Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

Chủ đề   RSS   
  • #592831 27/10/2022

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 630. Di chúc hợp pháp

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

    Theo đó, di chúc miệng chỉ hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện trên. Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp thì:

    Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    b) Di chúc không hợp pháp;”

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

    Theo đó, nếu di chúc miệng không hợp pháp thì áp dụng chia thừa kế theo pháp luật

     
    484 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haohao2912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592930   28/10/2022

    Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Hiện nay, vấn đề lập di chúc ở Việt Nam ta vẫn chưa thực sự phổ biến. Phần lớn mọi người đều mang tâm niệm là để cho con cho cháu nên không quá chú tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan đến di chúc, chỉ nói miệng là cho những ai. Thực tế thì việc di chúc miệng này đã gây ra không ít sự tranh chấp cho con cháu sau khi người để lại di sản chết đi vì sự thiếu rõ ràng và căn cứ cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #592947   29/10/2022

    Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Di chúc chính là cơ sở để xác lập quan hệ dân sự liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong thừa kế, vì vậy dù là hình thức di chúc miệng hay bất cứ hình thức nào khác, người lập di chúc và người làm chứng cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
  • #593460   31/10/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

    Cám ơn thông tin chia sẻ của bạn.

    Thông thường di chúc sẽ được lập thành văn bản, tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép di chúc miệng trong một số trường hợp như tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:

    - Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

    - Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #596809   01/01/2023

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Hiện nay việc lập di chúc tại Việt Nam không quá phổ biến, hầu hết chỉ là nói miệng với con cái vì nghĩ gia đình nên không cần phải lập di chúc. Nhưng bởi vì lời nói miệng đó không đáp ứng được những quy định về di chúc miệng nên di chúc vô hiệu dẫn đến tranh chấp trong gia đình. Để giải quyết vấn đề này, vệc di chúc miệng không hợp pháp thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #599889   01/03/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Di chúc miệng có hiệu lực không? Nếu không thì chia ntn?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Hiện nay để chứng minh di chúc miệng là hợp pháp là rất khó, vì thông thường ít người nào thật sự tỉnh táo trước cái chết của mình. Theo thông tin bạn cung cấp thì khi di chúc miệng không hợp pháp sẽ tiến hành chia thừa theo pháp luật. Lúc đó xét đến yếu tố hàng thừa kế, phần di sản để lại. Tuy nhiên cần lưu ý một điều nếu người thừa kế bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế

     
    Báo quản trị |