Theo thông tin mới đây nhất, trong năm 2017 Uber mang khoản lỗ 4,5 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và sẽ bán mảng kinh doang cho Grab để đổi lấy cổ phẩn, nỗi lo ngại với sự độc quyền trong tương lai dần hình thành.
Có nhiều suy đoán được đưa ra trước khi sự việc diễn ra trên thực tế. Thứ nhất, cả hai vẫn hoạt động bình thường chỉ chia sẻ nguồn dữ liệu khách hàng. Thứ hai, Uber rút lui khỏi thị trường, thị phần thuộc về Grab và lúc này phải kể đến việc độc quyền và những “cái giá” mà người dùng và tài xế phải trả. Tuy nhiên, để xác định Grab có giữ thế độc quyền khi Uber bán thị phần không, đó còn là cả một câu chuyện.
Đưa ra phương châm hoạt động “cạnh tranh công bằng”, pháp luật nước ta đã có những can thiệp để điều chỉnh những hành vi mang tính độc quyền này. Điều 12 Luật Cạnh tranh 2004, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Xác định nội dung của Grab, vẫn có nhiều quan điểm xoay quanh việc Grab là là công ty công nghệ hay là doang nghiệp vận tải. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc có hay không thế độc quyền khi Uber không còn tồn tại. Nếu là dịch vụ taxi thông thường
Trường hợp sau khi sáp nhập xuất hiện yếu tố độc quyền thì sẽ phải tuân thủ pháp luật liên quan – nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức.
CÁC HÀNH VI ĐỘC QUYỀN VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh 2004 thì các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh:
- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. (được hướng dẫn từ Điều 23 đến Điều 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là việc bán giá thành thấp hơn tổng chi phí cấu thành và chi phí lưu thông, các trường hợp hạ giá bán phải được niêm yết công khai, quy định về giá thành sản xuất, chi phí lưu thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Phạt tiền đến 10% doanh thu, tịch thu khoản lợi thu được, cơ cấu lai doanh nghiệp,… theo quy định tại điều 16, Nghị định 71/2014/NĐ-CP).
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (đó là các hành vi áp đặt giá mua gây thiệt hại cho khách hàng đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất khi không có khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh,…. Hoặc hành vi áp đặt giá bán vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày trong điều kiện không có biến động bất thường,…sẽ áp dụng chế tài theo quy định tại điều 17 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% doanh thu trong năm tài chính trước hoặc một số hìn thức phạt bổ sung khác)
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP bằng hành vi cắt, giảm cung ứng, ấn định lượng cung ứng, găm hàng không bán hoặc chỉ cung ứng, mua hàng với một số nơi nhất định và các hành ci tiêu hủy, đe dọa với những sáng chế, giải pháp hữu ích,… Các hành vi trên sẽ áp dụng Điều 18 Nghị định 71/2014/NĐ-CP bằng hình thức phạt tiền 10% tổng doanh thu hoặc các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đã gây ra,…)
- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; ( Điều 29 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là việc tạo nên sự bất bình đẳng về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán,… giưã doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác,… hành vi sẽ bị xửu lý theo Điều 19 Nghị định 71/2014/NĐ-CP phạt 10% tổng doanh thu ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả,…)
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ( Là hành vi hạn chế sản xuất, phân phối, về địa điểm bán lại, về khách hàng mua và hình thức, số lượng hàng hóa quy định tại Điều 30 Nghị định 116/2015/NĐ-CP, thực hiện xử lý hành chính theo Điều 20 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là 10% tổng doanh thu và các hình thức xử phạt bổ sung đồng thời khắc phục hậu quả tùy theo mức độ,..)
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. ( hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 116/2015/NĐ-CP là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới, bán hàng hóa với mứuc giá đủ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh,… sẽ bị xử lý theo Điều 21 Nghị định 71/2014/NĐ-CP và các biện pháp hành chính tương tự như các trường hợp trên)
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; (là hành vi buộc khách hàng chấp nhận vô điều kiện với những nghĩa vụ khó khăn theo quy định tại Điều 32 Nghị định 116/2015/NĐ-CP)
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. ( là việc lợi dụng vị trí độc quyền thực hiện đơn phương, chấm dứt hủy bỏ hợp đồng mà không báo trước và cũng có biện pháp chế tài hoặc dựa vào một số lý do không liên quan trực tiếp đến hợp đồng,..)
Theo ông Trương Đình Quý - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay, Grab chiếm 28,5% doanh thu thị trường vận tải taxi. Lợi nhuận về tay họ chỉ thông qua phần mềm gọi xe, đặt xe. Vì vậy, sau khi thâu tóm Uber Đông Nam Á, cần làm rõ vị trí thống lĩnh thị trường taxi hay độc quyền của Grab để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và công bằng.
Là mối an nguy khi một hàng hóa, dịch vụ mang tính độc quyền từ việc không quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý mà vẫn có nguồn thu cao, giá cả lũng đoạn lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, cần có sự can thiệp kịp thời từ các đơn vị chức năng để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và ổn định nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.