Giới thiệu về chuyên mục Tham nhũng trên LawSoft

Chủ đề   RSS   
  • #8842 12/07/2008

    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Giới thiệu về chuyên mục Tham nhũng trên LawSoft

    I. Sự cần thiết phải xây dựng chuyên mục Tham nhũng

    Tham nhũng ảnh hưởng đến “túi tiền” và “chén cơm” của bất kỳ ai đang sống và làm việc. Vì thế chống Tham nhũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

    Chuyên mục Tham nhũng sẽ giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong việc cung cấp thông tin về Tham nhũng, Tuyên truyền kiến thức và ý thức về Tham nhũng.

    II. Mục tiêu chung của việc xây dựng chuyên mục Tham nhũng

    Chuyên mục Tham nhũng được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây:

    - Cung cấp đầy đủ các văn bản Pháp luật liên quan đến Tham nhũng

    - Tuyên truyền kiến thức và ý thức về Tham nhũng

    - Góp sức vào công cuộc phòng chống Tham nhũng của cả nước

    III. Đối tượng sử dụng chuyên mục Tham nhũng

    - Công dân có được thông tin về tham nhũng hoặc khi phát hiện thấy những hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu nơi mình công tác và sinh sống

    - Thanh tra Chính phủ

    - Các cơ quan có liên quan đến phòng, chống tham nhũng

    - Các cơ quan nhà nước khác

    - Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tài chính

    IV. Kết quả và dự kiến phát triển

    - Cập nhật đầy đủ các văn bản Pháp luật liên quan đến Tham nhũng mỗi ngày

    - Phổ biến kiến thức về Tham nhũng đến tất cả thành viên tham gia

    - Thu thập ý kiến của thành viên để xây dựng chuyên mục Tham nhũng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

    Lưu ý:

    Về nội dung đăng tải trong chuyên mục Tham Nhũng

    1. Không đăng tải các nội dung ảnh hưởng đến an ninh quốc gia: xuyên tạc và tuyên truyền chống đối các chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà Nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, các thông tin về chính trị nhạy cảm, quốc phòng, phản gián, truyền bá tư tưởng phản động,...

    2. Không đăng tải các nội dung có ảnh hưởng xấu đối với văn hoá xã hội như xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, xúc phạm vĩ nhân và anh hùng dân tộc, xúc phạm uy tín tổ chức, trái với bản sắc văn hoá dân tộc,...

    3. Không đăng tải các nội dung ảnh hưởng đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

    4. Không truyền bá các nội dung văn hoá phẩm bạo lực, đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục, dễ gây hiểu nhầm...

    5. Không sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá, khiêu dâm, đe dọa, lăng nhục hay xúc phạm cá nhân, đơn vị hay tổ chức khác.

    6. Không vi phạm bản quyền đã được bảo hộ: không sử dụng, đăng tải với mục đích thương mại các thông tin về nhãn hiệu, logo và các nội dung khác đã được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người giữ bản quyền.

    7. Không tải lên, đăng, gửi thư, cung cấp hoặc truyền tải các tài liệu quảng cáo, khuyến mại, "thư rác", "thư gửi hàng loạt", …và các thông tin khác mà người dùng không mong muốn, không cho phép hoặc không theo chủ đề đang thảo luận.

    8. Không phát tán virus, trojan, adware, spyware,... hoặc các chương trình gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của website, phần cứng, phần mềm máy tính hoặc các thiết bị viễn thông.

     

    và không được vi phạm Thỏa ước sử dụng trên LawSoft

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    51343 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trojan vì bài viết hữu ích
    grovegroup (06/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #8890   26/07/2008

    nguyenthaibinh
    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Cám ơn bạn Trojan!
       Hẹn bạn vào buổi sáng thứ 2 ngày 28/7, tôi sẽ FAX toàn bộ Dự thảo "Chiến lược phòng chống tham nhũng" cho bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #8891   28/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    NguyenThaiBinh ơi!!!!

    Mình vẫn chưa nhận được tờ fax nào của bạn
    Nhớ ghi lên tờ fax là "Gửi Huỳnh Hiệp" nhá!
    Waitng for U.....

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #8892   28/07/2008

    nguyenthaibinh
    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Tôi đã Fax cho bạn toàn văn dự thảo này vào khoảng 14-15 h chiều nay theo số (08)9972557 và không có tiêu đề người nhận. Bạn thử hỏi mọi người xem sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #8893   29/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Hôm qua đi công tác ở ngoài công ty, hôm nay mới nhận được!
    Cảm ơn  ThaiBinh nhé

    Sẽ có ngay thôi

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #8894   29/07/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Nếu để cái Dự thảo này trong Topic này thì có lẽ không phù hợp cho lắm
    Nên mới các bạn tham khảo và góp ý cho Dự thảo này trên Topic

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=2477&&answer=true


    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #8895   22/09/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Phòng - Chống tham nhũng như thế nào? Dễ ợt!!

    Theo mình nghĩ phòng chống tham nhũng thì dễ lắm nếu chịu làm!

    Chỉ cần thành lập "tổ liêm chính- CAD" như phim HôngKông là các quan tham hết đời ngay, quan nào gác kiếm cũng không thoát vì cũng sẽ bị truy ngược tài sản!

    Mình nghĩ biện pháp triệt đễ đã có, nhưng chỉ tại các quan không chịu phê duyệt biện pháp đó thôi, vì nếu áp dụng thì có thể quan cũng bị sờ gáy luôn, vì thực tế hơn 99% các quan đều có tài sản vựợt khả năng chính đáng (ngoài tưởng tượng, tiền tỉ là chuyện nhỏ)
     
    Báo quản trị |  
  • #8896   24/09/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Giải pháp phòng chống tham nhũng

    Thấy các bạn quan tâm thảo luận sôi nổi và nhiệt tình về vấn đề này, mình cũng xin được tham gia về một vài giải pháp phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. Đây là nội dung được tổng hợp từ ý kiến của một cán bộ lão thành đã nghỉ hưu, những vấn đề này cũng đã được nêu tại một vài tạp chí ở địa phương, tôi xin đưa ra đóng góp vào diễn đàn này.

    Tham nhũng là một hiện tượng nhức nhối trong xã hội. Hiện tượng có nhiều, bàn cũng lắm nhưng chưa giải quyết được tận gốc vấn đề, mặc dầu Ban chống tham nhũng đã ra đời và báo chí cũng đã tốn nhiều thời gian và công sức, hiện tại trong các tổ chức chính quyền có những cán bộ đang thoái hoá, biến chất, đó là những con mọt đang rút ruột, đục khoét tiền của nhà nước bằng mọi hình thức, bằng mọi thủ đoạn, làm phương hại đến uy tín của Đảng.

    Tham nhũng là một căn bệnh của nhiều nước. Chúng ta khó mà trị nó hoàn toàn. Song có thể hạn chế đến mức thấp nhất, nếu chúng ta sử dụng đồng bộ các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Biện pháp cốt lõi là bịt các kẽ hở của cơ chế, chính sách để họ có muốn tham ô cũng không tham ô được.

              - Cơ chế, chính sách ít nhiều đều có những sơ hở, do đó phải bịt kín những khe hở trong cơ chế quản lý kinh tế và xã hội. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản là khâu có nhiều khe hở phải được chấn chỉnh. Trước hết, thực hiện tốt việc đấu thầu thay cho chỉ thầu. Không được đầu tư khép kín trong 1 bộ ngành, không thể để bộ ngành là Chủ đầu tư mà các công ty trực thuộc lại thi công, ngành chủ quản giám sát. Các công trình xây dựng cơ bản từ lớn đến nhỏ phải được nhân dân quản lý, giám sát trực tiếp, chứ không phải làm chủ gián tiếp như hiện nay. Đối với những công trình lớn của nhà nước cũng vậy hoặc Quốc hội, hoặc HĐND giám sát. Kinh nghiệm cho thấy, những con đường bê tông, những rãnh thoát nước được nhân dân đóng góp xây dựng, thì dân quản rất chặt, giám sát kỹ, không ai có thể bớt xén nguyên liệu, không thể quyết toán chi phí khống, tăng đơn giá.

    - Nhanh chóng cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê, tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước vì những doanh nghiệp nhà nước đang như chiếc cối nghiền ngân sách nhà nước, họ chỉ dựa vào trợ giúp của nhà nước, lúc nào cũng kêu thiếu vốn và đòi vốn cấp không, vốn vay ưu đãi. Kinh nghiệm cho thấy cái gì chủ sở hữu tập thể thì cũng dẫn đến mai một, hỏng dần. Ruộng rừng có chủ thì ruộng rừng tốt, ruộng rừng không có chủ thì ruộng rừng hoang rậm. Công ty, nhà máy, xí nghiệp phải có chủ cụ thể không thể chủ chung chung.

    Nhanh chóng đưa các doanh nghiệp chịu sự giám sát của luật pháp, không nên để các doanh nghiệp trực thuộc cấp Bộ, ngành, sở quản lý. Muốn vậy phải ra đời công ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nước. Toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn kinh doanh đều đưa qua công ty kinh doanh vốn quản lý.

    - Thực hiện ngay việc khoán kinh phí chi tiêu cho các cơ quan hành chính sự nghiệp kể cả các cơ quan trung ương, cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và HĐND các cấp.

    Khoán quỹ tiền lương, khoán kinh phí chi thường xuyên hàng năm để phát huy vai trò chủ động trong việc chi tiêu ngân sách nhằm tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết. Việc khoán kinh phí phải được công bố ngay từ đầu năm, được Quốc hội và HĐND thông qua, được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những đơn vị chi vượt kế hoạch phân bổ đầu năm không có bổ sung thêm. Đơn vị nào chi ít hơn mức khoán thì được lấy số tiền đó bổ sung quỹ lương cơ quan, phân phối cho cán bộ công chức. Đối với những cán bộ công nhân viên do tăng năng suất lao động, nhận thêm việc của người khác thì được nhận cả lương của những người do họ gánh vác thêm. Có như vậy mới khuyến khích các cơ quan giảm biên chế, dùng ít người mà có chất lượng, hiệu quả tốt. Có hình thức ngăn chặn, cấm việc mua bán hoá đơn của các cửa hàng về thanh toán. Thủ trưởng cơ quan không được duyệt các chứng từ kê khai viết tay của cá nhân. Hạn chế tối đa việc mua sắm tài sản công cộng như xe hơi, tivi, tủ lạnh …Hội nghị và tiếp khách là chỗ biến tướng các khoản chi khống, thật tội nghiệp cho khách và hội nghị. Vì đây là chỗ sơ hở để họ lợi dụng đưa các khoản chi tiêu phi lý vào đây để quyết toán.

    -  Chuyển kế toán của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị, tổng công ty, xí nghiệp về ngành tài chính quản lý theo ngành dọc (Quản lý cả con người và tiền lương) làm như vậy để ngành tài chính nắm được đội ngũ kế toán, có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và quản lý các tài sản công theo hệ thống, nhằm tách mối thông đồng giữa chủ tài khoản và kế toán trong cùng một cơ quan đơn vị để rút tiền nhà nước. Nếu những kế toán nào có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính thì ngành tài chính có hình thức kỷ luật, hoặc có thể thuyên chuyển. Với hình thức này có thể giảm được đội ngũ kế toán, vì một kế toán cơ thể theo dõi vài ba đơn vị hành chính sự nghiệp, tránh được tình trạng thủ trưởng cơ quan thông đồng với kế toán.

    - Xoá bỏ tận gốc cơ chế bao cấp “xin, cho” cần thực hiện chính sách thương mại, mậu dịch tự do, không nên hạn ngạch xuất nhập khẩu, không phân cấp quota. Đơn vị nào mạnh cứ việc tìm nơi xuất khẩu, có thể buôn bán qua nhiều quốc gia, xuyên lục địa và mở đại lý của công ty ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vì đã có xin là có cho, có bao cấp phân phối là có đặc quyền, đặc lợi nhũng nhiễu. Cần bỏ hình thức tín dụng ưu đãi, bỏ hình thức xin, cho. Chuyển vốn đầu tư kiến thiết cơ bản hàng năm cho công ty tài chính, tín dụng đảm nhận và cho vay theo tiến độ công trình. Cải tiến việc cấp vốn cho đề tài khoa học bằng hình thức cho vay và nghiệm thu kết quả đề tài bằng những kết quả ứng dụng khoa học trong cuộc sống được thực tiễn chấp nhận là một thành quả có ích và họ mua lại đề tài khoa học đó.

    -  Tăng cường hoạt động của các cơ quan chống tham nhũng  nghị quyết lần thứ III, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã nói đầy đủ về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Ban chỉ đạo chống tham nhũng TW đã được thành lập và đã hoạt động tích cực được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song hiện nay có nhiều cơ quan chống tham nhũng nhưng bị phân tán và chưa làm hết chức năng. Cần thiết phải lập cơ quan chống tham nhũng trên cơ sở lấy những cán bộ có đức, thanh liêm, có chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan nội chính hiện nay. Cơ quan này hoàn toàn độc lập không trực thuộc ai, dựa vào luật pháp có toàn quyền xử lý những vụ việc tham nhũng.

    Các đơn vị thanh tra ngành như hiện nay nên chuyển hình thức thanh tra chéo. Vì từ xưa đến nay các vụ việc tiêu cực, tham ô trong ngành ít thấy thanh tra của ngành phát hiện được vì họ có xu hướng thành tích và chịu sự chi phối của các vị lãnh đạo ngành, nên các vụ tham ô lớn phần nhiều đều do nhân dân phát hiện qua các đơn thư tố giác của quần chúng hoặc do các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan báo chí phanh phui.

    Tham nhũng là một căn bệnh xã hội, nó đã xâm nhập vào mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Muốn trị nó phải biết nhận dạng căn nguyên căn bệnh và phải có những biện pháp chữa trị từ gốc, bịt chặt những khe hở của cơ chế, chính sách để kẻ tham nhũng không lợi dụng được. Thực hiện tốt được các biện pháp then chốt trên, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi được nạn tham nhũng làm cho xã hội lành mạnh, lấy lại được lòng tin của dân với Đảng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #8897   22/09/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Biện pháp phòng chống tham nhũng

    Tôi xin phép đưa ra đây một số biện pháp phòng chống tham nhũng cũng như những gian lận về tài chính như sau:
    a) Thành lập lực lượng điều tra tài chính. Lực lượng này sẽ đảm nhận điều tra các vụ án hoặc phối hợp điều tra các vụ án có dấu hiệu bất minh về tài chính với các cơ quan điều tra khác.
    b) Tịch thu tài sản bất minh: Những tài sản mà chủ sở hữu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của nó sẽ bị tích thu sung quỹ nhà nước.
    c) Khi có bất kỳ vụ việc vi phạm nào bị phát hiện, tuỳ vào tính chất, mức độ, phạm vi của vụ việc mà các cơ quan điều tra (tốt nhất là trong đó cớ mặt cơ quan điều tra tài chính) tiến hành thanh tra, tổng kiểm tra tài sản của các cán bộ công chức có trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực mà vụ việc bị phát hiện và nếu có dấu hiệu bất minh về tài chính thì sẽ xử lý như biện pháp b nêu trên + xử lý hình sự nếu đủ căn cứ.
    Ví dụ: Vụ xả nước thải của công ty Vedan, cần phải khoanh vùng điều tra tài sản của Chủ tịch, phó chủ tịch xá, huyện, Giám đốc, phó giám đốc sở tài nguyên môi trường tỉnh, các thanh tra viên đã trực tiếp thanh tra nhà máy vedan trước đó, trưởng phòng, phó trưởng phòng phòng tài nguyên môi trường huyện.
    d) xử lý hình sự: đây là biện pháp không thể thiếu được roài.http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/Res/emoticons/smile_teeth.gifhttp://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/Res/emoticons/smile_teeth.gifhttp://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/Res/emoticons/smile_teeth.gif
    Các bác có gì góp ý bổ sung và củng cố thêm cho thiển ý của em nhé. Em xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #9131   26/10/2008

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần


    Huy Đức được phản ánh về tham nhũng

    Tham nhũng đã hình thành và phát triển thành thị trường: Thị Trường Tham Nhũng;

    Nhận biết có tham nhũng thì dễ, nhưng tìm bằng chứng về tham nhũng thì khó;

    Chống tham nhũng, về lý thuyết, tất cả mọi người đồng tình, nhưng trên thực tế thì bị ngăn cản bởi nhiều thế lực vì quyền lợi cục bộ, cá nhân;

    Phản ánh về tham nhũng, lý thuyết cũng được đồng tình, nhưng thực tế đang bị rất rất nhiều thế lực liên quan ngăn cản và... phản công;

    Huy Đức, anh là một nhà báo, một cây bút kỳ cựu và sâu sắc. Tôi có được tham gia các khóa huấn luyện phóng viên khi còn bên Báo Pháp Luật TP. HCM, có anh hướng dẫn, và hiểu được các bài viết của anh.

    Tôi ghi lại đây vài bài viết của Huy Đức, nhiều bài trong số đó không được công bố trên báo chí chính thống, với mong muốn cùng chia sẻ với các Thành Viên LawSoft;

    Chúng ta xem Huy Đức nhìn tham nhũng qua lăng kính 2 nhà báo và 2 sĩ quan an ninh bị ra toà;
    Và xem Huy Đức nói về tham nhũng Đại Lộ Đông Tây, khi mà giờ đây ai cũng biết nhưng chưa ai dám nói, trừ Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Dũng nói lời... ngoại giao;
    Và ...
          Bên dưới.
     
    Báo quản trị |  
  • #9132   18/10/2008

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần


    Tại sao phải bắt 2 nhà báo ?

    Có ít nhất hai nhà báo đưa tin những cuộc bắt bớ trong vụ PMU 18, chiều 12-5-2008, cũng đã trở thành “tin”. Nguyễn Văn Hải, Phó văn phòng Tuổi Trẻ tại Hà Nội và Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên, đã bị công an áp giải từ cơ quan về nhà, khám xét, đọc lệnh và giải đi như những bị can PMU mà họ đã từng chứng kiến.

    Sáng 13-5, Tướng Phạm Xuân Quắc, người được báo chí mô tả như một người hùng PMU 18, cũng đã bị khởi tố sau khi một thuộc cấp của ông, Thượng tá Đinh Văn Huynh, trưởng phòng 9, C14 bị bắt. Theo sau vụ “minh oan” cho ông Nguyễn Việt Tiến, việc bắt bớ này rất dễ khiến cho dư luận nghĩ rằng, những người chống tham nhũng đang bị tấn công trở lại.

    Chống tham nhũng rõ ràng đang là khát vọng của dân chúng. Đưa được một quan chức vào khám không phải là việc dễ dàng, đưa họ trở ra lại càng gây thất vọng. Không đơn giản để thuyết phục dân chúng, một quan chức được “minh oan” là bởi họ vô tội thay vì có ai đó bao che. Nhưng, cho dù lòng tin như thế nào thì chúng ta cũng phải chấp nhận, nhìn một ai đó, kể cả Nguyễn Việt Tiến, tự do một khi không có đủ bằng chứng để đưa họ ra tòa, buộc tội.

    Trong vụ PMU 18, Tướng Oánh và ông Nguyễn Việt Tiến cùng tiêu tan sự nghiệp khi mông chỉ cách ghế trung ương vài phân. Rất nhiều thông tin về ông Tiến và Tướng Oánh được đăng tải lúc đó trên báo chí là tin bịa đặt. Và như một quan chức Viện Kiểm sát cho biết, chúng đã trở thành áp lực để “phê giam” ông Tiến và chặn đường ông Oánh tới Trung ương. Và giờ đây người ta có thể nhìn thấy nhiều thông tin như thế đã được tung ra từ Tướng Quắc.

    Tướng Quắc, “học trò” của Tướng Nguyễn Việt Thành trong việc khai thác báo chí, cũng đã sử dụng các bài báo như những công cụ “làm án” của mình. Và các nhà báo chúng ta thì đã phạm phải những lỗi nghiệp vụ mà, trong bài “Từ Century Tới New Century”, tôi đã từng phân tích. Không chỉ có vụ PMU 18, khi điều kiện cho phép, chúng ta sẽ biết thêm nhiều bí mật trong nhiều vụ án khác, đặc biệt là vụ “Năm Cam”. Ai anh hùng, ai lưu manh, nếu chỉ đọc báo, thì nhiều khi rất dễ dàng nhầm lẫn.

    Đưa một quan chức cao cấp ra tòa trong xã hội ta không phải là đơn giản. Trong nhiều trường hợp, nếu không có áp lực của dư luận, không thể nào đương đầu với các quan tham nhũng. Tuy nhiên, một khi “dư luận” được khai thác như một “công cụ”. Các cơ quan tố tụng thay vì phải “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”, đã bơm mớm cho báo chí những thông tin khiến cho dư luận nổi giận và trước một áp lực chính trị như vậy các cấp ủy không thể đứng ngoài. Những cuộc họp cho “đường lối xử lý” thường được triệu tập và sinh mệnh cả chính trị lẫn pháp lý của một nhân vật thường kết thúc trong cuộc họp và đôi khi sai lầm bắt đầu như thế. Có không ít quan chức đã phải lãnh án vì dư luận thay vì những bằng chứng mà cơ quan điều tra thu thập được.

    Trong một phiên tòa, có “buộc” có “gỡ”, có chứng cứ, có tranh tụng mà chưa chắc đã không oan. Trong một cuộc họp mà chỉ có ý kiến “buộc” của cơ quan điều tra cùng với áp lực dư luận thì sẽ khó đưa ra được “đường lối” nào khác hơn là “bắt”. Dư luận cũng như con nghiện. Hôm nay, có thể thõa mãn bằng một quan chức bậc trung, ngày mai “đô lên”, cấp chức cũ không thể nào hài lòng cơn khát. Không có cách nào khác là phải để cho các cơ quan tố tụng được độc lập hành xử theo pháp luật: điều tra viên, nếu không có chứng cứ mà bắt giam, sẽ không được viện kiểm sát phê chuẩn; kết luận điều tra mà không chặt chẽ viện sẽ không truy tố; cáo trạng mà không đủ chứng cứ sẽ bị các luật sư phanh phui; tòa, nếu độc lập, sẽ “tuyên” theo bên nào thuyết phục với nhiều bằng chứng nhất. Công lý không phải lúc nào cũng có thể được mang đến từ các phiên tòa nhưng công lý không thể thiết lập nếu như mọi phán quyết không được, độc lập, đưa ra từ tòa án.

    Tuy nhiên, hai nhà báo bị bắt đang là trung tâm của vụ án này. Câu hỏi vì sao lại bắt nhà báo, có lẽ, sẽ không bao giờ có câu trả lời thuyết phục. Rõ ràng, trong vụ PMU 18 đã có một số bài báo, một số thông tin, giờ đây không có bằng chứng nào để chứng minh là sự thật. Giờ đây, chúng ta biết nó được tung ra từ những nguồn nào. Không chỉ vì tôi biết và tin vào phẩm chất của những nhà báo như Chiến hay như Hải, rất nhiều nhà báo vẫn tin rằng: công an chỉ có một mục tiêu là “chống tham nhũng”; những người làm án không hề có động cơ “đánh nhau”; những thông tin được “xì” ra không phải là bịa đặt. Khi làm sứ mệnh đưa tin, nhiều nhà báo đã nghĩ, nếu không công khai những thông tin mà các điều tra viên “cung cấp”, “bọn tham nhũng” sẽ không bị trừng trị.

    Trong giờ phút này, thật không phải để nói về lỗi những người vừa bị bắt. Nhưng, sự tỉnh táo để nói ra sự thật luôn là cần thiết ngay tại thời điểm có nhiều cảm xúc. Cũng như vụ New Century, các nhà báo trong vụ PMU 18 đã không sử dụng các nguồn tin độc lập để kiểm chứng những thông tin mà cơ quan điều tra cung cấp. Khi không có điều kiện kiểm chứng, các nhà báo cũng đã không dẫn rằng nguồn tin mà báo chí đang sử dụng này được tung ra từ những người đang làm án. Dư luận chắc chắn sẽ tỉnh táo nếu như biết được, những tin đó không phải do các báo “điều tra riêng” mà được đưa ra vì cơ quan điều tra muốn một ai đó bị đặt trong vòng tố tụng. Tất nhiên, các báo “khách quan” như vậy có thể bị cơ quan điều tra tẩy chay, không có được những tin sốt dẻo mà cơ quan điều tra dành cho báo khác.

    Nhưng cho dù có những sai lầm đó, các nhà báo cũng không thể nào bị bắt. Quyền được thông tin của người dân là không thể nhân danh điều gì để ngăn cản. Các nhà báo không những không vụ lợi trong việc đưa tin mà còn đã truyền tải chúng với động cơ của những người nhiệt tình chống tham nhũng. Các báo có thể sẽ phải đính chính, bị kiện, phải bồi thường rất nặng cho những nạn nhân của các thông tin sai. Nhưng không thể bị bắt vì những điều mà họ không phạm phải. Không chỉ là vấn đề pháp lý, không dễ lý giải với dư luận vì sao những nhà báo đứng đầu trong một cuộc đấu tranh chống tham nhũng, không vì tham nhũng, lại đang phải ngồi tù.

    Huy Đức   (Ngày 13/5/2008)

     
    Báo quản trị |  
  • #9133   18/10/2008

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần


    Hai Nhà Báo Và Một Lời Xin Lỗi

    Những ai từng cầm lệnh “triệu tập” điều tra, mới thấy, sau 5 tháng ở tù mà vẫn giữ được thái độ trước Tòa như nhà báo Nguyễn Việt Chiến là một điều không dễ. Cũng con người ấy, khi làm thơ thì thật là duy cảm, khi làm bị cáo đã bản lĩnh hết mình. Những thông tin về PMU 18 bây giờ Tòa xác định là sai, nhưng khi viết, có lẽ, anh đã tin đấy là sự thật. Hai năm tù có thể là dằng dặc, cũng có thể là một “trải nghiệm” không chỉ có khổ đau, nhất là với một người biết rõ con đường đi mà mình lựa chọn.

    Tôi cũng không nghĩ thái độ trước Tòa của nhà báo Nguyễn Văn Hải là vì “lượng khoan hồng”. Hơn 5 tháng trước khi bị bắt, trên blog của nhà báo Đức Hiển, Hải đã nói về những sai lầm này. Nhìn nhận những sai lầm trong nghề cũng là một hành động rất cần lòng dũng cảm. Đáng tiếc, phán quyết của Tòa, tạo ra hoàn cảnh quá khác biệt giữa hai người, đã để lại không ít ngậm ngùi cho dư luận và cho cả những người trong cuộc.

    Cho dù tòa phúc thẩm (nếu có) sẽ đưa ra phán quyết thế nào; cho dù có những đánh giá khác nhau; thì mai đây, ai nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam cũng sẽ phải lật lại trường hợp của hai anh Chiến, Hải. “Hồ sơ” của họ là một vụ điển hình, rất cần thiết được phân tích cả về “nghề” và luật

    Báo chí nhà nước đã không tường thuật chi tiết phiên tòa, phần cho thấy những thông tin mà báo chí đưa ra xung quanh vụ PMU hầu hết được xác định là “sai sự thật”. Không chỉ chịu điều chỉnh của Luật Báo chí, khi hành nghề, nhà báo cũng là một đối tượng của Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, tất cả những hành vi mà Luật quy định như một tội danh (vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm công dân…), có thể áp dụng ở đây, đều bắt buộc phải xác định động cơ “cố ý”. Đưa tin sai sự thật rõ ràng là “lỗi”, nhưng để bị coi là có tội thì phải chứng minh các nhà báo, trước khi đăng, đã biết chắc những thông tin đó là sai. Ở đây, nhà báo Nguyễn Việt Chiến nói anh đã lấy tin từ một nguồn mà anh đã không nghi ngờ là “Ban Chuyên án”. Thượng tá Đinh Văn Huynh, cũng thừa nhận là đã “tiết lộ” những thông tin ấy cho các phóng viên theo dõi vụ PMU.

    Tất nhiên, bị truy tố về tội danh được quy định tại điều 258 lại là một chuyện khác. Theo Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, tội “Lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” vốn có nguồn gốc từ Luật Hình sự của Liên Xô, được Việt Nam “kế thừa” trong thập niên 80. Trong những năm 90, nhiều đại biểu Quốc hội đã yêu cầu bãi bỏ điều luật này, vì dân chủ và tự do thì hoặc có, hoặc không, hành vi nào mà luật chưa cấm thì người dân có quyền hành xử đương nhiên, chứ không thể đưa ra một quy định mơ hồ: “lợi dụng”. Tại Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, cho dù vẫn chưa thực sự có tự do dân chủ, người ta cũng đã phải bãi bỏ điều luật này. Tất nhiên, khi một tội danh vẫn còn ghi trong luật thì bổn phận của người dân vẫn phải chấp hành vấn đề là thủ tục tố tụng phải được tiến hành sao cho, khi phán quyết đưa ra, người dân có thể tin đấy là công lý.

    Ngay cả với điều 258, cho dù “lợi dụng” là một hành vi khá mông lung thì “lợi ích của nhà nước và công dân” lại là một điều rất cụ thể. Lẽ ra, các luật sư của nhà nước và của các công dân được coi là có lợi ích bị xâm phạm ở đây như Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, như tướng Cao Ngọc Oánh… phải chứng minh quyền lợi của họ đã bị xâm phạm ra sao. Phần nào do báo chí gây ra, phần nào được “dựng lên” bởi “Ban Chuyên án”. Nếu như những thông tin đã nêu do các nhà báo bịa đặt thì áp dụng cho họ một tội danh hình sự là điều đương nhiên. Nếu như, các báo chỉ vô tình bị những người như tướng Quắc lợi dụng thôi thì những thiệt hại do thông tin sai, các báo sẽ phải bồi thường cho đương sự. Năm 2005, phóng viên Andrew Gilligan đã có một phóng sự điều tra dẫn lời một quan chức cao cấp nói rằng chính phủ Anh đã “thổi phồng nguy cơ vũ khí hủy diệt lớn của Iraq”. Bài báo đã gây điêu đứng cho chính Thủ tướng Tony Blair nhưng khi có kết luận những thông tin của BBC là sai thì ông Tony Blair chỉ “hoan nghênh một lời xin lỗi”. Không ai kỷ luật “quyền chỉ trích chính phủ” của Andrew Gilligan. Tuy nhiên, về phía BBC, khi cho phát những “điều tra” không được kiểm chứng như vậy, cả Chủ tịch và Tổng Giám đốc của BBC đều phải vì đạo đức của nghề mà xin từ chức.

    Một quy trình tố tụng cho phép các luật sư chứng minh “lợi ích của Nhà nước và công dân” bị xâm phạm, đồng thời sẽ làm rõ những thông tin mà “Ban chuyên án” cung cấp cho các phóng viên về vụ PMU là “sai”. Người dân sẽ không nghĩ khi tướng Cao Ngọc Oanh đựơc thăng quân hàm, thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tự do trong khi một thành viên của “Ban chuyên án” và hai nhà báo bị bắt giam là cú “phản đòn” của “tham nhũng”. Hậu quả của vụ PMU 18 càng cho thấy, tư pháp phải hết sức độc lập trong khi tiến hành tố tụng. Cấp ủy cũng rất dễ bị các ban chuyên án lũng đoạn khi mà những người như tướng Quắc một mặt thì “cung cấp thông tin sai sự thật cho phóng viên” nhằm tạo ra một áp lực chính trị từ nhân dân; một mặt “báo cáo thông tin sai sự thật lên cấp trên” khiến cấp ủy không có lựa chọn nào hơn là phải cho khởi tố. Nếu tiến trình điều tra diễn ra độc lập, chắc chắn dù có chén gan trời, những kẻ như tướng Quắc cũng không thể dễ dàng khởi tố, bắt giam cho dù chỉ là một thường dân nếu như không có nhiều chứng cứ.

    Trước vành móng ngựa, các thành viên chủ chốt của “Ban Chuyên án” PMU 18 đã không đưa được bằng chứng nào cho thấy những thông tin tham nhũng mà họ “tung ra” khi “làm án” là có cơ sở. Thật cay đắng khi ở một quốc gia mà chống tham nhũng đang là một khao khát của người dân, có khi lại trở thành chiêu bài của các “phe”, các “cánh”. Tôi vẫn hy vọng Nguyễn Việt Chiến rồi sẽ được tự do. Rất tiếc, những thông tin mà anh nhận được từ công an là sai, nhưng hậu quả mà nó gây ra không hẳn là hoàn toàn tiêu cực. Báo chí phải có trách nhiệm với sự trong sạch của một quốc gia; chỉ trích các quan chức và truy tham nhũng đến tận cùng là chỉ dấu của một quốc gia dân chủ.

    Tôi tôn trọng sự lựa chọn của hai nhà báo. Đối với Nguyễn Việt Chiến, có thể đấy là niềm tin của anh. Nhưng, thừa nhận sai lầm có lẽ cũng là niềm tin của anh Nguyễn Văn Hải. Những “thông tin sai sự thật” ấy đúng là bắt nguồn từ các ban chuyên án, nhưng “kiểm chứng” cũng là một việc mà các nhà báo phải làm. Trong những vụ án như Năm Cam, Tamexco, Minh Phụng …, không ai rõ các nhà báo đã có bao nhiêu phần trăm thực sự điều tra, bao nhiêu phần trăm nhận “mớm cung” từ các ban chuyên án. Có những ai đã từng lãnh án mà oan bởi ngòi viết chúng ta. Khi nhìn đồng nghiệp phải vào tù đúng là thật xót xa, nhưng, tôi nghĩ, các nhà báo cũng phải nhận rằng chúng ta vẫn còn nợ nhân dân một lời xin lỗi.

    Huy Đức (Ngày 17/10/2008)
     
    Báo quản trị |  
  • #9134   18/10/2008

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần


    Tham Nhũng và 820.000 "đô"

    Nhân vật liên quan đến khoản hối lộ 820 nghìn đô la của PCI (Nhật) mà báo chí Việt Nam sáng 28-8-2008 gọi là “quan chức nước ngoài”, cùng ngày, đã được ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, chính thức công nhận là người Việt Nam. Ông Dũng nói: “Việt Nam mới nhận được từ phía Nhật hồ sơ ủy thác tư pháp, trong đó đề nghị hợp tác điều tra vụ 4 cựu quan chức của công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) bị truy tố về tội hối lộ quan chức Việt Nam”. Quy trình tố tụng để đưa được quan chức ấy ra tòa chưa phải là một việc dễ dàng, nhưng đây là thời điểm tốt để chứng minh quyết tâm chống tham nhũng mà Việt Nam đã rất nhiều lần khẳng định.

    Tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã từng được Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội “giả thiết” lên tới hàng chục phần trăm. Tuy nhiên, rất ít vụ việc được phanh phui, vì phải công nhận rằng, chứng cứ về các khoản “ăn chia” giữa “A và B” thường đã được dễ dàng “hợp thức hóa”. Thỉnh thoảng vẫn có những cái “đuôi” xuất hiện do một bên thực hiện các hành vi này là các đối tác nước ngoài, nơi mà các định chế tài chánh cho phép kiểm soát gắt gao đường đi của những đồng tiền bất chính. Đầu năm 2007, Công tố viện Liên bang Thụy Sỹ đã “yêu cầu quốc tế hỗ trợ” điều tra một “khoản tiền mờ ám” đi từ tập đoàn Siemens vào tài khoản của một người có tên Việt Nam ở Singapore trong thời gian Siemens nhận thầu 2 dự án viễn thông lên tới hàng chục triệu Euro cho Việt Nam.

    Tương tự, cơ quan công tố Nhật cũng phát hiện ra một khoản tiền khổng lồ đã được PCI chuyển cho một công ty tư vấn không tồn tại trên thực tế. Nhưng, khác với vụ Siemens, các nhân vật liên quan ở PCI khai, khoản tiền nói trên đã được dùng để đưa hối lộ cho một quan chức cụ thể ở Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây, TP HCM. Đành rằng, chính đương sự, Ban quản lý dự án, đã có báo cáo nói rằng, việc đấu thầu, chọn thầu đều được thực hiện đúng quy định và “không có hành vi tiêu cực như báo chí (Nhật) đã đưa”. Thì lời khai của phía PCI, tuy vẫn cần phải điều tra thêm, phải được, ngay lập tức, coi là nguồn tin vô cùng đắt giá về tội phạm. Theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam thì các cơ quan điều tra không thể bỏ qua “dấu hiệu phạm pháp hình sự” mà báo chí Nhật đã nêu lên từ hồi tháng 6.

    Cũng như báo chí Đức (tờ Der Spiegel) trong vụ Siemens, hy vọng truyền thông quốc tế bỏ qua những thông tin vừa nêu là một điều không thực tế. Không phải là truyền thông quốc tế ác cảm với Việt Nam, cũng như báo chí Việt Nam, các cơ truyền thông các nước cũng, trước hết, chống tham nhũng vì lợi ích quốc gia của họ. Việt Nam, vốn vẫn coi báo chí trong nước là một “kênh chống tham nhũng” thì nay cũng nên mở rộng khai thác “kênh” này từ phía các cơ quan truyền thông và chính phủ nước ngoài. Một nhà ngoại giao Việt Nam ở Châu Âu nói rằng, có một số chính phủ kiểm soát giá cả những thiết bị mà các công ty của họ bán cho chính phủ nước ngoài. Và, ông đã rất đau lòng khi nhìn thấy nhiều thiết bị đã được mua về từ các quốc gia có chỉ số minh bạch thấp với giá cao hơn nhiều giá chào hàng của các quốc gia chống gắt gao tham nhũng.

    Không đơn giản để có được đầy đủ chứng cứ buộc tội “quan chức Việt Nam” ăn hối lộ ngay cả khi 4 quan chức Nhật đều đã thừa nhận hành vi của họ trước tòa. Sự “tích cực xem xét vụ việc này” của các cơ quan chức năng, như ông Lê Dũng nói ra, phải bắt đầu từ nhiều chứng cứ. Đây có thể là thời điểm thích hợp để đối chiếu tài sản hiện có và tài sản đã được quan chức này (và vợ con) kê khai từ hồi nhậm chức: tiền bạc, tài khoản, chứng khoán, nhà đất (trong và ngoài nước), những chi phí cho con cái du học… Nếu lời khai của các quan chức Nhật là có thể tin được và khoản tiền hối lộ lên đến 820 nghìn đô la được “tiêu hóa” mà không tìm thấy bằng chứng gì thì năng lực chống tham nhũng của Việt Nam và khả năng phòng vệ của các định chế tài chính, ngân hàng rõ ràng là đang bị đặt trước rất nhiều thách thức.

    “Hình ảnh” chắc chắn là không thể nguyên vẹn khi những vụ việc kiểu như Siemens, PCI lại bị “rò rỉ” ra. Nhưng cũng qua những sự việc ấy cho thấy, ngay cả ở những quốc gia phát triển như Nhật, Thụy Sỹ… tham nhũng cũng không phải là đã hoàn toàn “miễn nhiễm”. Uy tín chắc chắn là có ảnh hưởng khi để xảy ra tham nhũng. Nhưng, niềm tin vào nỗ lực chống tham nhũng sẽ càng bị suy giảm trầm trọng hơn một khi bằng chứng tham nhũng được phát hiện mà các cơ quan chống tham nhũng thì “bình chân” còn báo chí trong nước thì một thời gian dài im lặng. Không phải chống tham nhũng chỉ để tránh “ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn vốn ODA” mà chống vì tham nhũng là kẻ thù của những chính quyền trong sạch. Ít có quốc gia nào như Việt Nam, bên cạnh một hệ thống các cơ quan tố tụng chống tội phạm, Đảng và Nhà nước còn thiết lập một hệ thống “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng” từ Trung ương tới địa phương. Trong vụ PCI, không nên nghĩ là Việt Nam sẽ sẵn sàng hợp tác với Nhật để điều tra mà cần coi đây là nhu cầu thiết thực của quốc gia, là cơ hội để Việt Nam chứng tỏ năng lực và quyết tâm đương đầu với tham nhũng.

    Huy Đức  (Ngày 5//9/2008)
     
    Báo quản trị |  
  • #9135   18/10/2008

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần


    10% “lại quả” và những “vết nứt” ở đại lộ đông tây

    Ông Sakashita Haruo, người có mặt ở TP.HCM ngay từ khi dự án đại lộ đông tây bắt đầu, khai rằng số tiền mà công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) trực tiếp hối lộ ông Sỹ, tổng cộng, có thể lên tới 2 – 3 triệu USD. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ, giám đốc ban quản lý dự án đại lộ đông tây, TP.HCM, là quan chức mà cơ quan công tố Nhật vừa chính thức đề nghị Việt Nam “phối hợp điều tra”

    Ông Sakashita có mặt ở TP.HCM từ năm 2001, khi đó dự án đại lộ đông tây đang ở giai đoạn 1, giai đoạn thiết kế và đưa ra mức dự toán của công trình. Khi ấy, PCI chỉ là một trong nhiều bên cùng tham gia tư vấn. Đến tháng 3.2003, PCI ký được hợp đồng với ban quản lý dự án, đảm trách tư vấn về quản lý triển khai. Sakashita khai rằng khi ấy, ông đã cùng với cấp trên của ông ở Hà Nội là Sakano Tsuneo đề nghị và được “giám đốc Sỹ” cho ký hợp đồng tư vấn giai đoạn 2 mà không qua đấu thầu. “Giám đốc Sỹ” sau đó còn ba lần ký “thay đổi nội dung” hợp đồng với PCI. Sở dĩ có được sự “giúp đỡ” này, theo ông Sakashita, là ngay từ năm 2001, cả ông và ông Sakano đã “hứa với giám đốc Sỹ”, để đền ơn, PCI sẽ đưa cho ông khoản hối lộ tương đương với 10% giá trị hợp đồng.

    Tiền hối lộ được đưa thành nhiều lần vì theo ông Sakashita, “số tiền khá lớn, vả lại sau khi ký hợp đồng vẫn còn nhiều việc cần được giám đốc Sỹ tạo điều kiện”. Khi đưa tiền hối lộ, ông Sakashita khai: “Chúng tôi và giám đốc Sỹ thống nhất rằng, tôi và ông Sakano sẽ trao đổi thống nhất với giám đốc Sỹ thời gian và kim ngạch đưa cho giám đốc Sỹ”. Ông Sakashita khẳng định, “10% hối lộ” này là tiền lấy từ nguồn vốn thực hiện dự án đại lộ đông tây”, nguồn vốn mà Nhật cho Việt Nam vay theo cam kết ODA giữa hai chính phủ.

    Chưa có một kết luận khoa học nào để đánh giá liệu có liên hệ gì giữa khoản tiền 10% mà nhà thầu PCI đưa hối lộ trong mấy năm vừa qua với các vết nứt ở “bốn đốt bê tông” đường hầm Thủ Thiêm, một phần của dự án đại lộ đông tây, vừa phát hiện gần đây

    Một vị lãnh đạo Công an TP.HCM cho biết nội vụ hiện đang được một cơ quan điều tra của bộ Công an thụ lý. Trong lịch sử chống tham nhũng ở Việt Nam, rất hiếm khi “đương sự nhận hối lộ” khai nhận hành vi phạm tội của mình. Nhưng, so với những vụ “nhận hối lộ” đã được xét xử tại Việt Nam, rất hiếm khi có được một vụ nào, cơ quan điều tra nhận được nhiều lời khai chi tiết và rõ ràng đến thế. Có ít nhất 820.000 USD trong tổng số tiền đã đưa hối lộ được các ông Kunio Takasu, Sakashita và Sakano nhớ và khai rõ từng chi tiết. Mặc dù tất cả số tiền đưa hối lộ này đều được “trao tận tay” bằng tiền mặt, nhưng lời khai của các quan chức PCI cho phép cơ quan điều tra xác định rất rõ: một phần lớn số tiền hối lộ này được rút tiền mặt ra tại TP.HCM vào đúng thời điểm mà các ông Sakashita, Takasu bay đến TP.HCM và sau đó gặp ông Sỹ.

    Theo một người Nhật có điều kiện tiếp xúc với các tài liệu điều tra, cơ quan công tố Nhật còn gửi kèm theo hồ sơ một số hình ảnh, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra Việt Nam điều tra nhà riêng và truy tìm tất cả mọi tài sản có liên quan đến gia đình ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Tất nhiên, tính xác thực của những lời khai này còn phải được điều tra và nếu thực sự đã “nhận hối lộ”, ông Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ có thể bị một toà án ở Việt Nam kết tội. Một vị có trách nhiệm ở ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TP.HCM xác nhận rằng, cho đến nay, chưa có bất cứ một động thái xử lý nào về mặt Đảng và hành chính đối với ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ hiện vẫn đang là giám đốc ban quản lý dự án đại lộ đông tây.

    Vụ Siemens và “Huỳnh Ngọc Sỹ” chưa kịp điều tra ở Việt Nam thì tuần qua, tại Mỹ lại xuất hiện thêm một vụ án mới, theo đó ba Việt kiều đang bị truy tố vì đã hối lộ các quan chức hàng không và dầu khí để bán được các thiết bị cho các dự án liên quan đến dịch vụ bay ở Vũng Tàu. Số tiền đưa hối lộ, theo lời khai của ba bị cáo người Việt này, là 150.000 USD. Chính phủ của nhiều quốc gia gần đây đã thúc đẩy mạnh hơn việc điều tra nhắm vào các hành vi “đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài” mà các công ty của họ thực hiện nhằm giành được các đơn đặt hàng và hợp đồng từ nước khác. Những hành vi này được coi là vi phạm các quy định về cạnh tranh lành mạnh. Lời khai của một trong ba bị cáo Việt kiều trong vụ án xảy ra ở Mỹ nói rằng phần lớn thiết bị mà họ cung cấp có thể mua tại chỗ với giá rẻ hơn rất nhiều, nhưng các công ty nhà nước Việt Nam đã chọn mua từ họ với giá cao vì những khoản “hoa hồng” hậu hĩ.

    Chưa có một kết luận khoa học nào để đánh giá liệu có liên hệ gì giữa khoản tiền 10% mà nhà thầu PCI đưa hối lộ trong mấy năm vừa qua với các vết nứt ở “bốn đốt bê tông” đường hầm Thủ Thiêm, một phần của dự án đại lộ đông tây, vừa phát hiện gần đây. Những vết nứt ở đường hầm qua Thủ Thiêm là có thể nhìn thấy, nhiều “vết nứt” khác lại không thể nhìn thấy. Tiền bạc, từ các khoản vay quốc tế và từ tiền đóng thuế của người dân, đang được chi tiêu ngày một nhiều lên. Không chỉ phải xử lý thật tích cực những quan chức “bị lộ” nhờ các nước điều tra, mà còn phải tự trang bị khả năng tự phát hiện của ta. Vấn đề không chỉ là làm trong sạch bộ máy nhà nước. Nếu như chỉ những nhà đầu tư biết hối lộ mới có thể nhận thầu và cung cấp những hàng hoá, thiết bị giá cao cho Việt Nam thì không chỉ có môi trường kinh doanh mà đạo đức xã hội cũng khó có thể nào lành mạnh được.

    Huy Đức  (Ngày 08/9/2008) 

     
    Báo quản trị |  
  • #9372   22/01/2010

    ZHaiTac
    ZHaiTac

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2009
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chống lại "chống tham nhũng"

    Gần đây một loạt bài viết của pv đăng tải việc cán bộ hải quan "hành doanh nghiệp", tui thấy bức xúc quá. Nhà nước hô hào chống tham nhũng mà cứ cái kiểu này .... e rằng  nên đổi lại khẩu hiệu là chồng lại "chống tham nhũng" cho đúng?

    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 06/11/2009 07:43:10
    Cập nhật bởi daonhan ngày 13/03/2010 05:17:05 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #9373   07/11/2009

    quangconghd
    quangconghd

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2009
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    cái nhan đề topic giống tên một quyển sách " Phê phán sự phê phán có tính phê phán "
     
    Báo quản trị |  
  • #9374   10/11/2009

    ZHaiTac
    ZHaiTac

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2009
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thiệt ko

    Chưa nghe cuốn sách đó bao h, để tui vào google tim và dow thử xem, thank bạn nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #9375   10/11/2009

    ZHaiTac
    ZHaiTac

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2009
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    không thấy..............

    bạn có quyển sách đó ko zdậy?????
     
    Báo quản trị |  
  • #9376   14/11/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    CẢNH BÁO...??

    với phong cách quản lý nhà nước hiện nay thì VN sẽ không thể thực hiện CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG,bởi lẽ :
     1.Công tác phòng chỉ mang tính " khẩu hiệu và phong trào theo từng giai đoạn " và việc kê khai tài sản của cán bộ công chức chỉ mang tính hình thức " làm cho có " không mang tính sự thật khách quan nên dẫn đến việc khai man trá về tài sản trong công chức rất nhiều, trong xã hội hiện nay có rất nhiều cán bộ công chức rất giàu có ( tài sản của họ khi đương chức sẽ được hoá phép cho thân nhân đứng tên, khi hạ cánh an toàn rồi mới gôm lại một mối), vấn đề này có lẽ mọi người dân biết khá rõ ( trong khi đó chính phủ không biết gì, chỉ khi nào công chức bị phát hiện thì chính phủ mới hiểu ra mọi vấn đề ). tại sao nhân dân không dám tố cao ?, bởi vì, tham nhũng hiện nay không phải đơn phương hoạt động, mà nó tồn tại do sự câu kết chặt chẽ ở nhiều cấp khác nhau và nhiều người có chức có quyền. mặt khác, người dân không đủ quyền lực để điều tra xác minh và sợ bị trù dập cá nhân.
    2.Công tác chống tham nhũng mang tính " giơ cao đánh khẽ", xét xử bọn tham nhũng quá nhẹ, nên bọn tham nhũng chưa bị phát hiện không sợ sự trừng phạt của pháp luật ,mà trái lại còn tham nhũng một cách tạo bạo hơn và tinh vi hơn và chấp nhận nếu " tai nạn nghề nghiệp " thì " hy sinh đời bố củng cố đời con " .
    3.Kết luận : Tham nhũng là một quốc nạn hiện nay, nếu nhà nước không kịp thời trừng trị thẳng tay, thì sẽ mất lòng nhân dân Việt Nam, đồng nghĩa với mất nước không xa. lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn đã chứng minh rất rõ vấn đề này. Nhà nước hãy bỏ công sức ra để tổ chức kiểm tra lại việc kê khai tải sản của từng cán bộ công chức và hãy thẳng tay tịch thu các tài sản không rõ nguồn gốc và truy cứu trách nhiệm hình sự. đừng để nhân dân Việt Nam mất niền tin vào đảng cộng sản Việt Nam.Muốn hiểu lòng dân, thì mấy ông quan lớn hãy đến với dân như bác Hồ đã từng làm " giả dạng người dân bình thường " sẽ nghe được nhiều việc về cán bộ công chức tham nhũng như thế nào ? bao nhiêu ? từng cửa quan một ?, chứ cứ ngồi trên cao mà hô hào và ngổi trên ôtô đời mới có hộ tống thì sẽ chỉ là " hư không "...Hãy đến với nhân dân sẽ đánh được bọn tham nhũng và bắt sạch băng đảng tham nhung đang hoành hành trong xã hội Việt Nam hiện nay và nhớ đừng nương tay nhé... cảnh báo....báo động...
     
    Báo quản trị |  
  • #9377   16/12/2009

    trungkhanh1956
    trungkhanh1956

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào  : (trancaophu) : theo mình thì :(chính phủ thừa biết và còn quá thừa hiểu chứ không phải không biết đâu ) và còn hiểu rỏ tham nhũng là quốc nạn là "kẻ thù " của chế độ XHCN  thể hiện trong văn kiện của 3 nhiệm kỳ (đại Hội đại biểu Đảng toàn quốc ) trước đả đánh giá còn có chủ trương và vẫn tiếp tục thực hiện phòng chống tham nhũng và xây dưng đảng chứ sao ! nhưng " phòng " là chính chứ "chống" là cần thiết thì còn "vướng " và "bất cập " vì chính quyền cón non ; cán bộ còn thiếu ; đất nước mới được hòa bình hỏn 3 thập niên , từ 1 nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chế độ phong kiến tiến lên . khoa học công nghệ chưa có nền tảng ,nên còn đan xen ..vv...và... vv.. lực lượng "cán bộ " bộ máy nhà nước còn thiếu ...Nên nếu chống thì chắc thay luôn cả bộ máy từ trên xuống dưới ... mà lại chưa có người để thay "khó quá"nhỉ ? chuyện lảnh đạo đến "cơ sở "như chuyện vua ngày xưa  vi hành . khác nhau lắm vì bây giờ là thời đại công nghệ  thông tin , công nghệ cao ! lảnh đạo quốc gia đi vi hành có "luật" bảo vệ lảnh tụ và phải phô trương lực lượng để thị uy có kẻ dẹp đường phải báo trước để "cơ sở báo cáo " quan nghe dân qua "báo cáo " còn báo cáo láo làm láo là việc của người báo cáo .lịch sử đả chứng minh rồi đó  : "liên xô " củ sụp đổ củng vì nói láo ,làm láo ,báo cáo láo
     
    Báo quản trị |  
  • #9378   25/12/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào Trung Khanh 1956

    Cám ơn bạn đã đã nói lên sự thât của xã hội Việt Nam hiện tại, chúng ta thấy mà buồn chán vô cùng. Tôi lấy tựa " Cảnh báo.." nhằm mục đích để giai cấp thống trị lường trước sự việc ở tương lai có thể xẩy ra mà tự tu tâm tích đức trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.
    Trên thực tế, hiện còn khoảng 1/3 Đảng viên sống vì dân vì nước, nhưng trong đó hơn 2/3 đã nghỉ hưu, còn 1/3 thì bỏ ra làm kinh tế tư nhân để tự kiếm những đồng tiền chân chính ( họ là những người có tài thật sự và vì dân nhưng lực lượng này rất ít so với khoảng hơn 03 triệu Đảng viên ). Tôi nghĩ họ cũng nhìn thấy những gì mà chúng ta vừa nêu lên.
    Câu tục ngữ " Nhìn tướng thì biết quân , nhìn quân thì biết tướng ". Chúng nhìn bọn tham nhũng hàng ngày diễn ra ở địa phương nơi mình sinh sống thì mình sẽ hiểu ở TW cũng vậy thôi.
    Câu tục ngữ " Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy ", thời buổi này ma quỷ đội lớp người khá nhiều nên làm hư hỏng cả một thế hệ trẻ công chức của Việt Nam, thế hệ tham nhũng trước truyền lại kinh nghiệm này cho các để tử ruột của mình... cứ như vậy sẽ làm hư các thế hệ kế tiếp trong giới công chức.Nhưng ai không chấp nhận thì chỉ còn con đường duy nhất là xin nghỉ công chức ra ngoài kinh doanh. Theo bạn thấy suy nghĩ của tôi có đúng không ?.
     
    Báo quản trị |