Bài viết bên dưới của Luật sư Trần Đình Thu,
Sao tôi thấy giống một vài lời lạc lõng của một số người trong nền pháp luật văn minh của NaUy vừa rồi, sau vụ thảm sát.
Khi ấy vài người cũng đòi Pháp Luật NaUy tử hình hoặc xử nặng hung thủ, thay vì chỉ vài chục năm tù;
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/07/vu-breivik-thach-thuc-he-thong-tu-phap-na-uy/
Và tất nhiên, nền pháp luật văn minh của NaUy đã không chiều theo ý của vài lời lạc lỏng muốn "báo thù" đó;
Tại sao phải sửa luật chỉ để thỏa mãn mong ước "báo thù và trừng trị" ?
Tính cao nhất, bản chất cao nhất của Luật pháp có nhằm mục đích báo thù và trừng trị hay không?
Chắc chắn là không.
Xin chuyển đường dẫn nói đến một nhà tù văn minh, và bản chất thực của pháp luật khi bỏ tù một ai đó:
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2011/07/nha-tu-em-ai-nhat-the-gioi-o-na-uy/
Xin trích nguyên bài của Luật sư Thu bên dưới:
Vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang: Tình huống pháp lý đặc biệt
Chưa hết bàng hoàng về hành vi man rợ của kẻ thủ ác
trong vụ án, dư luận đang bức xúc khi có nhiều ý kiến của các luật sư
cho rằng không thể xử tử hình hung thủ vì đương sự dưới 18 tuổi. Tuy
nhiên, đây là một tình huống pháp lý đặc biệt...
Sự tàn bạo trong vụ thảm sát tiệm vàng ở Bắc Giang đã
đạt đến đỉnh điểm. Điều làm mọi người thấy nhẹ lòng đôi chút là lực
lượng công an đã nhanh chóng bắt giữ hung thủ Lê Văn Luyện. Nhưng mấy
ngày qua, một vấn đề pháp lý nảy sinh khiến cho dư luận không khỏi ray
rứt. Đó là kẻ thủ ác thiếu chừng 2 tháng nữa mới đủ 18 tuổi để phải chịu
án tử hình theo quy định của pháp luật VN.
Dĩ nhiên tòa án không thể xử tử hình hung thủ nếu căn
cứ vào các quy định pháp lý hiện hành. Nhưng cũng thật vô lý khi để một
tội phạm như thế thoát tội chết. Nó sẽ tạo nên một tiền lệ quá xấu trong
việc phòng chống tội phạm, có nguy cơ dẫn đến việc lạm dụng sự ưu ái
đối với người dưới 18 tuổi.
Việc hoàn toàn không áp dụng án tử hình và chung thân
với người dưới 18 tuổi là một quy định cứng nhắc. Lẽ ra pháp luật phải
có điều khoản dự liệu để áp dụng trong trường hợp quá đặc biệt, như thế
tính răn đe mới cao.
Điều 1 của Công ước về quyền trẻ em viết như sau:
“Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18
tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn. Như vậy chúng ta cũng có thể quy định
trong những trường hợp phạm tội quá dã man, thì độ tuổi thành niên cần
phải giảm xuống tùy trường hợp.
Quy định này hoàn toàn không trái với tinh thần của
Công ước về quyền trẻ em. Vì tinh thần chủ yếu của công ước này là bảo
vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em chứ không phải dung túng cho người
dưới 18 tuổi làm điều tàn ác.
Thực tế thì việc thiếu 2 tháng tuổi không phải là
nguyên nhân làm cho hung thủ Lê Văn Luyện thiếu nhận thức để hành xử như
thế. Thật đau xót khi Luyện, thiếu 2 tháng nữa đủ 18 tuổi, lại được
hưởng “quyền trẻ em”, còn cháu bé nạn nhân mới 18 tháng tuổi lại không
được hưởng quyền được sống - quyền căn bản nhất của quyền trẻ em.
Tôi cho rằng các nhà làm luật phải xem lại vấn đề này
để sửa đổi luật sao cho sát với thực tiễn hơn. Riêng đối với vụ án Lê
Văn Luyện, nên chăng cần khởi động một lộ trình pháp lý đặc biệt để thủ
phạm phải chịu sự trừng phạt xứng đáng với tội ác gây nên?
Luật gia Trần Đình Thu
Theo Thanh Niên