Grab và những dự đoán “Độc quyền”

Chủ đề   RSS   
  • #488304 30/03/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Grab và những dự đoán “Độc quyền”

          Theo thông tin mới đây nhất, trong năm 2017 Uber mang khoản lỗ 4,5 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và sẽ bán mảng kinh doang cho Grab để đổi lấy cổ phẩn, nỗi lo ngại với sự độc quyền trong tương lai dần hình thành.

          Có nhiều suy đoán được đưa ra trước khi sự việc diễn ra trên thực tế. Thứ nhất, cả hai vẫn hoạt động bình thường chỉ chia sẻ nguồn dữ liệu khách hàng. Thứ hai, Uber rút lui khỏi thị trường, thị phần thuộc về Grab và lúc này phải kể đến việc độc quyền và những “cái giá” mà người dùng và tài xế phải trả. Tuy nhiên, để xác định Grab có giữ thế độc quyền khi Uber bán thị phần không, đó còn là cả một câu chuyện.

           Đưa ra phương châm hoạt động “cạnh tranh công bằng”, pháp luật nước ta đã có những can thiệp để điều chỉnh những hành vi mang tính độc quyền này. Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Xác định nội dung của Grab, vẫn có nhiều quan điểm xoay quanh việc Grab là là công ty công nghệ hay là doang nghiệp vận tải. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc có hay không thế độc quyền khi Uber không còn tồn tại. Nếu là dịch vụ taxi thông thường

           Trường hợp sau khi sáp nhập xuất hiện yếu tố độc quyền thì sẽ phải tuân thủ pháp luật liên quan – nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức.

    CÁC HÀNH VI ĐỘC QUYỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

           Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 thì các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh:

    - Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. (được hướng dẫn từ Điều 23 đến Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là việc bán giá thành  thấp hơn tổng chi phí cấu thành và chi phí lưu thông, các trường hợp hạ giá bán phải được niêm yết công khai, quy định về giá thành sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phạt tiền đến 10% doanh thu, tịch thu khoản lợi thu được, cơ cấu lai doanh nghiệp,… theo quy định tại điều 16, Nghị định 71/2014/NĐ-CP).

    - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (đó là các hành vi áp đặt giá mua gây thiệt hại cho khách hàng đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất khi không có khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh,…. Hoặc hành vi áp đặt giá bán vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày trong điều kiện không có biến động bất thường,…sẽ áp dụng chế tài theo quy định tại điều 17 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% doanh thu trong năm tài chính trước hoặc một số hìn thức phạt bổ sung khác)

    - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP bằng hành vi cắt, giảm cung ứng, ấn định lượng cung ứng, găm hàng không bán hoặc chỉ cung ứng, mua hàng với một số nơi nhất định và các hành ci tiêu hủy, đe dọa với những sáng chế, giải pháp hữu ích,… Các hành vi trên sẽ áp dụng Điều 18 Nghị định 71/2014/NĐ-CP bằng hình thức phạt tiền 10% tổng doanh thu hoặc các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đã gây ra,…)

    - Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; ( Điều 29 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là việc tạo nên sự bất bình đẳng  về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán,… giưã doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,… hành vi sẽ bị xửu lý theo Điều 19 Nghị định 71/2014/NĐ-CP phạt 10% tổng doanh thu ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả,…)

    - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ( Là hành vi hạn chế sản xuất, phân phối, về địa điểm bán lại, về khách hàng mua và hình thức, số lượng hàng hóa quy định tại Điều 30 Nghị định 116/2015/NĐ-CP, thực hiện xử lý hành chính theo Điều 20 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% tổng doanh thu và các hình thức xử phạt bổ sung đồng thời khắc phục hậu quả tùy theo mức độ,..)

    - Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. ( hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới, bán hàng hóa với mứuc giá đủ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh,… sẽ bị xử lý theo Điều 21 Nghị định 71/2014/NĐ-CP và các biện pháp hành chính tương tự như các trường hợp trên)

    - Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; (là hành vi buộc khách hàng chấp nhận vô điều kiện với những nghĩa vụ khó khăn theo quy định tại Điều 32 Nghị định 116/2015/NĐ-CP)

    - Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. ( là việc lợi dụng vị trí độc quyền thực hiện đơn phương, chấm dứt hủy bỏ hợp đồng mà không báo trước và cũng có biện pháp chế tài hoặc dựa vào một số lý do không liên quan trực tiếp đến hợp đồng,..)

         Theo ông Trương Đình Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay, Grab chiếm 28,5% doanh thu thị trường vận tải taxi. Lợi nhuận về tay họ chỉ thông qua phần mềm gọi xe, đặt xe. Vì vậy, sau khi thâu tóm Uber Đông Nam Á, cần làm rõ vị trí thống lĩnh thị trường taxi hay độc quyền của Grab để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và công bằng.

          Là mối an nguy khi một hàng hóa, dịch vụ mang tính độc quyền từ việc không quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý mà vẫn có nguồn thu cao, giá cả lũng đoạn lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, cần có sự can thiệp kịp thời từ các đơn vị chức năng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và ổn định nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

     
    13730 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    TuyenMyn (01/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #488327   30/03/2018

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Thế là Uber được Grap thu mua lại thì toàn bộ hệ thống bây giờ của Grap đặt xe chỉ còn Grap chứ không còn uber. Khách hàng cũng không còn nhiều lựa chọn 1 là Grap hoặc các hãng taxi truyền thống như Mai Linh hay Vinashun (Ở Sài Gòn các hãng này là hãng chính).

     
    Báo quản trị |  
  • #488360   31/03/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Nhìn tình hình khả quan hiện nay thì do phía grab vẫn được sự ưa chuộng nhiều hơn từ phía người đi nên lượng khách hàng chọn grab khá nhiều. Ubẻ sau khi vào thị trường VN thì vẫn chưa có bước tiens cụ thể và số lượng khách hàng ít hơn so với grab nên trước tính hình đó nên có sự chuyển biến và nhượng lại cho grab. Nếu tiếp tục thì có thể không đảm bảo được hoạt động kinh doanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #488648   02/04/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Sau thương vụ Grab-Uber, lợi thuộc về ai?

    Sau nhiều năm đối đầu trong thị trường Đông Nam Á, ngày 8/4/2018 Uber sẽ chính thức rút khỏi thị trường. Bán toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Đông Nam á cho Grap. Sau thương vụ bán, sáp nhập, Uber có 27,5% cổ phần trong Grap và CEO Dara Khosrowshahi sẽ qua tham gia HĐQT của Grab.

    Nhìn về thương vụ này, chúng ta lại nhớ đến thương vụ giữa Google và Yahoo trước đây. Hai đối thủ lớn sáp nhập vào nhau sẽ được lợi và hại gì cho cả hai bên và sự thay đổi của thị trường sẽ đi về hướng nào?

    Về phía Grab:

    -       Mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á giúp cho Grab vươn lên vị trí thống lĩnh thị trường. Trở thành độc quyền trong thị trường Đông Nam Á. Toàn bộ sân chơi giờ đã không còn đối thủ.

    -       Dưới góc độ người tiêu dùng, ta có thể thấy được rằng sau khi vắng bóng Uber, Grab hoàn toàn có thể tăng cước phí sử dụng dịch vụ, thêm nữa là tăng mức chiết khấu đối với tài xế.

    -       Sau khi Uber tháo chạy, hàng ngàn tài xế bị bỏ rơi sẽ về đầu quân cho Grab, cũng như lượng khách hàng của Uber chuyển qua Grab cũng là một số lượng đáng kể

    -       Tuy nhiên, Uber rời khỏi thị trường Đông Nam Á cũng kéo theo sự phân chia lại thị trường. Bởi lẽ, tại Việt Nam, các ông lớn khác cũng đang tiến hành phát triển thị trường như Phương Trang, Mai Linh nhằm thừa cơ hội chiếm lấy thị phần của Uber vừa bỏ trống (thu hút tài xế, khách hàng,..). Cuộc chạy đua tranh giành thị trường nay càng khốc liệt hơn (mặc dù Grap vẫn đang chiếm ưu thế)

    -       Mặt khác, cho dù áp dụng nhiều ưu đãi và lời hứa sẽ nhận hết tài xế của Uber. Nhưng, không phải tài xế nào cũng sẽ về đầu quân cho Grab (vì theo nhiều tài xế, mức phí của Grap là quá cao). Và không phải khách hàng tin dung nào của Uber cũng tin dung Grab.

    -       Thêm nữa, không còn Uber, những áp lực về pháp luật và sự cạnh tranh với các hang Taxi như Vinasun, các hang taxi truyền thống khác… sẽ đổ dồn vào Grab. Để vượt qua những áp lực này thật không hề dễ dàng.

    Về phía Uber

    -       Mặc dù rời khỏi thị trường Đông Nam Á, nhưng Uber vẫn còn cổ phần trong Grab, vẫn được hưởng lợi từ các hoạt động kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á

    -       Mặt khác, Uber vẫn hoạt động kinh tại các quốc gia ở Châu Âu và Châu Mỹ. Việc rút khỏi thị trường Đông Nam Á sẽ giúp Uber tập trung hơn và khẳng định vị thế của mình tại các thị trường đầy tiềm năng này

    Trong mỗi thương vụ đều có được và mất. Mỗi người đều có một định hướng phát triển riêng. Cái chúng ta nhìn thấy là Grap đánh bại Uber tại thị trường Đông Nam Á. Nhưng thực ra, những gì mỗi bên nhận được không chỉ là những gì thể hiện trên bản hợp đồng để mua bán và sáp nhập. Cái đạt được là chiến lược kinh doanh mà mỗi bên đang theo đuổi.

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 03/04/2018 02:46:15 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 03/04/2018 12:17:41 SA Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 02/04/2018 11:59:50 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    giangmoom (04/04/2018)
  • #488654   03/04/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Mình thì thấy ở Việt Nam hiện nay, Uber rõ ràng bị lép vế so với Grap bởi Grap đánh vào phân khúc khách hàng bình dân, giá rẻ còn Uber phân khúc thị trường khách hàng cao cấp hơn. Chưa biết câu chuyện rồi sẽ đi đến đâu nhưng việc Grap mua lại Uber có thể sẽ tạo nên một vị thế độc quyền cho Grap khi toàn bộ các phân khúc từ cao cấp đến bình dân đều do Grap nắm giữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #488655   03/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Grab bạn ơi, không phải Grap 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (04/04/2018)
  • #488675   03/04/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Bình thường thì mình vẫn hay chọn đi Grab hơn là Uber mặc dù vẫn ng bạn bè nói Uber sạch hơn, văn mình hơn gì đó nhưng chắc tại quen mặt Grab trước nên đi quen rồi nên không đổi. Nhưng mình vốn không thích đọc quyền bất kì một ngành gì cả cứ thấy mấy ngành độc quyền nhà nước đó rồi thấy từ đó độc quyền tư nhân thì mình thấy có cái gì đó không tốt, có cạnh tranh thì bao giờ cũng tốt hơn. Có lẽ cũng là cơ hội tốt cho Vinasun, Mailinh, Phương Trang.

     
    Báo quản trị |  
  • #488684   03/04/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Theo quan điểm cá nhân thì mình thấy thỏa thuận trên có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh độc quyền cho Grab. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới khung giá dịch vụ và khiến người tiêu dùng phải phụ thuộc vào Grab. Việc sử dụng ứng dụng công nghệ đặt xe này sẽ chỉ còn Grab trên thị trường mà thôi, thay vì trước đây có sự cạnh tranh sẽ giúp người tiêu dùng đa dạng sự lựa chọn hơn.

    Theo thông tin thì vào ngày 26/3  khi Uber và Grab công bố thỏa thuận sáp nhập. Đây là sự kiện đánh dấu lần rút lui thứ hai của Uber khỏi thị trường Đông Nam Á. Grab cho biết đã mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á. Đổi lại, Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần tại Grab và CEO Dara Khosrowshahi của Uber sẽ có ghế trong hội đồng quản trị của Grab nhưng trong thông báo phát đi vào hôm 30/3, Ủy ban cạnh tranh Singapore (CCS) khẳng định sẽ vào cuộc điều tra thương vụ sáp nhập giữa hai công ty Uber và Grab.

    Trước khi cuộc điều tra kết thúc, hai bên không được phép thực hiện bất cứ hành động sáp nhập kinh doanh nào ở Singapore. Đồng thời, Uber và Grab phải giữ giá dịch vụ độc lập như trước. Các văn bản bí mật như khung giá, khách hàng và tài xế cũng không được phép trao đổi qua lại.CCS khẳng định, thỏa thuận giữa Uber và Grab đã vi phạm điều 54 thuộc Luật Cạnh tranh với nội dung, cấm các hoạt động sáp nhập, thâu tóm gây ảnh hưởng tới yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

    Mình thấy hiện nay phía các công ty chưa có thêm động tĩnh gì và cũng chưa có kết luận cuối cùng từ phía CCS nhưng chắc hẳn chúng ta sẽ phải xóa đi một ứng dụng trên điện thoại thông minh, mất đi một sự lựa chọn và rất có thể khi độc quyền giá cả của hệ thống này sẽ cao hơn trước đây.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #488700   03/04/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Như vậy thì tạo sự độc quyền cho grap rồi. Đây có lẽ cũng nằm trong chiến lược kinh doanh của grap, khi mà mới xuất hiện tại Việt Nam, giá cả rất ổn định, rẻ hơn xe ôm truyền thống, người dân đổ xô đi grap, từ đó hình thành thói quen. Giờ đây, uber sáp nhập vào grap đã tạo thế độc tôn cho grap. Giá grao dạo gần đây tăng lên rất cao. Chịu bỏ con tép bắt con tôm rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #488711   03/04/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Uber sáp nhập vào Grab kéo theo hàng loạt hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ tới người tiêu dùng. Khi thiếu đi sự cạnh tranh, giữ vững vị thế độc quyền, khách hàng sẽ không còn nhiều sự lựa chọn. Cụ thể: trước đây, Grab và Uber đang trên đà cạnh tranh nên tung ra rất nhiều hình thức khuyến mãi với giá 0 đồng. Một bí quyết khi đi xe ôm công nghệ đó là việc thay đổi luân phiên dịch vụ, như cá nhân mình mỗi khi bên Grab không có khuyến mãi thì sẽ chuyển qua Uber hoặc là nếu book không có tài xế Uber thì sẽ bật qua app Grab để book.

    Chưa kể đến việc bị chi phối giá cả nhất là vào những giờ cao điểm. Không còn sự cạnh tranh, Khách hàng có thể phải đi xe với giá cả đắt đỏ hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #488715   03/04/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Không riêng gì đối với vận tải hành khách, nếu một mặt hàng nào đó mà không có đối thủ cạnh tranh thì không còn gì thú vị, khi không có gì kích thích để tạo ra nhiều điều mới, sáng tạo.Tuy nhiên, ngay từ đầu thì thị trường vận tải hành khách này mình thấy người tiêu dùng vẫn chuộng Grab hơn hẳn Uber, nên việc sáp nhập này cũng không mấy ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng. Đến thời điểm hiện tại, thì phí dịch vụ bên Grab vẫn chưa có chuyển biến gì mới. Nhưng không nên ngủ quên trong chiến thắng vì mình ngĩ không còn Uber thì Grab cũng sẽ có những đối thủ cạnh tranh mới.

     
    Báo quản trị |  
  • #488728   04/04/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    kimgam2708 viết:

    Không riêng gì đối với vận tải hành khách, nếu một mặt hàng nào đó mà không có đối thủ cạnh tranh thì không còn gì thú vị, khi không có gì kích thích để tạo ra nhiều điều mới, sáng tạo.Tuy nhiên, ngay từ đầu thì thị trường vận tải hành khách này mình thấy người tiêu dùng vẫn chuộng Grab hơn hẳn Uber, nên việc sáp nhập này cũng không mấy ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng. Đến thời điểm hiện tại, thì phí dịch vụ bên Grab vẫn chưa có chuyển biến gì mới. Nhưng không nên ngủ quên trong chiến thắng vì mình ngĩ không còn Uber thì Grab cũng sẽ có những đối thủ cạnh tranh mới.

    Nhưng mình thì nghĩ việc có đối thủ ở đây là một tương lai khá xa, mà nếu trong một thời gian thị trường bị độc quyền thì cũng sẽ gây ra nhiều anh hưởng xấu, việc hiện Grab chưa có động thái gì không có nghĩa là nó sẽ giữ nguyên các chính sách của mình có thể nó đang có những dự định là chỉ trong thời gian ngắn chúng ta sẽ biết thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #488731   04/04/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Do yêu cầu công việc nên tôi sử dụng dịch vụ của Uber và Grab mỗi ngày và rút ra được kết luận (từ lâu) là giá của Uber gần như luôn luôn rẻ hơn giá của Grab. Trước kia xe của Uber thường "đẹp" hơn Grab, nhưng về sau Uber cũng có nhiều xe 4 chỗ "con cóc" giống như Grab. Tương tự, trước kia tài xế Uber thường rất lịch sự nhưng về sau thì không được như vậy, trong khi Grab xưa nay tài xế chỉ "thường thường bậc trung".

    Những vấn đề nêu trên gần như không gây ảnh hưởng gì tới việc chọn lựa các dịch vụ của Uber hoặc Grab bởi vấn đề mà khách hàng quan tâm chủ yếu là giá cả. Các hãng Taxi đã một thời làm mưa làm gió trên thị trường giờ muốn tồn tại buộc phải xem xét lại chiến lược kinh doanh, bởi cách cạnh tranh hiệu quả nhất chí ít cũng phải đưa ra được chất lượng phục vụ tương đương nhưng giá cả rẻ hơn, còn không thì chất lượng cao hơn nhưng giá cả bằng nhau hoặc chất lượng cao hơn nhưng giá cả rẻ hơn (quá tuyệt !).

    Thời gian qua đã xảy ra kiện tụng giữa Hãng taxi Vinasun và Grab, cá nhân tôi cho rằng đó không phải là một biện pháp cạnh tranh hiệu quả đối với một "ông lớn" có "đại bản doanh" ở nước ngoài. 

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    TuyenBig (04/04/2018)
  • #489694   16/04/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo quan điểm của mình thì bản chất của Grab là phía cung cấp dịch vụ, và giá dịch vụ thì do nó đặt ra. Người tiêu dùng có quyền dùng hoặc không dùng dịch vụ. Giá cả phù hợp thì dùng, cao thì có thể không dùng chứ không ai bắt ép cả. Mọi người cứ áp đặt giá cả rẻ của Grab là bắt buộc mà quên rằng nó không hề bắt buộc ai dùng cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #490208   23/04/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mình thấy grab bây giờ xâm chiếm thị trường VN hoàn toàn, không chỉ các tài xế xe ôm hoạt động riêng lẻ mà các doanh nghiệp Việt Nam như Mai Linh, Vinasun cũng sắp "chết" rồi. Nhà nước mình không có cơ chế thì doanh nghiệp Việt Nam thất thế hoàn toàn thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #495395   29/06/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mấy nay dân tình đang than vãn vì đặt Grab vào giờ cao điểm hay trời mưa bỗng nhiên giá tiền tăng vọt. Đúng là trước khi một hãng taxi/xe ôm công nghệ nào chen chân lại vào thị trường Việt Nam thì Grab vẫn đang rung đùi hưởng lợi. Chiến thắng trong cuộc cạnh tranh Uber đúng là mang lại miếng ngon béo bở cho họ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498656   03/08/2018

    Theo nhận định của các chuyên gia, Uber đã “ném” vào thị trường Đông Nam Á 700 tỷ USD và sau khi sáp nhập với Grab, họ sẽ giữ 27,5% cổ phần. Việc này sẽ giúp Uber có thêm kinh phí để cạnh tranh ở những thị trường khác và họ hoàn toàn không bị lỗ như đồn thổi. Trong khi đó CEO Grab Việt Nam thì khẳng định, sau thương vụ này, Grab sẽ tập trung làm dịch vụ tốt hơn và tập trung mở rộng những dịch vụ có thể tạo ra giá trị cho khách hàng.

    Tuy nhiên đó mới chỉ là những lời hứa. Và trong khi chờ đợi để kiểm chứng, khách hàng có thể lựa chọn cho mình những trải nghiệm dịch vụ taxi công nghệ mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam như Mai Linh, TNET, VIVU, G-XO... Hoặc rất có thể vào ngày đẹp trời nào đó, một dịch vụ taxi công nghệ khác như Gojek 2, DiDi… nhảy vào giành lại “miếng bánh” thị phần từ “ông lớn” Grab để đa dạng hóa loại hình dịch vụ, mang lại lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và đối tác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phiyen1995 vì bài viết hữu ích
    Cherry1234 (03/08/2018)
  • #498673   03/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    phiyen1995 viết:

    Hoặc rất có thể vào ngày đẹp trời nào đó, một dịch vụ taxi công nghệ khác như Gojek 2, DiDi… nhảy vào giành lại “miếng bánh” thị phần từ “ông lớn” Grab để đa dạng hóa loại hình dịch vụ, mang lại lợi ích tốt nhất cho cả khách hàng và đối tác.

    Dự đoán của bạn đã đúng và vào thời điểm này đã có một dịch vụ công mới đó chính là GOVIET đã nhảy vào để giành lại "miếng bánh" thị phần từ ông lớn Grab, để tránh sự độc quyền của grab và một phần mang lại những lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #499471   13/08/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Hiện nay Grab càng ngày càng được ưa chuộng. Ra đường bây giờ chỗ nào cũng thấy mấy anh Grab đang túc trực. Mình thấy việc sử dụng Grab tiện hơn nhiều so với việc đi taxi hay đi xe ôm nên nhiều người sử dụng là chuyện đương nhiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #499555   14/08/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Gần đây Go Viet đã gia nhập thị trường và được đón nhận khá tích cực. Bởi lẽ nó là một công ty của Việt Nam, và thứ hai vì là một thương hiệu không mạnh nên giá cước rất rẻ, thậm chí rẻ gấp ba lần so với Grab. Hy vọng sắp tới đây Go Viet sẽ phát triển để giúp lành mạnh hóa thị trường, Grab không thể tự tung tự tác với vị trí độc quyền của mình nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499563   14/08/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Grab hiện không phải là độc quyền nhưng độ chiếm lĩnh thị trường còn rất cao, các dịch vụ đặt xe khác như Vato, Goviet ... dù đã hình thành nhưng quy mô còn nhỏ và chưa được đông đảo mọi người biết đến. Sắp tới, có lẽ việc Grab có còn là dịch vụ chiếm lĩnh thị trường nữa hay không phụ thuộc lớn vào yếu tố lựa chọn cảu người sử dụng rồi.

     
    Báo quản trị |