Grab và những dự đoán “Độc quyền”

Chủ đề   RSS   
  • #488304 30/03/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Grab và những dự đoán “Độc quyền”

          Theo thông tin mới đây nhất, trong năm 2017 Uber mang khoản lỗ 4,5 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và sẽ bán mảng kinh doang cho Grab để đổi lấy cổ phẩn, nỗi lo ngại với sự độc quyền trong tương lai dần hình thành.

          Có nhiều suy đoán được đưa ra trước khi sự việc diễn ra trên thực tế. Thứ nhất, cả hai vẫn hoạt động bình thường chỉ chia sẻ nguồn dữ liệu khách hàng. Thứ hai, Uber rút lui khỏi thị trường, thị phần thuộc về Grab và lúc này phải kể đến việc độc quyền và những “cái giá” mà người dùng và tài xế phải trả. Tuy nhiên, để xác định Grab có giữ thế độc quyền khi Uber bán thị phần không, đó còn là cả một câu chuyện.

           Đưa ra phương châm hoạt động “cạnh tranh công bằng”, pháp luật nước ta đã có những can thiệp để điều chỉnh những hành vi mang tính độc quyền này. Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Xác định nội dung của Grab, vẫn có nhiều quan điểm xoay quanh việc Grab là là công ty công nghệ hay là doang nghiệp vận tải. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc có hay không thế độc quyền khi Uber không còn tồn tại. Nếu là dịch vụ taxi thông thường

           Trường hợp sau khi sáp nhập xuất hiện yếu tố độc quyền thì sẽ phải tuân thủ pháp luật liên quan – nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức.

    CÁC HÀNH VI ĐỘC QUYỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

           Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 thì các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh:

    - Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. (được hướng dẫn từ Điều 23 đến Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là việc bán giá thành  thấp hơn tổng chi phí cấu thành và chi phí lưu thông, các trường hợp hạ giá bán phải được niêm yết công khai, quy định về giá thành sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phạt tiền đến 10% doanh thu, tịch thu khoản lợi thu được, cơ cấu lai doanh nghiệp,… theo quy định tại điều 16, Nghị định 71/2014/NĐ-CP).

    - Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (đó là các hành vi áp đặt giá mua gây thiệt hại cho khách hàng đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất khi không có khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh,…. Hoặc hành vi áp đặt giá bán vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày trong điều kiện không có biến động bất thường,…sẽ áp dụng chế tài theo quy định tại điều 17 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% doanh thu trong năm tài chính trước hoặc một số hìn thức phạt bổ sung khác)

    - Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP bằng hành vi cắt, giảm cung ứng, ấn định lượng cung ứng, găm hàng không bán hoặc chỉ cung ứng, mua hàng với một số nơi nhất định và các hành ci tiêu hủy, đe dọa với những sáng chế, giải pháp hữu ích,… Các hành vi trên sẽ áp dụng Điều 18 Nghị định 71/2014/NĐ-CP bằng hình thức phạt tiền 10% tổng doanh thu hoặc các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đã gây ra,…)

    - Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; ( Điều 29 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là việc tạo nên sự bất bình đẳng  về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán,… giưã doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,… hành vi sẽ bị xửu lý theo Điều 19 Nghị định 71/2014/NĐ-CP phạt 10% tổng doanh thu ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả,…)

    - Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ( Là hành vi hạn chế sản xuất, phân phối, về địa điểm bán lại, về khách hàng mua và hình thức, số lượng hàng hóa quy định tại Điều 30 Nghị định 116/2015/NĐ-CP, thực hiện xử lý hành chính theo Điều 20 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% tổng doanh thu và các hình thức xử phạt bổ sung đồng thời khắc phục hậu quả tùy theo mức độ,..)

    - Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. ( hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới, bán hàng hóa với mứuc giá đủ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh,… sẽ bị xử lý theo Điều 21 Nghị định 71/2014/NĐ-CP và các biện pháp hành chính tương tự như các trường hợp trên)

    - Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; (là hành vi buộc khách hàng chấp nhận vô điều kiện với những nghĩa vụ khó khăn theo quy định tại Điều 32 Nghị định 116/2015/NĐ-CP)

    - Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. ( là việc lợi dụng vị trí độc quyền thực hiện đơn phương, chấm dứt hủy bỏ hợp đồng mà không báo trước và cũng có biện pháp chế tài hoặc dựa vào một số lý do không liên quan trực tiếp đến hợp đồng,..)

         Theo ông Trương Đình Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay, Grab chiếm 28,5% doanh thu thị trường vận tải taxi. Lợi nhuận về tay họ chỉ thông qua phần mềm gọi xe, đặt xe. Vì vậy, sau khi thâu tóm Uber Đông Nam Á, cần làm rõ vị trí thống lĩnh thị trường taxi hay độc quyền của Grab để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và công bằng.

          Là mối an nguy khi một hàng hóa, dịch vụ mang tính độc quyền từ việc không quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý mà vẫn có nguồn thu cao, giá cả lũng đoạn lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, cần có sự can thiệp kịp thời từ các đơn vị chức năng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và ổn định nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

     
    13726 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    TuyenMyn (01/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #501648   08/09/2018

    Hiện tại thì ngoài Mircosoft là "một mình một ngựa" trong lĩnh vực tinh học văn phòng ra thì mình chưa thấy có một doanh nghiệp nào đó độc quyền tại bất kỳ một lĩnh vực nào cả. Hiện nay thị phần xe ôm công nghệ đang cạnh tranh rất khốc liệt chứ không còn độc quyền của Grab nữa. Một số hãng mới thành lập đặc biệt là được thiết kế bởi người Việt đã có được kha khá lượng khách hàng sử dụng và đủ sức cạnh tranh với Grab như Go-Viet, VATO,,,

     
    Báo quản trị |  
  • #501712   09/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Không có Uber thị trường taxi vẫn còn nhiều hãng khác, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của GoViet. Rõ ràng mà thấy, một cây ngã xuống sẽ có cây khác mộc lên. Và đã gọi là thị trường thì không thể thiếu cạnh canh bên trong nó. Grab không thể độc quyền và khách hàng cũng không muốn Grab độc quyền. Bởi thị trường thì luôn biến động, nếu không nắm bắt tâm lý khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ thì việc tồn tại còn khó huống chi đến việc chiếm lĩnh thị trường. 

    Theo mình, thời gian tiếp theo vẫn sẽ là cuộc cạnh tranh giữa những nhà cung ứng dịch vụ và trong sự cạnh tranh này người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là khách hàng. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #567525   31/01/2021

    Trong vài tháng qua, thông tin hai hãng gọi xe hàng đầu Đông Nam Á sáp nhận đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Giới quan sát dự đoán sau khi về chung nhà, Grab - Gojek sẽ thực hiện một đợt IPO "bom tấn".

    Dịch Covid-19 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến mảng gọi xe cốt lõi của Grab và Gojek trong năm 2020 và đây là một động lực để startup Singapore và Indonesia hợp lực.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585960   26/06/2022

    Grab và những dự đoán “Độc quyền”

    Cảm ơn bài viết của bạn. Grab mua lại thị trường Đông Nam Á của Uber lần này khiến tôi nhớ lại vụ việc năm 2014, khi ba hãng tàu lớn là Maersk (Đan Mạch), MSC (Thụy Sỹ) và CMA-CGM (Pháp) muốn thành lập liên minh P3, song đã bị đổ bể do cơ quan quản lý cạnh tranh của Trung Quốc không phê chuẩn, dù Mỹ và EU đã chấp thuận giao dịch. Trường hợp của Grab và Uber khá đặc thù vì hoạt động ở 11 quốc gia Đông Nam Á nhưng không phải ở đâu họ cũng hiện diện để cơ quan quản lý cạnh tranh vào cuộc

     
    Báo quản trị |  
  • #585967   26/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Grab và những dự đoán “Độc quyền”

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hữu ích. Đưa ra rất nhiều thông tin hay và bổ ích cho người đọc. Cần nên có nhiều biện pháp, cạnh tranh công bằng để thị trường xe ôm cộng nghệ ngày càng văn minh và phát triển. Đem đến nhiều sự lựa chọn thật tuyệt cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585980   26/06/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Grab và những dự đoán “Độc quyền”

    Cảm ơn bài viết phân tích của bạn, hiện nay dù đã có nhiều hãng dịch vụ đặt xe hơn trước kia nhưng thị phần của grab vẫn đang chiếm ưu thế cao trên thị trường, hạn chế tình trạng độc quyền gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #588158   25/07/2022

    Grab và những dự đoán “Độc quyền”

    Cảm ơn bài viết của bạn. Grab đang tìm cách bóc lột người dùng qua các loại phí và bóc lột sức lao động của tài xế, khi họ được hưởng rất ít từ các loại phụ phí nhưng lại phải chạy xe vất vả trên đường. Chiết khấu vẫn thu đủ 30%, các loại phí Grab gần như hưởng cả, chỉ có khách hàng và tài xế là người chịu thiệt.

     
    Báo quản trị |