liên xô, Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai”. Cho dù, từ thập niên 1960s ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970s ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức bị coi là thuộc “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980.

    Theo Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: “Trong bản dự thảo Hiến pháp 1980 do Chủ tịch Trường Chinh trình Bộ Chính trị vẫn đề nghị duy trì đa hình thức sở hữu, trên cơ sở khuyến khích 5 thành phần kinh tế. Theo tôi biết thì Bộ Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp Trung ương cũng không đồng ý quốc hữu hóa”. Nhưng, ngày 10-9-1980, trong một bài nói chuyện trước Ban chấp hành Trung ương có tựa đề, “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân. Đề ra như vậy hoàn toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Ông Nguyễn Đình Lộc, thành viên Ban thư ký của Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp 1980, thừa nhận: “Khi đó, uy tín Lê Duẩn bao trùm. Mặt khác, nhiều người cũng không hình dung được bản chất của sở hữu toàn dân là quốc hữu hóa”.

    Tuy chấp nhận quốc hữu hóa đất đai nhưng theo ông Tôn Gia Huyên, lúc bấy giờ là Vụ phó vụ Quản lý Đất đai, ông Trường Chinh chủ trương giữ nguyên hiện trạng chứ không tịch thu ruộng đất như điều mà Lenin đã làm với kulax ở Nga sau năm 1917. Ông Trường Chinh yêu cầu ghi vào Điều 20 của Hiến pháp 1980: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”.

    Khi Hiến pháp 1992 bắt đầu được soạn thảo, theo ông Phan Văn Khải: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi muốn sửa Hiến pháp theo hướng, trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân nhưng không thành công, chúng tôi đành phải tìm ra khái niệm, trao 5 quyền cho người sử dụng đất”. Trong Đại hội Đảng lần thứ VII, vòng I, nhiều nhà lãnh đạo địa phương đã lên tiếng ủng hộ “đa sở hữu hóa đất đai”. Nhưng, ở cấp cao, theo Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Đình Lộc: “Không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm, đụng đến chủ nghĩa xã hội. Khi chuẩn bị bài phát biểu về Hiến pháp cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, tôi có trình bày, nhưng ông Đỗ Mười nghiêng về sở hữu toàn dân. Ông tin vào điều ông Lê Duẩn nói, sở hữu toàn dân là quan hệ sản xuất tiên tiến. Ông Đỗ Mười tin, trước sau gì ta cũng tới đó nên cứ để vậy”.

    Các Nhà Làm Luật

    Luật Đất đai 1993 đã trao cho người dân 5 quyền: sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê quyền sử dụng đất. Nhưng, so với Hiến pháp1992, Luật Đất đai 1993 có một điểm lùi. Hiến pháp ghi: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Trong khi Luật chỉ giao đất cho cá nhân và chỉ giao có thời hạn. Ông Tôn Gia Huyên giải thích: “Thời hạn giao đất thực chất chỉ là ý chí chính trị, là sợi chỉ cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước”. Là ranh giới để trấn an những người vẫn còn tin, Việt Nam tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Nhưng, cái ranh giới tưởng có giá trị trấn an ấy đã lại rất mù mờ, mù mờ ngay trong đầu chính các nhà lập pháp. Tháng 7-1993, sau bốn buổi thảo luận trên Hội trường về Luật Đất đai, các đại biểu miền Nam đề nghị “giao đất lâu dài” như Hiến pháp 1992, trong khi các đại biểu miền Bắc và miền Trung lại tán thành giao đất có thời hạn; thậm chí có đại biểu còn đòi rút ngắn thời hạn giao đất xuống còn từ 10-15 năm. Trong tính toán của nhiều người, giao đất có thời hạn nghĩa là sau đó Nhà nước có thể lấy lại để giao cho người khác. Đại biểu Đặng Quốc Tiến, Bắc Thái, nói: “Đất ít, người đông, giao có thời hạn thì sẽ bảo đảm cho công tác điều chỉnh đất đai khi có biến động nhân khẩu”. Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ấy là Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, đã rất hăng: “Đi nghĩa vụ quân sự 2 năm thì kêu dài, giao đất 20 năm thì bảo ngắn”.

    Khi Luật Đất đại 1993 được đưa ra sửa đổi, Chính phủ đề nghị nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50 năm. Trong hai ngày 14 và 16-11-1998, nhiều đại biểu cũng đã phản ứng, thậm chí còn có phần gay gắt. Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thắng, Đại Lộc (Quảng Nam) ông Trần Văn Mai nói: “Số nông dân chưa có đất đang trông chờ cho hết thời điểm 20 năm, bây giờ đã được 5 năm, còn 15 năm nữa họ sẽ được chia đất. Nếu bây giờ ta tăng thời hạn lên 50 năm sẽ là một sự hụt hẫng lớn của nhân dân với Đảng”. Theo cách hiểu của ông Trần Văn Mai: “Hoặc hết hạn 20 năm, hoặc người sử dụng đất chết, chúng ta sẽ thu hồi cấp lại cho những nhân khẩu phát sinh”. Nhưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Hoan đã phát biểu: “Đừng lo cho 20 năm sau không có đất để phân phối lại. Bây giờ ở ta 80% dân số làm nông nghiệp. Không lẽ 20 năm sau cũng 80%?”. Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp ông Trương Minh Thái cho rằng: “Đừng nghĩ chúng ta chỉ có thể điều phối ruộng đất ở nông thôn bằng cách thu hồi rồi chia lại. Chúng ta đã giao cho người dân năm quyền, họ có thể để thừa kế, hoặc sang nhượng cho người chưa có đất”.

     

    Đất Dân Quyền Quan

    Năm quyền của người sử dụng đất sau đó được “pháp điển hóa” trong Bộ Luật Dân sự 1995 như các quyền dân sự. Quyền sở hữu, tuy “trá hình” này, vẫn là cơ sở pháp lý để hình thành thị trường địa ốc. Và trong giai đoạn đầu, nhờ tư vấn của World Bank, thị trường đã được điều hành bằng công cụ thuế. Cho dù do thuế suất quá cao, Luật Thuế Chuyển quyền sử dụng đất, ngay lúc ấy, đã khiến nhà đất đóng băng nhưng sử dụng công cụ thuế chính là thừa nhận giá trị các giao dịch dân sự liên quan tới đất đai.

    Tuy nhiên, chính quyền các cấp có vẻ như không mấy mặn mà với vai trò đứng ngoài. Các giao dịch, đặc biệt là mua bán đất đai đã bị hành chánh hóa: Nhà nước thu hồi đất của người bán rồi giao đất cho người mua. Thay vì thu thuế chuyển quyền, người mua phải đóng tiền sử dụng đất, đặt người có đất trong tình thế phải trả tiền hai lần.

    Đỉnh cao của sai lầm về chính sách là Pháp lệnh 14-10-1994 và Nghị định 18, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đó. Theo Nghị định 18, các tổ chức không còn được giao đất có đủ các quyền như Hiến pháp 1992. Những doanh nhân tiên phong như Tăng Minh Phụng, Liên Khui Thìn, Trần Quang Vinh… đã vay hàng ngàn tỷ đồng để mua đất, sau Nghị định 18 phải chuyển những lô đất ấy thành đất thuê và chỉ được thế chấp ngân hàng theo giá trị số tiền thuê đã trả cho nhà nước. Khi bị bắt, cũng nhân danh “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, Hội đồng thẩm định do Nhà nước lập ra đã tính, có những mét vuông đất, giá không bằng que kem. Đất biệt thự đường Trần Phú, Vũng Tàu, mà chỉ được Tòa công nhận giá ba-trăm-đồng/m2. Khoản chênh lệch giữa giá thực mua và giá của Tòa được coi là thất thoát để buộc tội các doanh nhân này lừa đảo.

    Trong tù, có lúc Minh Phụng nói với Luật sư Nguyễn Minh Tâm: “Xin luật sư hãy nhìn vào mắt em để xem em có phải là người lừa đảo?”. Ngày 12-7-1999, khi nghe Luật sư Tâm nhắc lại câu này Minh Phụng đã bật khóc trước Tòa. Cũng đầu tư vào đất đai cùng một phương thức tuy khác quy mô, nhưng, thái độ của Nhà nước với giá đất đã biến ông Lê Văn Kiểm, Huy Hoàng, thành anh hùng và tử hình ông Tăng Minh Phụng.

     

    Danh Chính Ngôn Thuận

    Đầu tháng 12-2011, Chính quyền Đà Nẵng nơi ông Nguyễn Bá Thanh là Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đã đề nghị cho tư nhân sở hữu đất đai. Sau 20 năm lãnh đạo một địa phương, có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh nhìn thấy,quyền sở hữu trá hình đã đặt đất đai của người dân vào tay chính quyền cấp huyện với quá nhiều rủi ro. Điều 38, Luật Đất đai 2003, nói: Nhà nước chỉ thu hồi đất khi “cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế” (khoản 7). Nhưng, tại khoản 10 cũng của Điều 38, Luật lại mở ra khả năng: Nhà nước thu hồi những phần đất “không được gia hạn khi hết thời hạn”. Chính quyền cấp huyện được Luật giao quyền giao đất và thu hồi đất của cá nhân và hộ gia đình. Nếu chính quyền Tiên Lãng áp dụng điều 67, tiếp tục giao đất cho ông Vươn, thì đã không có gì xảy ra, nhưng họ đã đẩy ông vào khoản 10, Điều 38: Thu hồi đất vì “không được gia hạn” khi thời hạn giao đất của ông đã hết.

    Sau “trái bom Đoàn Văn Vươn”, chúng ta biết, khu đất đầm mà anh có không phải là đất được nhà nước giao mà là đất do gia đình anh phải lấn biển, khai hoang. Suốt 5 năm “trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya”, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số, tạo nên bãi bồi màu mỡ và một khu đầm nuôi tôm cá rộng gần 40 hecta. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì khi cha mẹ mải làm con gái của anh đã rơi xuống cống. Đừng nói chuyện thu hồi, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng phải xấu hổ khi ký quyết định giao cho anh Vươn phần đất của chính anh, phần đất mà anh Vươn đã phải gắn bó suốt 20 năm, đã đổ cả mồ hôi và máu

    Nếu như, quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, thì cách khai hoang, lấn biển của gia đình anh Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng cho người dân để ngày nay Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Nếu như quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, Chính quyền không thể hành chính hóa các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Các đại gia không thể thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ mua không được.

    Nhưng đó là câu chuyện có thể được thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp. Người dân đang dõi theo thái độ của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước trường hợp Đoàn Văn Vươn.

    Theo cách giải thích của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thì đất ông Vươn nằm trong vùng quy hoạch xây dựng một sân bay quốc tế. Nếu thu hồi bây giờ hoặc chuyển thành thuê thì mai này nhà nước không phải bồi thường cho ông Vươn. Đỗ Hữu Ca nói: “Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Có thể Đỗ Hữu Ca là một công chức mẫn cán chứ không phải là “cụ Bá”. Nhưng, lo quyền lợi của nhà nước sao không tính quyền lợi của dân, không tính máu và mồ hôi 20 năm của gia đình anh Vươn. Chắc Đỗ Hữu Ca không nghĩ, anh em, bà con ông và chỉ vài năm nữa chính ông cũng là dân

    Đỗ Hữu Ca có lẽ không nhớ chuyện anh rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng 17-4-2009, bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 185 hecta cao su của ông để làm khu công nghiệp. Ông đã không đồng ý cho giải tỏa, mặc dù, 185 hecta cao su này ông có được nhàn hạ hơn so với công sức khai hoang, lấn sóng của anh Vươn và mức đền bù thì cao hơn gấp 20 lần giá vốn. Nhắc lại câu chuyện này để thấy, bất luận là ai, khi phải đối diện với tấc đất của mình thì mới thấy của đau, con xót.

    Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng. Từ năm 2013, ruộng đất của nông dân bắt đầu lần lượt hết hạn giao đất. Nếu như quyết định của Chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền không bị coi là sai, hơn 500 chủ tịch huyện trên cả nước có thể noi gương thu hồi đất đáo hạn của nông dân để… giao, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Đừng chậm trễ và đừng để “quả bom Đoàn Văn Vươn” lại nổ.  

    Nguồn: http://www.facebook.com/notes/osin-huyduc/qu%E1%BA%A3-bom-%C4%91o%C3%A0n-v%C4%83n-v%C6%B0%C6%A1n/322361737787061

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 11/01/2012 05:42:15 CH Sửa bố cục
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    Unjustice (11/01/2012) thuonggia78 (13/01/2012)
  • #160567   11/01/2012

    anhtt007
    anhtt007
    Top 500
    Male


    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:04/04/2011
    Tổng số bài viết (121)
    Số điểm: 1732
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 106 lần


    Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh động

    (Dân Việt) - Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống.

    Khi viết "Bước đường cùng", nhà văn Nguyễn Công Hoan "đẩy" nhân vật chính – Pha - vào thế bị bần cùng hóa, chẳng còn gì để mất. 84 năm trước đây, trong đời thật, anh em nhà Mười Chức, trong thế bước đường cùng, đã đổi 5 mạng sống của gia đình, trong đó có một con người thậm chí chưa kịp được sinh ra, để giữ đất, cũng là lẽ sinh tồn, trong vụ án nổi tiếng, xảy ra vào năm 1928 tại Bạc Liêu.

    Có lẽ, khi đặt mìn, xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5.1, anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi phạm pháp của mình mang lại (?).

    Nhưng vì sao cả Pha, cả anh em Mười Chức thời xưa, và nay là Đoàn Văn Vươn sẵn sàng đánh đổi với cái giá quá đắt đến như vậy?

    Công an, bộ đội gỡ mìn cài trong trang trại của Đào Văn Vươn.  T.L

    Câu trả lời thực ra không khó. Họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Như 300.000 hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng, 100.000 hộ nông dân ở vùng nghèo khó Đông Nam Bộ và hàng trăm ngàn nông hộ khác trên khắp dải đất chữ S này.

    Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống. Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.

    Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách thức thần biển.

    Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự tin: "Người thách đấu, tôi không sợ. Chỉ sợ trời thách đố tôi thôi". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20.000m3 đất, đá đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng.

    Và, với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ ngơi 50ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ trời. Nhưng xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".

    Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn và công cuộc trường chinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên báo Đời sống và Pháp luật 14 tháng trước.

    Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư liệu sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư liệu sản xuất.

    Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất "bước đường cùng" trong thân phận của anh, một thân phận mà các nhà văn hiện thực phê phán đã nhiều lần nói tới, tưởng như chỉ xảy ra thời kỳ phong kiến: Cố cùng liều thân.

    Vì sao một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại có thể manh động, bạo lực đến như vậy?

    Câu trả lời, đơn giản đến tàn nhẫn: Người nông dân này bị thu hồi khi thời hạn giao đất đã hết 14 năm chứ không phải 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 để có một sinh kế. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm và thậm chí… 99 năm.

    Nguyên do của những hành động vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm là từ quyết định mang tính tước đoạt, nhấn mạnh là không một xu bồi thường, làm những người nông dân như Đoàn Văn Vươn mất toàn bộ tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng hóa. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.

    Có hai kỷ lục về câu chuyện mất đất được nói đến trong thời gian gần đây. Ở Đà Nẵng, có trên 40.000 hộ nông dân bị mất đất do phải di dời, giải tỏa. Ở Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích "nhỏ nhất nước", sau 10 năm "trải thảm đỏ", 3.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc "Cứ 5 hộ dân thì có 1 hộ mất đất canh tác"; "Có những thôn xóm mà 90-95% diện tích đất nông nghiệp bị "khai tử", có lẽ cũng là một kỷ lục khác.

    Website Hội NDVN hồi đầu năm nay đã đưa ra các con số: Vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ. Đông Nam Bộ cũng khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội: 138.291 hộ và TP.HCM: 52.094 hộ. Theo cách tính toán khá chi li của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay.

    Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất là mất chiếc cần câu cơm. Có nghĩa là mất hết. Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.

    Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương.
    danviet.vn

    Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn!!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhtt007 vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (13/01/2012) thuynguyen1010 (26/02/2012)
  • #160632   12/01/2012

    thanhsangtran88
    thanhsangtran88

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Sau này, khi khởi kiện ra tòa án vì cho rằng quyết định hành chính xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người khởi kiện cần phải nắm rõ các quy định về pháp luật tố tụng hành chính. Theo như quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010 thì Biên bản thỏa thuận không có giá trị pháp lý, việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện vì cho rằng hai bên đã thỏa thuận dẫn tới quyết định hành chính đó vẫn có hiệu lực thi hành, nếu người đó không tự nguyện thi hành thì cơ quan đã ra quyết định hành chính đó sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành. Trước hết, sau khi đã có biên bản thỏa thuận thì người khởi kiện nên gửi biên bản đó đến cơ quan đã ra quyết định hành chính, yêu cầu cơ quan này phải ra một quyết định hành chính mới có nội dung như đã thỏa thuận và thu hồi hủy bỏ quyết định hành chính nói trên. Sau khi, cơ quan đã ra quyết định hành chính mới có nội dung như đã thỏa thuận và thu hồi hủy bỏ quyết định trên thì người khởi kiện mới đến tòa án để rút đơn khởi kiện, trong trường hợp này tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Có như vậy, sẽ tránh được các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tới bất kì đâu.

    Trần Thanh Sang,

    Email: thanhsangtran88@gmail.com

    Cell phone: 0919.265.968

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhsangtran88 vì bài viết hữu ích
    daonhan (12/01/2012) thuonggia78 (13/01/2012)
  • #160812   13/01/2012

    thanhsangtran88
    thanhsangtran88

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    #ffffff;">Công bố thông tin phía sau vụ 6 chiến sĩ bị xả súng
    #5f5f5f; text-align: -webkit-auto; background-color: #ffffff;">(Dân trí) - Lật lại nguyên do vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn, đại diện TAND Hải Phòng cho biết, trong quá trình giải quyết khiếu kiện của chủ đầm trước đó, thẩm phán đã "nhầm lẫn" vụ việc của ông Vươn với một chủ đầm tôm khác!
     >>  Nổ mìn, xả súng trong buổi cưỡng chế, 6 chiến sĩ trọng thương
     >>  Lời khai đối tượng xả súng làm trọng thương 6 chiến sĩ
     >>  Khởi tố vụ nổ mìn, xả súng làm 6 chiến sĩ trọng thương
    #ffffff; font-family: 'times new roman';">
    Chiều tối ngày 12/1, tại trụ sở UBND TP Hải Phòng đã diễn ra cuộc họp báo công bố thông tin vụ chống đối cưỡng chế đầm tôm xảy ra trên khu đất ông Đoàn Văn Vươn (xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng). Một số tình tiết trước và sau vụ án được hé mở…
     
    Tại cuộc họp báo, sau khi thông tin về sự chống đối của gia đình ông Vươn trong buổi cưỡng chế ngày 5/1 vừa qua  khiến 6 chiến sỹ bị thương, đại diện UBND Tp Hải Phòng cũng điểm lại quá trình giao đất và những bất đồng nảy sinh giữa các hộ và UBND huyện Tiên Lãng.
     
    Quang cảnh buổi họp báo tại trụ sở UBND TP Hải Phòng chiều tối 12/1. (Ảnh: Q.Đ)
     
    Theo đó, ngày 04/10/1993 UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định số 447/QĐ-UB giao cho ông Vươn diện tích 21 ha đất bãi biển thuộc địa bàn hành chính xã Vinh Quang để ông Vươn nuôi trồng thủy sản với thời hạn 14 năm.

    Ngày 02/3/1997, ông Vươn có đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích mà ông đã đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Ngày 09/4/1997, UBND huyện đã ra quyết định số 219/QĐ-UB xử phạt hành chính 1 triệu đồng với hành vi lấn chiếm đất đai của ông Vươn. Cũng ngày 09/4, UBND huyện Tiên Lãng lại ban hành Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Vươn 19,3 ha là phần đất ông Vươn sử dụng vượt so với quyết định giao ban đầu, đều có thời hạn 14 năm. Tổng diện tích ông Vươn được UBND huyện Tiên Lãng giao đất để nuôi trồng thủy sản là 40,3 ha. 

    Ông Ngô Văn Phích: "Người thừa quyền Chánh án đã nhầm lẫn giữa trả lời khiếu nại của ông Luân thành trả lời cho ông Vươn."

    Theo luật đất đai năm 2003, đến thời điểm hết thời hạn giao đất, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành làm thủ tục để thu hồi toàn bộ 40,3 ha đất cho ông Vươn thuê. Riêng đối với diện tích 19,3 ha, sau khi làm các thủ tục theo quy định, ngày 07/4/2009 UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 461/QQĐ-UBND thu hồi 19,3 đất giao đã hết hạn sử dụng đối với ông Vươn. 

    Ông Vươn đã khiếu nại Quyết định số 461/QQĐ-UBND, tiếp đến ngày 19/6/2009, UBND huyện Tiên Lãng lại ra Quyết định số 1237/QĐ-CTUBND về việc giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất đối với ông Vươn. 

    Không đồng ý với việc giải quyết của UBND huyện, ông Vươn đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Ngày 20/1/2010, TAND huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm bản án số 01/2010/HCST tuyên giữ nguyên quyết định thu hồi đất số 461/QQĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng. 

    Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Vươn tiếp tục làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa hành chính TAND TP Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ. Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo (ông Vươn) đã có đơn xin rút lại nội dung kháng cáo nên ngày 22/4/2010 TAND TP đã ra Quyết định số 02/2010/HCPT-QĐ đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. Bản án sơ thẩm lại có hiệu lực.

    Ông Lê Văn Hiền: "Khi hết thời hạn thuê đất mà chủ đầm không trả thì cưỡng chế".

    Giải thích về việc TAND TP có “uẩn khúc” trong việc ra quyết định đình chỉ việc xét xử vụ án hành chính nói trên, tại cuộc họp báo, ông Ngô Văn Phích - Phó Chánh án TAND TP cho hay: “Thẩm phán Ngô Văn Anh - người thừa quyền Chánh án đã nhầm lẫn giữa trả lời khiếu nại của ông Vũ Văn Luân (một chủ đầm tôm xã Quang Vinh cũng thuê đất nuôi trồng thủy sản) thành trả lời khiếu nại dành cho ông Vươn. 

    Tại buổi họp báo, nhiều cơ quan báo chí đặt vấn đề, buổi hoà giải ngày 9/4/2010 tại trụ sở TAND TP Hải Phòng do Thẩm phán Anh chủ trì thì người kiện (ông Luân) đã đồng ý rút đơn khi được đại diện UBND huyện Tiên Lãng (ông Phạm Xuân Hoa - Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện) hứa, nếu ông Luân rút đơn thì UBND huyện sẽ tiếp tục cho ông Luân thuê đất theo quy định”.

    Tiếp đến ngày 25/6/2010, TAND TP Hải Phòng đã gửi văn bản trả lời ông Vươn (với tư cách là người khởi kiện) rằng “trong qúa trình giải quyết ở cấp phúc thẩm, TANDTP Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thoả thụân với nhau để giải quyết vụ án…, đại diện UBND huyện Tiên Lãng cũng nhất trí cho ông thuê lại đất theo quy định của pháp luật”.

    Ông Phích đối đáp: “Việc sai sót này là do lỗi của thẩm phán Anh”. TAND TP đã nhận rõ sai lầm trong việc sai sót do nhầm lẫn của thẩm phán Anh, theo đó khuyết điểm của thẩm phán Anh đã được kiểm điểm trước cơ quan.

    Tại cuộc họp báo, ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cũng thừa nhận, UBND huyện đã cho ông Vươn thuê tổng diện tích 40,3 ha đất. Trong đó, có 21 ha đang tiến hành các thủ tục thu hồi theo quy định, riêng 19,3 ha đã có quyết định thu hồi.

    Vụ cưỡng chế ngày 5/1 khiến 6 chiến sĩ công an, quân đội trọng thương gây xôn xao dư luận

    Việc thu hồi đất không có bồi thường là theo quy định của luật Đất đai năm 2003, khi hết thời hạn thì không thể gia hạn. Ông Vươn đã không thực hiện hoàn trả khi hết hạn thì huyện tiến hành cưỡng chế. 

    “Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng huyện làm nhiệm vụ thì lại bị cài mìn gây thương tích cho 6 cán bộ, chiến sĩ tại ngôi nhà ông Vươn xây dựng để nuôi trồng thủy sản, không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế vào ngày 05/1 vừa qua. Việc ngôi nhà bị lực lượng làm nhiệm vụ phá dỡ và việc gây án của những đối tượng chống đối cưỡng chế đang được cơ quan công an làm rõ và sẽ có kết quả sau quá trình điều tra, làm rõ vụ án” - ông Hiền cho hay.

    Liên quan đến vụ việc này còn khá nhiều uẩn khúc trước và sau việc UBND huyện Tiên Lãng tiến hành thu hồi đất và cưỡng chế vào ngày 05/1, cần được làm sáng tỏ trước công luận. Kết thúc buổi họp báo, UBND TP Hải Phòng cho biết sẽ tiếp tục thông tin với cơ quan báo chí sau khi cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra và thu thập đủ thông tin sự việc trong thời gian sớm nhất.
     
    Tại buổi họp báo, ông Phạm Hữu Thư - Chánh văn phòng, là người phát ngôn chính thức của UBND TP - cho biết, vụ chống đối lực lượng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng xảy ra trên khu đầm tôm, nơi ông Đoàn Văn Vươn thuê theo hợp đồng đã hết hiệu lực với UBND huyện Tiên Lãng.

    Vào 7 giờ 30 phút ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế thu hồi đất theo kế hoạch của UBND huyện. Tuy nhiên, khi lực lượng làm nhiệm vụ tiến đến khu đầm ông Vươn đang sử dụng thì những người liên quan đã bố trí 3 lớp hàng rào để ngăn chặn lực lượng cưỡng chế. Tổ công tác tiến vào hàng rào thứ 3 khu vực cưỡng chế thì các đối tượng bên trong nhà coi đầm kích nổ mìn tự tạo chôn sẵn dưới đất và sử dụng súng đạn hoa cải bắn làm bị thương 6 cán bộ, chiến sĩ công an huyện và Ban chỉ huy quân sự huyện.

    Ngay sau đó, những người bị thương được đưa đi cứu chữa tại bệnh viện, sự việc lập tức được báo cáo lên Giám đốc Công an TP để triển khai trinh sát nhanh chóng vào cuộc bao vây, truy bắt các đối tượng gây án.
     
    Đến ngày 11/1, CQĐT Công an TP đã khởi tố vụ án với tội danh “giết người”; “chống người thi hành công vụ” với Đoàn Văn Vươn và 5 đối tượng liên quan đến vụ án.
     
    Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc.
     
    Ông Đoàn Xuân Lĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết công giáo TP Hải Phòng, Hội thẩm nhân dân TAND TP Hải Phòng:
    Thẩm phán Anh có hòa giải vụ ông Vươn

    Tôi là hội thẩm nhân dân của TAND TP Hải Phòng nhiều năm. Hôm đó tôi được mời tham gia tố tụng một phiên tòa dân sự ở tòa này. Tôi lên phòng Thẩm phán Ngô Văn Anh để chờ ông ấy đi xử. Tôi thấy có hai cán bộ huyện Tiên Lãng, một người là ông Hoa, một người tôi không biết tên ở trong phòng. Một bên là anh Luân (Vũ Văn Luân), anh Vươn (Đoàn Văn Vươn). Tòa mời các anh lên làm hòa giải giữa hai bên.

    Hai bên thỏa thuận với nhau, hai cán bộ huyện vận động ông Luân, ông Vươn rút đơn kháng cáo, tòa không phải xử nữa thì huyện sẽ cho thuê lại đất. Ông Ngô Văn Anh, Chánh tòa Dân sự TAND TP Hải Phòng, làm “trọng tài” ngồi giữa. Ông Anh nói: thôi giờ thế này, có đơn kiện đây, tôi gọi hai bên lên để giải hòa, chúng tôi không phải xét xử. Nếu rút đơn thì không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Thế nhưng phải ưu tiên cho họ thuê đất. Bên kia bảo thế thì rút đơn đi, không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Hai bên thỏa thuận với nhau để về cho thuê lại đất. Hai bên ký với nhau thế nào tôi không rõ, chỉ nghe hẹn nhau nay mai về Tiên Lãng làm bữa thịt chó…

    Ông Phạm Văn Tỉnh, phó chánh thanh tra tổng cục quản lý đất đai:

    Phải tính đến chuyện bồi thường 

    Chính quyền thu hồi đất mà không bồi thường, hỗ trợ cho ông Vươn là chưa hợp lý. Theo luật, đất được giao mà thu hồi trước thời hạn thì người sử dụng đất được bồi thường đối với đất và tài sản trên đất trên cơ sở tính giá trị còn lại. Nếu thu hồi đất này đúng thời hạn thì không được bồi thường về đất nhưng được hỗ trợ với công trình trên đất như nhà trông coi nơi nuôi trồng thủy sản, cống dẫn nước, bờ bao… 

    Theo tôi, cần giao lại đất cho hộ gia đình ông Vươn và đảm bảo đúng theo hạn mức do pháp luật quy định. Số diện tích còn lại, địa phương cho gia đình ông Vươn thuê hết hoặc chỉ cho thuê một phần. Nếu chỉ cho thuê một phần thì phần còn lại địa phương thu hồi rồi có thể đưa ra đấu thầu. Phần đưa ra đấu thầu, gia đình ông Vươn cũng được tham gia đấu thầu bình đẳng như những hộ dân khác trong khu vực. 

    Việc người dân phản ứng tiêu cực, chống lại lực lượng cưỡng chế như vậy là sai. Hành động như vậy là không thể chấp nhận. Nếu người dân bình tĩnh thì đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Tuy nhiên, trong vụ việc này, lỗi của chính quyền cũng có nhiều, rồi còn ép dân. Trong việc thu hồi đất, cần phân tích cho người dân hiểu. Huyện Tiên Lãng phải nghiêm khắc tự kiểm lại mình trong việc giao và thu hồi đất. 

    Qua sự việc này, các địa phương khác cũng cần xem lại việc giao, cho thuê, thu hồi đất, nếu thấy chưa hợp lý thì phải điều chỉnh. Việc điều chỉnh này tránh làm thiệt hại tới người dân. Làm được như vậy có thể tránh được những xung đột, mâu thuẫn không đáng có giữa người dân với chính quyền... 

    Ông Phạm Hữu Thư, Chánh Văn phòng UBND TP. Hải Phòng

    Nên ủng hộ việc cưỡng chế của huyện (!) 

    Khi các phóng viên đặt rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, ông Phạm Hữu Thư (người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng), liên tục nhắc do đã muộn nên cần sớm kết thúc cuộc họp báo. Thậm chí ông Thư còn “mặc cả” với phóng viên “hỏi nốt câu hỏi này thôi nhé”. “Trong bối cảnh hiện nay, không nên đi sâu vào hoàn cảnh của người sai phạm mà nên thông tin ủng hộ việc cưỡng chế của huyện Tiên Lãng” - ông Thư nói.

    Ông Đào Chung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai:

    Bộ đã yêu cầu Sở TN&MT Hải Phòng báo cáo 

    Bộ TN&MT đã yêu cầu Sở TN&MT TP Hải Phòng báo cáo ngay về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Việc xử lý trước tiên là do địa phương, trên cơ sở đó Bộ sẽ xem xét. Nếu việc xử lý không đúng, Bộ sẽ “tuýt còi”.
     
    Theo Hoàng Vân
    (PLTPHCM)

    Quốc Đô

    Logic sẽ đưa bạn từ điểm A tới điểm Z còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tới bất kì đâu.

    Trần Thanh Sang,

    Email: thanhsangtran88@gmail.com

    Cell phone: 0919.265.968

     
    Báo quản trị |  
  • #160914   14/01/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    'Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

    Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

    - Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?

    - Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.

    Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.

    - Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?

    - Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.

    Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
    Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng.

    - Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?

    - Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.

    Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.

    Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.

    - Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?

    - Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc.

    Lực lưỡng cưỡng chế gồm cả trăm cảnh sát được trang bị vũ khí ập vào khu vực cưỡng chế.
    5/1 trở thành ngày tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.

    - Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?

    - Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.

    Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.

    Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.

    - Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?

    - Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.

    Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.

    Tiến Dũng thực hiện ( Vnexpress)

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #160924   14/01/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Bộ trưởng đương vị mà có thể nói được như ông Võ có phải dân được nhờ không nhỉ.
    Haizzz, giờ văn phòng mình toàn nhận những vụ kiện hành chính đối với UBND, mình nhận thấy một điều rằng, thực trạng hiện nay, một bộ phận người có quyền thường hay lợi dụng quyền của mình để cướp trắng đất của dân mà không hề theo bất cứ quy định nào của pháp luật cả. Trong khi đó, khi dân khiếu nại thì cấp trên bao che không giải quyết, tòa án thì sợ xét xử vì còn bị phụ thuộc về mặt đảng ủy.
    Haizz, nói chung, nếu muốn công bằng hơn nữa thì nên tách TAND, VKSND ra khỏi cái dây của UBND là tốt nhât, để dân đỡ khổ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (14/01/2012)