Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

Chủ đề   RSS   
  • #439654 25/10/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

    >>> Vì sao Dân Luật phải học Triết?

    Triết học là nỗi ám ảnh của nhiều bạn sinh viên, ngay cả đối với những bạn là sinh viên Luật – là những người cần phải học tốt môn này là nền tảng lý luận để phục vụ cho các môn học Luật sau này.

    Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

    Vậy làm gì để không còn ám ảnh môn Triết học? Mình sẽ giúp các bạn làm chuyện đó!

    Trước tiên, bạn phải hiểu thế nào là chủ nghĩa duy tâm, thế nào là chủ nghĩa duy vật.

    Duy tâm là bạn coi trọng ý thức hơn vật chất, xem ý thức có vai trò quyết định vật chất, kiểu như chỉ cần có niềm tin là có thể sống được.

    Còn duy vật là bạn coi trọng vật chất hơn ý thức, xem vật chất có vai trò quyết định vật chất, điển hình là câu nói “Có thực với vực được đạo”

    Từ đó, có khái niệm “duy vật biện chứng”, đó là mọi sự vật tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và nó có vai trò quyết định ý thức.

    Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù:

    2 nguyên lý: mối liện hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

    - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

    Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó, rút ra được bài học thực tế:

    + Muốn nhận xét đúng một sự việc hoặc sự vật, hiện tượng cần phải xem xét chúng ở các mặt, các phương diện và yếu tố để đánh giá chính xác, tránh quan điểm phiến diện, chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá chung cho toàn bộ. Điển hình đó là câu chuyện “Thầy bói xem voi”

    + Đồng thời, cần phải đặt các sự việc hoặc sự vật, hiện tượng đó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau để đánh giá. Điển hình là khi đưa ra bản án cho một kẻ phạm tội trộm cắp cần phải xem xét rằng tiền sử của người đó đã từng phạm tội hay chưa, nếu chưa thì lý do gì mà người đó phạm tội, có thể vì lý do đang túng thiếu cần tiền chữa bệnh cho con để thực hiện hành vi chẳng hạn, từ đó mới xem xét giảm án thích hợp cho người này.

    - Nguyên lý về sự phát triển:

    Mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển theo đường xoắn ốc, cái mới ra đời thay thế cái cũ, trên cơ sở cái cũ. Nhận thức được nguyên lý này, bạn phải hiểu rằng mọi thứ luôn cần phải có thời gian tích lũy, khi tích lũy đạt đến một mức độ nhất định thì đòi hỏi bạn phải bước tiến lên một bậc mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn.

    Từ đó cần phải tránh tâm lý ù lì, không chấp nhận sự phát triển như một quy luật tất yếu hoặc nôn nóng, chưa tích lũy đủ mà đã muốn tiến lên bậc mới.

    3 quy luật: Quy luật lượng – chất, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định

    - Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển

    Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ.

    Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”. Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật.

    Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn về quy luật này như sau:

    Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4,  bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.

    Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi về chất, tránh tư tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất (chưa học xong đã muốn đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại không muốn thay đổi về chất (học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)

    - Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển

    Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái cũ.

    Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu thuẫn đó.

    Đơn cử là câu chuyện không biết thì phải học.

    - Quy luật phủ định của phủ định:

    Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo đường xoắn ốc.

    Điển hình là văn bản pháp luật mới ra đời luôn dựa trên nền tảng của văn bản pháp luật cũ, giữ lại những điểm hay của văn bản pháp luật cũ, đồng thời bãi bỏ những điểm chưa hay, chưa tốt để thay thế bằng điểm mới hay hơn, tốt hơn tại văn bản pháp luật mới.

    Rút ra được bài học thực tế: Cái mới ra đời là tất yếu, cái mới thay thế cái cũ, nhưng dựa trên nền tảng cái cũ, tránh phủ định sạch trơn cái cũ hoặc là không đón nhận sự ra đời của cái mới.

    6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực

    Cái riêng và cái chung: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

    Ví dụ: mỗi con người là một thực thể riêng biệt, phân tích kỹ bên trong mỗi con người đều có những điểm chung như đều có khối óc có thể điều khiển được hành vi của mình và trái tim cảm nhận được thế giới xung quanh.

    Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quả như thế ấy.

    Ví dụ: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

    Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, tất nhiên quy định ngẫu nhiên, đồng thời, ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên. Do vậy trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên, chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên.

    Ví dụ: Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu nhiên.

    Nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Không có nội dung nào mà lại không có hình thức, cũng không có một hình thức nào lại không chứa nội dung. Nội dung quyết định hình thức và hình thức cũng tác động trở lại đối với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.

    Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó.

    Bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Bản chất quyết định hiện tượng, bản chất như thế nào thì hiện tượng sẽ như thế ấy.

    Ví dụ: bản chất của nước là chất lỏng được thể hiện bằng hiện tượng

    Khả năng và hiện thực: Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất, không tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau; khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Vì thế mà trong thực nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực và để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người trong nhận thức và thực tiễn.

    Ví dụ: Trước mắt, là giấy, bút và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra hộp đựng quà.

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là nhận thức và thực tiễn

    Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử và xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

    Thực tiễn bao gồm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động khoa học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, chi phối đối với các hoạt động còn lại. (Có tiền và tài sản rồi thì mới nghĩ đến chuyện đảm bảo ổn định an ninh xã hội và phát triển khoa học là tiền đề để tạo ra của cải, vật chất mới)

    Nhận thức là quá trình phản án tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan đó. Nhận thức gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán và suy lý)

    Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn đem lại cho con người những tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của thế giới.

    Ví dụ: Khi học các môn vật lý, hóa học, học sinh thường được tham gia các buổi thí nghiệm song song với các buổi học lý thuyết, các buổi thí nghiệm này chính là thực tiễn để kiểm tra lại đúng đắn của lý thuyết mình vừa học. Đồng thời, trước khi đưa ra các chân lý thì các nhà khoa học đã có quá trình nghiên cứu thực tiễn để đưa ra quy luật.

    Hết phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, giờ đến phần chủ nghĩa duy vật lịch sử

    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

    Lực lượng sản xuất là toàn bộ lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải, vật chất, bao gồm: người lao động (thể lực, trí lực và sức lao động) và tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động)

    Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối. (ai nắm quyền sở hữu thì người đó cũng có quyền tổ chức, quản lý và phân phối)

    Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, cụ thể, trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, cần phải đổi mới để phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, nếu phù hợp nó sẽ là động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, bằng không sẽ kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

    Ví dụ: nguyên nhân tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đó chính là không có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, và ở nước ta cũng vậy, đã mắc phải sai lầm nóng vội, chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu quan hệ sản xuất bao cấp tập trung dân chủ, dẫn đến người lao động ỷ lại, trì trệ trong lao động sản xuất, không phát huy được sáng kiến mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sau này, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, chúng ta mới dám nhìn thẳng nhìn đúng vào vấn đề để giải quyết tình trạng này, tuân thủ theo đúng quy luật.

    - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

    Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ các quan hệ sản xuất tác động qua lại lẫn nhau tạo nên cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm mống, trong đó quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.

    Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo) cùng với các thiết chế chính trị xã hội (nhà nước, đảng phái, giáo hội) tương ứng được hình thành trên cơ sở kiến trúc thượng tầng nhất định.

    Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối liên hệ thống nhất với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

    Ví dụ: Tầng lớp nào nắm giữ quyền lực về kinh tế thì cũng sẽ nắm giữ quyền lực về chính trị xã hội.

    - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

    Tồn tại xã hội: Toàn bộ đời sống vật chất của xã hội và những điều kiện sinh hoạt vật chất của nó, bao gồm: môi trường tự nhiên, điều kiện dân số.

    Ý thức xã hội: toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, tâm tư, tình cảm, tập tục truyền thống…của xã hội phản ánh lại tồn tại xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, bao gồm: ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận (tâm lý xã hội và hệ tư tưởng)

    Tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào sẽ sinh ra ý thức xã hội như thế ấy, tức là người ta không thể tìm nguốc gốc tư tưởng trong đầu óc con người mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội.

    Ví dụ: Mình không thể tìm ra ý tưởng để viết bài này khi không có sự tồn tại những ám ảnh khi học môn này của các bạn sinh viên.

    Các hình thái kinh tế xã hội

    Lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, bao gồm:

    - Hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy.

    - Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.

    - Hình thái kinh tế xã hội phong kiến

    - Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa tư bản

    - Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa xã hội

    Mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ tương ứng với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau.

    Như vậy, về cơ bản các bạn sinh viên chỉ cần nắm những nội dung cơ bản sau:

    1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

    2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

    Vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận

    3. Phép biện chứng duy vật

    2 nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

    3 quy luật: Quy luật lượng chất; quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định.

    6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

    4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

    - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

    5. Các hình thái kinh tế xã hội

    Chúc các bạn học tốt môn này nhé!

    P/S: Học tốt chứ không phải học giỏi nhé, học tốt là hiểu được những gì mình học và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, còn học giỏi là phải đạt kết quả tốt, 2 cái khác nhau.

     
    588459 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #441988   18/11/2016

    MaiVanTuan94
    MaiVanTuan94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 5 lần


    mình thấy rất áp lực với môn này

     
    Báo quản trị |  
  • #443890   14/12/2016

    nguyenthuylinh9598
    nguyenthuylinh9598

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lực lượng sản xuất và quá trình phát triển của lực lượng sản xuất của Việt Nam trong thời kì đổi mới

    Cái phần kết cấu của lực lượng sản xuất ấy ạ, mọi người có thể giải thích hộ em nó là gì không?

    Trong thời kì đổi mới của Việt Nam thì quá trình phát triển của nó như nào ạ? Tư vấn cho em một số tài liệu được không ạ? Em cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthuylinh9598 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/05/2017)
  • #455388   31/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    nguyenthuylinh9598 viết:

    Cái phần kết cấu của lực lượng sản xuất ấy ạ, mọi người có thể giải thích hộ em nó là gì không?

    Trong thời kì đổi mới của Việt Nam thì quá trình phát triển của nó như nào ạ? Tư vấn cho em một số tài liệu được không ạ? Em cảm ơn.

    Chào bạn nguyenthuylinh9598 ở trên mình đã nói rõ rồi, 

    Lực lượng sản xuất là toàn bộ lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải, vật chất, bao gồm: người lao động (thể lực, trí lực và sức lao động) và tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động)

    Còn câu hỏi quá trình phát triển của nó như thế nào ở Việt Nam, bạn nên đọc tài liệu Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI, XII để làm bài nhé! 

     
    Báo quản trị |  
  • #444926   06/01/2017

    Leehi
    Leehi

    Sơ sinh


    Tham gia:06/01/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người thường hay kêu ca môn triết là môn kinh khủng,mình cũng từng thấy thế. Tớ có đứa em họ cùng phòng,nó bảo ngày xưa học triết cũng chán lăm nhưng sau này mới nghiệm ra,triết học cũng chẳng khác gì một môn kỹ năng,ứng dụng được rất nhiều trong cuộc sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #446897   19/02/2017

    có cách nào để hình tượng hóa những khái niệm của môn triết học này không ta? rất khó để hiểu, học thuộc rồi lại quên ngay thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #446909   19/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Có thể hiểu lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động.

    Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động (máy móc, phương tiện,...) và đối tượng lao động (than, đá, gỗ,...).

    Người lao động  là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người lao động đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu sản xuất và sử dụng chúng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (21/02/2017)
  • #446953   19/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Mình học môn Triết học (Lý luận của chủ nghĩa Mác - Leenin) bao gồm học phần 1, học phần 2.

    Sở dĩ mà mình thấy môn học này khó là bởi vì nó bao gồm những khái niệm cũng như những quy luật mà bất kể bạn sinh viên nào cũng chưa hề biết đến và còn khá bỡ ngỡ với những từ ngữ "rất mới" này. Vì thế để triết học không còn là nỗi ám ảnh, các bạn phải thực sự hiểu rõ từng khái niệm khác nhau, và liên hệ và áp dụng với thực tiễn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017) hatrung123 (23/07/2017)
  • #447141   20/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Hồi đó mình rất thích học phần 2 môn này mình rất thích làm các bài tập toán liên quan, nó giúp mình cảm thấy triết học không khô khan toàn lý thuyết như mình đã nghĩ. Nhờ đó mà mình cảm thấy có hứng thú với môn học này hơn.

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #447455   22/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Học triết học với cách dạy của đội ngũ giáo viên bây giờ mình cảm thấy rất khô khang. Từ đó sinh viên dễ dàng chán án và có tâm lý học để đối phó. Biết là môn quan trọng nhưng chúng ta nên đổicách dạy cách truyền đạt sao cho tạo sự hứng thú của sinh viên.

     
    Báo quản trị |  
  • #454825   28/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Hồi còn đi học mình cũng không hiểu vì sao có thể an toàn và bình yên đi qua môn học này. Bởi sau một học kỳ thì thứ duy nhất đọng lại là "cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng". 

     
    Báo quản trị |  
  • #454831   28/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Tới giờ vẫn còn ám ảnh với môn này. Cơ mà giờ ra đi làm rồi thỉnh thoảng gặp tình huống thực tế bắt nguồn từ mấy quy luật duy vật, duy tâm hồi xưa được học trong triết học mới thấy  hay với  ứng dụng đc khá nhiều. Còn những cái ko hiểu thì dù nó có hay tới mức nào, hữu ích tới đâu cũng ko thể tiêu hóa nổi. Ai học tốt đc môn này quả là cao thủ.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #454861   28/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Triết học là môn học khá trừu tượng, tuy nhiên mình nghĩ là nếu chúng ta học theo cách hiểu về nó, học theo ý chính nắm nội dung cốt lõi chứ không phải học thuộc lòng thì ũng không khó khăn gì. Mình nghĩ không chỉ riêng môn này mà các môn luật cũng vậy, học trước hết phải nắm nguyên tắc của luật hiểu và vận dụng

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    hatrung123 (23/07/2017)
  • #455342   31/05/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Hồi đi học, với mình đây là môn ám ảnh, kinh hoàng nhất, bởi dù mình có cố gắng thế nào cũng không thể hiểu được môn học này. Qua môn được môn này là mừng hết biết. mà không chỉ riêng mình, nhiều bạn học xung quanh mình cũng gặp phải vấn đề tương tự.

     
    Báo quản trị |  
  • #455359   31/05/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    theo mình nghĩ trái tim chỉ để đập thôi chứ sao cảm nhận thế giới xung quanh được nhỉ =)) (đùa chút thôi)

     
    Báo quản trị |  
  • #455375   31/05/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    Đọc "quy luật mâu thuẫn" mình chưa hiểu cho lắm, chủ thớt có thể giải thích thêm đuọc không? còn có chỗ ghi là "Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu thuẫn đó". Mình nghĩ phải là chỗ đó không có dấu ","

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn htdat29 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/05/2017)
  • #455390   31/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    htdat29 viết:

    Đọc "quy luật mâu thuẫn" mình chưa hiểu cho lắm, chủ thớt có thể giải thích thêm đuọc không? còn có chỗ ghi là "Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu thuẫn đó". Mình nghĩ phải là chỗ đó không có dấu ","

    Chào bạn htdat29, chỗ đó là đúng rồi, không có dấu phẩy nào hết, "phân tích" là động từ, phân tích sự vật và hiện tượng, ví dụ đơn giản của quy luật mâu thuẫn đó là không biết thì phải học, chứ không nên dung hòa bằng việc, không biết thì cứ để đó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #455405   31/05/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình thấy triết học rất hay mà, có điều để hiểu thì hơi khó. Mà khi hiểu được rồi lại rất “thấm”. Sau đó một thời gian, trải qua nhiều điều, tự dưng lại thấy thích môn này vì thấy được nó là nền tảng để lý giải nhiều vấn đề trong các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ pháp luật.  

     
    Báo quản trị |  
  • #455507   01/06/2017

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Có 1 thực tế là khi học môn này rất chán và rất...khó hiểu vì nó quá cao siêu. Nhưng khi đã đi làm hay học lên cao thì tự nhiên lại thấy triết học lại hay và hấp dẫn vô cùng. Mình là một người như vậy, nhiều vấn đề hiện tượng khó giải thích tìm về với triết học thì tự dưng thấy dễ dàng. Thấu hiểu được môn này là có được một cái nhìn đại thể, tổng cục. Khả năng lý luận cũng như vậy mà tăng thêm. Do vậy bài viết của thớt thật sự rất có ý nghĩa.

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    hatrung123 (23/07/2017)
  • #456514   07/06/2017

    Theo mình môn triết học là môn rất khó nhưng lại rất dễ, tại vì nó khó với những khái niệm, những phạm trù và quy luật, ngay từ đầu nó tạo cho sinh viên là môn này nhàm chán, khó học và bỏ qua nó một đi không trở lại. Nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ thì môn này là một kho kiến thức, nó giúp bạn vận dụng nó vào chính thực tiễn. Nếu bạn chịu khó nghiên cứu kỹ càng thì nó không phải khó mà nó là niềm đam mê. Thật đáng tiếc đa số bạn sinh viên nghĩ đó là môn học nhàm chán.

     
    Báo quản trị |  
  • #457878   17/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Môn triết học đối với mình cũng không khó lắm, vì mình học mà không biết thầy cô giảng về vấn đề gì, nghe như cái gì đó rất cao siêu, từ ngữ thì rất là lạ. Nghe giảng mà cứ như là vịt nghe sấm. Lúc đó cũng chả biết học triết để làm gì, tại sao phải học nó, nó ko áp dụng vào đời sống của mình mà. Nhưng sau này mình biết được triết học có cái hay riêng của nó, và nó là nền tảng của mọi lập luận. Như chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước, nếu hiểu được thì sẽ thấy nó đơn giảng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuyhanh2512 vì bài viết hữu ích
    dichhung (02/10/2017) MewBumm (27/09/2017)