Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

Chủ đề   RSS   
  • #439654 25/10/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

    >>> Vì sao Dân Luật phải học Triết?

    Triết học là nỗi ám ảnh của nhiều bạn sinh viên, ngay cả đối với những bạn là sinh viên Luật – là những người cần phải học tốt môn này là nền tảng lý luận để phục vụ cho các môn học Luật sau này.

    Để Triết học không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên

    Vậy làm gì để không còn ám ảnh môn Triết học? Mình sẽ giúp các bạn làm chuyện đó!

    Trước tiên, bạn phải hiểu thế nào là chủ nghĩa duy tâm, thế nào là chủ nghĩa duy vật.

    Duy tâm là bạn coi trọng ý thức hơn vật chất, xem ý thức có vai trò quyết định vật chất, kiểu như chỉ cần có niềm tin là có thể sống được.

    Còn duy vật là bạn coi trọng vật chất hơn ý thức, xem vật chất có vai trò quyết định vật chất, điển hình là câu nói “Có thực với vực được đạo”

    Từ đó, có khái niệm “duy vật biện chứng”, đó là mọi sự vật tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và nó có vai trò quyết định ý thức.

    Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù:

    2 nguyên lý: mối liện hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

    - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:

    Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào mà chỉ tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, từ đó, rút ra được bài học thực tế:

    + Muốn nhận xét đúng một sự việc hoặc sự vật, hiện tượng cần phải xem xét chúng ở các mặt, các phương diện và yếu tố để đánh giá chính xác, tránh quan điểm phiến diện, chỉ nhìn vào một sự việc mà đánh giá chung cho toàn bộ. Điển hình đó là câu chuyện “Thầy bói xem voi”

    + Đồng thời, cần phải đặt các sự việc hoặc sự vật, hiện tượng đó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau để đánh giá. Điển hình là khi đưa ra bản án cho một kẻ phạm tội trộm cắp cần phải xem xét rằng tiền sử của người đó đã từng phạm tội hay chưa, nếu chưa thì lý do gì mà người đó phạm tội, có thể vì lý do đang túng thiếu cần tiền chữa bệnh cho con để thực hiện hành vi chẳng hạn, từ đó mới xem xét giảm án thích hợp cho người này.

    - Nguyên lý về sự phát triển:

    Mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển theo đường xoắn ốc, cái mới ra đời thay thế cái cũ, trên cơ sở cái cũ. Nhận thức được nguyên lý này, bạn phải hiểu rằng mọi thứ luôn cần phải có thời gian tích lũy, khi tích lũy đạt đến một mức độ nhất định thì đòi hỏi bạn phải bước tiến lên một bậc mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn.

    Từ đó cần phải tránh tâm lý ù lì, không chấp nhận sự phát triển như một quy luật tất yếu hoặc nôn nóng, chưa tích lũy đủ mà đã muốn tiến lên bậc mới.

    3 quy luật: Quy luật lượng – chất, quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định

    - Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển

    Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ.

    Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”. Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật.

    Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn về quy luật này như sau:

    Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4,  bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.

    Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi về chất, tránh tư tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất (chưa học xong đã muốn đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại không muốn thay đổi về chất (học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)

    - Quy luật mâu thuẫn: Chỉ ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển

    Trong mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó. Và sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời thay thế cái cũ.

    Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên cần phải phân tích, sự vật, hiện tượng để tìm ra những mâu thuẫn trong các mặt, khuynh hướng và mối liên hệ giữa chúng mà giải quyết, tránh việc điều hòa các mâu thuẫn đó.

    Đơn cử là câu chuyện không biết thì phải học.

    - Quy luật phủ định của phủ định:

    Cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng trên nền tảng kế thừa cái cũ. Cái mới này trong quá trình phát triển tiếp theo lại dần trở nên cũ, lỗi thời nên nó lại bị phủ định bởi một cái mới cao hơn. Cứ như thế mà thông qua số lần phủ định kế tiếp nhau mà sự vật, hiện tượng sẽ phát triển không ngừng theo đường xoắn ốc.

    Điển hình là văn bản pháp luật mới ra đời luôn dựa trên nền tảng của văn bản pháp luật cũ, giữ lại những điểm hay của văn bản pháp luật cũ, đồng thời bãi bỏ những điểm chưa hay, chưa tốt để thay thế bằng điểm mới hay hơn, tốt hơn tại văn bản pháp luật mới.

    Rút ra được bài học thực tế: Cái mới ra đời là tất yếu, cái mới thay thế cái cũ, nhưng dựa trên nền tảng cái cũ, tránh phủ định sạch trơn cái cũ hoặc là không đón nhận sự ra đời của cái mới.

    6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực

    Cái riêng và cái chung: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

    Ví dụ: mỗi con người là một thực thể riêng biệt, phân tích kỹ bên trong mỗi con người đều có những điểm chung như đều có khối óc có thể điều khiển được hành vi của mình và trái tim cảm nhận được thế giới xung quanh.

    Nguyên nhân và kết quả: Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, nguyên nhân như thế nào sẽ sinh ra kết quả như thế ấy.

    Ví dụ: Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

    Tất nhiên và ngẫu nhiên: Tất nhiên vạch ra đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, tất nhiên quy định ngẫu nhiên, đồng thời, ngẫu nhiên bổ sung cho tất nhiên. Do vậy trong thực tế phải căn cứ vào cái tất nhiên, chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên.

    Ví dụ: Để đạt được kết quả tốt trong học tập thì chăm chỉ, siêng năng học tập là điều tất nhiên, nhưng nhưng đến ngày thi thì bị vấn đề về sức khỏe làm kết quả thi thấp là điều ngẫu nhiên.

    Nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có mối liên hệ thống nhất, gắn bó chặt chẽ lẫn nhau. Không có nội dung nào mà lại không có hình thức, cũng không có một hình thức nào lại không chứa nội dung. Nội dung quyết định hình thức và hình thức cũng tác động trở lại đối với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển và ngược lại.

    Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó.

    Bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Bản chất quyết định hiện tượng, bản chất như thế nào thì hiện tượng sẽ như thế ấy.

    Ví dụ: bản chất của nước là chất lỏng được thể hiện bằng hiện tượng

    Khả năng và hiện thực: Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất, không tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau; khả năng trong những điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Vì thế mà trong thực nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực và để khả năng biến thành hiện thực cần phát huy tối đa tính năng động chủ quan của con người trong nhận thức và thực tiễn.

    Ví dụ: Trước mắt, là giấy, bút và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra hộp đựng quà.

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là nhận thức và thực tiễn

    Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử và xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

    Thực tiễn bao gồm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động khoa học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, chi phối đối với các hoạt động còn lại. (Có tiền và tài sản rồi thì mới nghĩ đến chuyện đảm bảo ổn định an ninh xã hội và phát triển khoa học là tiền đề để tạo ra của cải, vật chất mới)

    Nhận thức là quá trình phản án tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan đó. Nhận thức gồm nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác và biểu tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán và suy lý)

    Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức: Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn đem lại cho con người những tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của thế giới.

    Ví dụ: Khi học các môn vật lý, hóa học, học sinh thường được tham gia các buổi thí nghiệm song song với các buổi học lý thuyết, các buổi thí nghiệm này chính là thực tiễn để kiểm tra lại đúng đắn của lý thuyết mình vừa học. Đồng thời, trước khi đưa ra các chân lý thì các nhà khoa học đã có quá trình nghiên cứu thực tiễn để đưa ra quy luật.

    Hết phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, giờ đến phần chủ nghĩa duy vật lịch sử

    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

    Lực lượng sản xuất là toàn bộ lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra của cải, vật chất, bao gồm: người lao động (thể lực, trí lực và sức lao động) và tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động)

    Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối. (ai nắm quyền sở hữu thì người đó cũng có quyền tổ chức, quản lý và phân phối)

    Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, cụ thể, trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, cần phải đổi mới để phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, nếu phù hợp nó sẽ là động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, bằng không sẽ kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

    Ví dụ: nguyên nhân tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đó chính là không có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, và ở nước ta cũng vậy, đã mắc phải sai lầm nóng vội, chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu quan hệ sản xuất bao cấp tập trung dân chủ, dẫn đến người lao động ỷ lại, trì trệ trong lao động sản xuất, không phát huy được sáng kiến mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sau này, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, chúng ta mới dám nhìn thẳng nhìn đúng vào vấn đề để giải quyết tình trạng này, tuân thủ theo đúng quy luật.

    - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

    Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ các quan hệ sản xuất tác động qua lại lẫn nhau tạo nên cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm mống, trong đó quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.

    Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo) cùng với các thiết chế chính trị xã hội (nhà nước, đảng phái, giáo hội) tương ứng được hình thành trên cơ sở kiến trúc thượng tầng nhất định.

    Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối liên hệ thống nhất với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

    Ví dụ: Tầng lớp nào nắm giữ quyền lực về kinh tế thì cũng sẽ nắm giữ quyền lực về chính trị xã hội.

    - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

    Tồn tại xã hội: Toàn bộ đời sống vật chất của xã hội và những điều kiện sinh hoạt vật chất của nó, bao gồm: môi trường tự nhiên, điều kiện dân số.

    Ý thức xã hội: toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, tâm tư, tình cảm, tập tục truyền thống…của xã hội phản ánh lại tồn tại xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, bao gồm: ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận (tâm lý xã hội và hệ tư tưởng)

    Tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào sẽ sinh ra ý thức xã hội như thế ấy, tức là người ta không thể tìm nguốc gốc tư tưởng trong đầu óc con người mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội.

    Ví dụ: Mình không thể tìm ra ý tưởng để viết bài này khi không có sự tồn tại những ám ảnh khi học môn này của các bạn sinh viên.

    Các hình thái kinh tế xã hội

    Lịch sử xã hội đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, bao gồm:

    - Hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy.

    - Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.

    - Hình thái kinh tế xã hội phong kiến

    - Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa tư bản

    - Hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa xã hội

    Mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ tương ứng với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng khác nhau.

    Như vậy, về cơ bản các bạn sinh viên chỉ cần nắm những nội dung cơ bản sau:

    1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

    2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

    Vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận

    3. Phép biện chứng duy vật

    2 nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

    3 quy luật: Quy luật lượng chất; quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định.

    6 cặp phạm trù: Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực

    Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

    4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

    - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

    5. Các hình thái kinh tế xã hội

    Chúc các bạn học tốt môn này nhé!

    P/S: Học tốt chứ không phải học giỏi nhé, học tốt là hiểu được những gì mình học và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, còn học giỏi là phải đạt kết quả tốt, 2 cái khác nhau.

     
    587802 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #484964   15/02/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Đây là một môn học mang tính chất "hàn lâm" và "triết lý" thuộc loại bậc nhất. Nên hầu hết các bạn sinh viên đều gặp khó khăn khi tiếp cận nó. Và một trong những lý do làm nó khó khăn hơn hết đó chính là tâm lý e sợ và không sẵn sàng đón nhận nó của các bạn sinh viên. Do đó, theo mình để biến triết không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên nữa thì trước hết các bạn nên bỏ đi cái ý nghĩ e sợ khi học nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #488051   27/03/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Không chỉ riêng mình mà có lẽ, hầu hết các bạn sinh viên đều phải công nhận Triết học là môn học "trừu tượng", "ám ảnh' và 'khó nhằn' nhất. Học triết, nếu như thầy cô giảng dạy không lôi cuốn thì rất dễ rơi vào tình trạng gật gù, đầu óc ngao du với gió mây. Phần lớn sinh viên đều cảm thấy triết là môn học không cần thiết, học đối phó nên dẫn đến tình trạng không hiểu về bản chất, học trước quên sau. Nhưng thực tế, những thứ tưởng chừng khô khan, khó hiểu ấy lại là nền tảng, là những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội, của tư duy con người mà nếu có được nó thì dù hoạt động trong lĩnh vực nào, Triết học cũng giúp ích cho chúng ta rất nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #490012   20/04/2018

    hahuynh870
    hahuynh870

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2018
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cũng gặp rắc rối với môn nay. Năm nay e bị rớt có mỗi môn này do mấy bạn chép được nhiều hơn 

    Sinh viên trường luật đang tìm kiếm kiến thức cho việc học tập.

    Camera phone - Camera

     
    Báo quản trị |  
  • #496889   14/07/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình thấy rất nhiều người nói triết học là môn học ru ngủ của sinh viên, nhưng không đâu, quan trọng là người diễn đạt, người giảng dạy có thuyết phục có cảm hứng hay không? Mình từng học triết 1 và triết 2 của 02 giảng viên khác nhau, thật sự giảng viên dạy triết 1 mình nghe rất hay, rất vui nữa, môn này không nhàm chán như mình nghe, nhưng sau khi học triết 2 thì mình mới thấy do người giảng dạy cả thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #497544   22/07/2018

    Bản thân mình rất sợ môn triết học bởi nó khá trừu tượng và có tính khái quát cao. Bởi vậy, cứ đến tiết triết học là mình sẽ cúp học. kết quả là mác 1 điểm cực tệ. Đến mác 2 mình k dám cúp học nữa, kh hiểu nhưng vẫn nghe giảng và chép bài đầy đủ. tối về mình thường giành thời gian coi lại tập và sơ đồ hóa nó lại. Cuối cùng thì điểm mác 2 cũng được vớt vát đôi chút.

     
    Báo quản trị |  
  • #499351   11/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Thật ra môn TRiết được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, do trong quá trình mình học không tìm hiểu sâu, toàn lý thiết nên dễ gây ra nhàm chán nên sinh viên thường bị ám ảnh bởi môn học này. Nhưng khi ra ngoài đi làm mình thấy được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #499693   15/08/2018

    Chỉ đọc bài viết mà đã đau hết đầu nói gì đến hiểu. 90% sinh viên hiện nay chứ không phải riêng gì sinh viên luật đều học vẹt cho qua môn này. Học rồi thi. Thi xong rồi quên và lần sau gặp lại nó hoàn toàn mới mẻ. Phải có lý do nó mới có thể ám ảnh sinh viên đến thế chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #499933   17/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 7 lần


    Để nói về Triết học, mình sẽ phải thốt lên rằng qua môn thật tuyệt vời, khi xưa mỗi lần học Triết là y như rằng bị gây mê cả tiết học, không chỉ học 1 tiết mà học tận cả buổi chiều. Thầy nhìn lớp Thầy cũng hiểu nỗi nào của sắp nhỏ. Đúng thật, nếu muốn qua được môn này thì bạn cần phải lưu ý thật kỹ nếu được hãy thuộc lòng những khái niệm trên cộng thêm phần hiểu và diễn đạt của bạn, mình tin chất các bạn sẽ qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #500023   19/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Bài viết rất hữu ích với các bạn sinh viên đang gặp khó khăn với môn Triết. Môn học này mang tính tư duy trừu tượng là nhiều. Hồi đi học mình cũng từng thấy nhiều bạn rớt hoặc điểm kém môn này do không xác định được nội dung cần học là gì, nên bắt đầu từ đâu? Có bạn của mình còn ở lại trường đến đợt tốt nghiệp lần 2 mới ra được trường vì môn này. Bạn không học tốt môn này là do bạn chưa biết cách học đúng chứ tư duy trừu tượng mình tin các bạn sinh viên đều có thể sáng tạo ra hết!
     
    Báo quản trị |  
  • #503133   25/09/2018

    Về cơ bản môn triết học sở dĩ là một môn lý thuyết toàn chữ với chữ cộng hưởng với việc giảng viên toàn là các chuyên gia gây mê thì bảo sao môn này sinh viên không chán cho được. Do đó, sinh viên phải tự tạo "niềm vui" khi học các môn này. Bên cạnh đó cần phải có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy của giảng viên nhằm thu hút sinh viên hơn, chứ cách dạy truyền thống (đọc chép) thì không hiệu quả cho lắm.
     
    Báo quản trị |  
  • #503447   28/09/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình thấy thì triết học là môn học liên quan đến tư tưởng, ý thức của con người nên những nội dung được nó diễn giải thường mang ý nghĩa vĩ mô mà học sinh, sinh viên bình thường khó có thể nhận thức được. Do đó, việc khiến nó không còn là nổi ám ảnh thì thực sự rất khó khăn khi chưa có phương pháp đơn giản hóa lại kiến thức nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi của nhận thức đối với môn học này.

     
    Báo quản trị |  
  • #507162   11/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Bạn chủ thớt dùng chữ Triết học không phù hợp lắm.
    Vì VN chúng ta học là môn Chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thực tế thì không liên quan nhiều đến "Triết học"  lắm

    Triết học là một quá trình tự đặt câu hỏi liên tục để tạo ra những khái niệm và lý thuyết... Chúng ta có những trường phái triết học lớn trên thế giới, tiêu biểu là triết học Hiện Sinh mà hiện nay ảnh hưởng đến các nước phát triển như Đức, Hàn, Nhật.

    Triết lý của đạo Công giáo, Phật giáo, Lão giáo... cũng là triết học.

    Còn chủ nghĩa  Mác Lê Nin thì chỉ chứa 1 phần nhỏ triết học thôi. Nó là môn học thuộc.

    Các bạn có thể nghiên cứu Triết học Hiện SInh và trao đổi cùng mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #507576   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thực chất môn triết học không khó vì sinh viên thường tiếp cận môn học với những ác cảm như: khó, trừu tượng, xa vời, không thực tế,...Tuy nhiên khi học quan và áp dụng một số điều vào cuộc sống các bạn sẽ thấy Triết học rất gần gũi với cuộc sống và không quá khó để tiếp cận những kiến thức này. Khi nhìn nhận với chiều hướng khác thì các bạn sẽ không quá ngán ngẩm môn học này.

     
    Báo quản trị |  
  • #507608   14/11/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Thời còn đi học ngán ngẫm nhất là môn này, không chỉ khó học mà còn cảm thấy sợ nó. Đối với mình triết chưa bao giờ là dễ dàng cả, mình đã cố gắng rất nhiều để có thể hiểu được nó. 

    Còn nhớ ngày xưa trong triết học có một nội dung như sau: "Vật chất là một phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh lại tồn tại mà không lệ thuộc vào cảm giác". Mình đã học đi học lại không biết bao nhiều lần nhưng vẫn không thể nào nhớ chính xác được hết một câu ngắn như thế.

    Đối với mình đây là một môn học hết sức trừu tượng.

     
    Báo quản trị |  
  • #508200   22/11/2018

    nhinhi1209158
    nhinhi1209158

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    câu hỏi

    cho em hỏi :"Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, con người phải dựa trên nguyên tắc chủ đạo nào?"
     
    Báo quản trị |  
  • #508215   22/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Trả lời: Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, con người phải dựa trên nguyên tắc chủ đạo sau đây

    1. Bình tĩnh. Khi nào sắp nổi nóng thì dừng lại, đừng làm gì và đừng nói gì.

    2. Tập trung vào bản chất mâu thuẫn, không nhắm vào cá nhân đối phương

    3. Chịu lùi để hai bên cùng có lợi.

     
    Báo quản trị |  
  • #513063   29/01/2019

    coikt
    coikt

    Sơ sinh


    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Thật sự trước khi học môn Triết học thì đã được nhiều anh chị đi trước nói là môn này khó lắm, khó học  dễ rớt. Mình với tâm lý sinh viên mới vô nên sẽ nghĩ là cần cù thì kiểu gì cũng sẽ hiểu được. Nhưng khi học rồi mới biết kiến thức quá nhiều và những từ ngữ của triết học rất khó hiểu. Nhưng cũng may là lúc học Triết thì Thầy dạy mình có một chiêu khiến sinh viên bắt buộc phải đọc bài trước ở nhà là Thầy yêu cầu nội dung bài gồm những phần nào, bắt buộc sinh viên phải đọc trước và lên đứng trước lớp để giải thích những gì mình đã hiểu khi đọc và khi làm như vậy thì sẽ cho điểm giữa kì theo số lần lên. Lên 1 lần là được cộng 1 điểm. Và như vậy cả lớp ai cũng phải đọc bài, mặc dù đôi khi không thật sự hiểu nhưng như vậy cũng làm cho mọi người có động lực để học hơn

    Cập nhật bởi coikt ngày 29/01/2019 10:36:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #513380   31/01/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo mình nghĩ để giải quyết vấn đề này, giảng viên và nhà trường phải sắp xếp cách dạy học tạo hứng thú đối với môn học mang tính trừu tượng như vậy. Bên cạnh đó, bản thân mỗi sinh viên phải có một cách học sao cho đúng với môn học này. Ví dụ như gạch từ khóa, liên tưởng thực tế...

     
    Báo quản trị |  
  • #513437   31/01/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Ra trường rồi mà tới giờ vẫn còn ám ảnh với môn này. Khi đi làm rồi thỉnh thoảng gặp tình huống thực tế bắt nguồn từ mấy quy luật duy vật, duy tâm hồi xưa được học trong triết học mới thấy hay với ứng dụng được khá nhiều. Triết học có thể xem là một môn khoa học khá bổ ích nếu được áp dụng thực tế vào cuộc sống chứ đừng nên quá khô khan.

     
    Báo quản trị |  
  • #526990   30/08/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Triết học

    Từ Triết học cho chúng ta thấy: "Xã hội không ngừng vận động và phát triển" Từ đó mỗi chúng ta cũng phải luôn cố gắng và tiến bộ hơn để không bị lạc hậu và tụt hậu. Ví dụ như khi làm việc tại một công ty luật, mỗi người phải luôn cố gắng và tiến bộ từng ngày bởi kiến thức về luật rất nhiều và thay đổi liên tục do đó ta luôn phải cố gắng học hỏi và tiến bộ từng này. Nếu không chính chúng ta sẽ tự đào thải chúng ta hoặc bị xã hội đào thải!
     
    Báo quản trị |