Đại diện trong luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #23772 08/11/2009

    chimri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đại diện trong luật dân sự

    Em muốn biết những hạn chế của chế định đại diện trong luật dân sự.

    Em có thể nhờ luật sư tư vấn cho một số ví dụ được không ? 

    Em cảm ơn

     
    44506 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #23773   03/06/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Sinh viên luật hcm

    Bạn ở lớp nào?Mình cũng bí quá, không biết làm sao nưa đây???????????

    Có ai trả lời giùm cái?

    kevotinh.tm32b@gmail.com







     
    Báo quản trị |  
  • #23774   03/06/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chủ đề này hay quá!

    Tự nhiên thấy chủ đề này hay quá và muốn được đi học để chọn chủ đề này viết bài tiểu luận hay bài tốt nghiệp thì ok lắm!

    Nói nôm na thì khi người đại diện thực hiện công việc của mình bằng ý chí của họ chứ không phải của mình. Cho nên sẽ không có kết quả như mình mong muốn. Không kể người ta thực hiện trái với ý chí của mình nữa!

    Đó là một hạn chế rồi đó!

    Còn phân tích? Bạn phải mất một bài theo kiểu phân tích và chứng minh (bài nghiên cứu khoa học cũng được) thì mới nói hết ý của các chế định này đấy!
     
    Báo quản trị |  
  • #23775   03/06/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Ủy quyền

    Việc A uỷ quyền cho B làm đại diện, sau dố B lại đi uỷ quyền cho C thi có vi pham gì không? B có được quyền không?

    BLDS về chế định đại diện không nói về vấn đề này thì phải?

     
    Báo quản trị |  
  • #23776   03/06/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Uỷ quyền

    Bàn tiếp nha.hihi

    Có hợp đồng uỷ quyền sử dụng đất phải không?Giả sử thời hạn uỷ quyền là 3 năm. thế nhưng 1 năm sau, người uỷ quyền chết. Vậy hợp đồng uỷ quyền có chấm dứt hay không?

    Căn cứ vào khoản 2 điều 147 BLDS thì: khi người uỷ quyền chết thì đại diện theo uỷ quyền chấm dứt. Vậy đây có phải là 1 thiếu sót

    Rất muốn dược lam quen vói bạn.hihihih

     
    Báo quản trị |  
  • #23777   03/06/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Tôi xin khẳng định rằng có! Vi phạm thỏa thuận đại diện của A và B!

    Pháp luật luôn ưu tiên và tôn trọng thỏa thuận của các bên (không vi phạm pháp luật).

    Nếu B ủy quyền lại cho C thì phải có sự đồng ý của A. Mình nhớ hình như vấn đề này Luật Dân sự cũng quy định rất rõ đó bạn.

    Nếu B ủy quyền cho C mà không được sự đồng ý của A thì giao dịch đó thực hiện không qua người đại diện thực hiện, cho nên không phát sinh hiệu lực.

     
    Báo quản trị |  
  • #23778   03/06/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    uh. vậy câu dưới.

    Nếu A đồng ý rồi, B có thể thực hiện hợp đồng uỷ quyền cho C được không?
    Khi B đã uỷ quyền cho C rồi, thì liệu B có được thực hiện tiếp nhiệm vụ uỷ qiuyền của mình nưa hay không? (khi C bân việc gì đó)
     
    Báo quản trị |  
  • #23779   03/06/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Nếu A đã đồng ý thì B có thể ủy quyền lại cho C. Lúc này nghĩa vụ của C với A phát sinh. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý một chút: B và C phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự rồi nhé.

    Do vậy, nghĩa vụ của B bây giờ chuyển sang C, B không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ này nữa. Khi C nhận ủy quyền từ B thì C phải có trách nhiệm thực hiện, không thể nói rằng do C bận mà B làm thay được. Nếu nói và làm kiểu này thì không giống người lớn và thiếu trách nhiệm.

    Tôi nhớ không có hợp đồng ủy quyền sử dụng đất mà hợp đồng ủy quyền quản lý tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Nếu tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng thì có thể cho thuê (vừa có 1 khoản thu nhập sao lại ủy quyền nhỉ?

    Khi người được đại diện (người ủy quyền ) chết thì quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ chấm dứt (vì chết rồi thì đại diện chi nữa?)

     
    Báo quản trị |  
  • #23780   04/06/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    chắc không?

    một số trư ờng hợp pháp luật bắt buộc cá nhân phải tự mình thực hiện không được ủy quyền cho người khác thực hiện. ví dụ như: viết di chúc, hợp đồng ủy quyền....
     
    Báo quản trị |  
  • #23781   04/06/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Nếu đã nói đến ủy quyền và đại diện theo như chimri đưa ra thì đã loại trừ ngay từ đầu các trường hợp không được đại diện rồi chứ nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #23782   08/11/2009

    ngan90
    ngan90

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    vấn đề đại diện trong luật dân sự

    Chào mọi người, mình là một thành viên mới. các bạn có thể cùng mình trao đổi về 1 vấn đề : đại diện trong luật dân sự.
    Có ai giúp mình một tình huống có thật về vấn đề đại diện không? mình xin cảm ơn nhiều.
    Friend in need is friend indeed.
     
    Báo quản trị |  
  • #23730   14/01/2010

    truongquangdhl
    truongquangdhl

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chế định đại diện theo Bộ luật Dân sự?

    cho em hỏi những mặt hạn chế trong chế định đại diện của Bộ luật Dân sự 2005 là gì ạ? Luật sư có thể kèm theo những ví dụ không ạ? em cảm ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #23731   31/05/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Theo tôi thì hạn chế đó là người đại diện không thể làm được hay thể hiện được hết mong muốn của người được đại diện.
    Còn ví dụ thì tôi nghĩ bạn có thể lấy ví dụ được nếu có cùng ý với tôi
     
    Báo quản trị |  
  • #23732   03/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Khi phải giao dịch dân sự hay phải tham gia tố tụng 1 vụ án dân sự nào đó mà bản thân mình không am hiểu gì về pháp luật liên quan thì người ta mới tìm 1 người am hiểu pháp luật, rành rẽ các bước thực hiện giao dịch dân sự hay thủ tục tiến hành tố tụng và mình tin tưởng để uỷ quyền làm đại diện. Như vậy, người đại diện phải là người có thể làm những việc mà mình không thể làm cũng như thể hiện những gì mình mong muốn tốt hơn là mình thể hiện ( trong phạm vi công việc mà mình ủy quyền ), chứ ai lại "nói ngược" như bluesea vậy !
           Theo tôi, người đại diện theo pháp luật gần như không có hạn chế nào, bởi đặc thù của mối quan hệ giữa họ với người được đại diện. Ví dụ, cha,mẹ phải là đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên hay vợ phải làm đại diện theo pháp luật cho chồng bị mất hành vi dân sự thì liệu những vị đại diện theo pháp luật này có "hạn chế" gì để dẫn tới con thơ hay người chồng bị tâm thẩn của họ bị thiệt thòi trước pháp luật hay không ?
           Riêng người đại diện theo ủy quyền thì có thể có hạn chế. Nếu có là do người ủy quyền không "chọn mặt gởi vàng". Tuy nhiên, đừng quá lo ngại, bởi luật pháp cho phép bất cứ lúc nào người ủy quyền cũng có quyền hủy hợp đồng uỷ quyền cho người đại diện. Nghĩa là khi phát hiện người đại diện của mình có "hạn chế" thì mình có quyền "cắt" ngay.
              Một hạn chế hay gặp trong việc uỷ quyền cho đại diện là người được đại diện phải tâm sự toàn bộ sự thật, kể cả những việc riêng tư, thầm kín nhất của mình cho người đại diện nghe vì như thế người này mới thực hiện tốt nghĩa vụ đại diện của mình. Sau đó, có thể những bí mật này bị tiết lộ làm ảnh hưởng tới uy tín, nhân phẩm của người thố lộ. Câu chuyện sau đây là 1 ví dụ :
               Anh nọ bị vợ đâm đơn ly dị nên nhờ 1 ngừơi bạn thân làm đại diện tham gia tố tụng. Chị vợ chỉ nêu lý do chung chung là vợ chồng không hợp tính nhưng rất kiên quyết xin được ly hôn với thái độ như là sợ hãi. Ngược lại, tuy ấp úng nhưng anh chồng tha thiết van xin vợ đừng bỏ mình, thái độ cho thấy anh ta còn rất yêu vợ. Người đại diện lấy làm lạ nên gạn hỏi mãi anh chồng mới nói thật lý do. Thì ra mấy tháng trở lại đây anh ta hay xem phim đen và có thái độ, hành vi tình dục khác hẳn với vợ : cường độ cao hơn, yêu cầu kiểu cọ nhiều hơn, thô bạo, kỳ dị hơn....... khiến chị vợ vô cùng sợ hãi vì mỗi lần chồng "yêu" chị có cảm giác như bị tra tấn dã man !
              Cuối cùng thì Toà cũng cho họ ly hôn . Anh chồng còn quá yêu vợ nên đau đớn khổ sở tột cùng. Đã vậy, mỗi khi bạn bè gặp nhau đông đủ, việc riêng của anh lại được thằng bạn từng làm đại diện đem ra làm đề tài bàn luận. Xấu hổ và trong 1 lần không kềm chế, anh đã choảng nguyên chai bia vào đầu thằng bạn nọ..........
     
    Báo quản trị |  
  • #23733   03/06/2008

    trangdhl
    trangdhl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chao TranVoThienThu !
    Tôi cũng đang quan tâm đến chế định đại diện trong bộ luật dân sự 2005.
    Câu trả lời của bạn rất thú vị, ở chỗ bạn đặt vấn đề người đại diện theo khoản 1,2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2005 (ng đại diện theo các khoản khác đã có cơ sở về trình độ hiểu biết) có thể có "hạn chế" khiến ng được đại diện có thể bị thiệt thòi trước pháp luật . Điều này sẽ đặt ra yêu cầu nên có 1 số quy định mở khác đối với ng đại diện. Tôi nói vậy không biết có khác biệt gì so với suy nghĩ của bạn ko?
    theo như tôi hiểu thì ý của truongquangdhl là tìm những khiếm khuyết của chế định đại diện ( chương 7 BLDS2005).Điều này cần có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.Hi vọng nhận được ý kiến của
    bạn!




     
    Báo quản trị |  
  • #23734   04/06/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Cám ơn bạn đã quan tâm tới ý kiến của tôi. Về vấn đề khiếm khuyết của chế định đại diện trong Luật dân sự, đúng là càng tham gia tố tụng nhiều càng biết được nhiều hơn. Nhưng, vì thời gian không cho phép nên tôi xin lổi, ngoài câu chuyện nêu trên, tôi không thể kể thêm về kinh nghiệm thực tiễn của mình.
           Theo ý kiến của cá nhân tôi thì chế định đại diện trong Luật dân sự ( Chương VII, Luật dân sự 2005 ) gồm 10 điều ( từ điều 139 tới điều 148 ) đã qui định rất chặt chẽ mọi chi tiết liên quan khiến khiếm khuyết của chế định này gần như được triệt tiêu. Vấn đề còn lại chỉ là khiếm khuyết do thái độ, hành vi khi thi hành nghĩa vụ của người đại diện mà thôi. Ví dụ, cùng lúc anh A nhận làm đại diện cho quá nhiều người khiến anh ta bị mất tập trung, không có thì giờ nghiên cứu kỷ cơ sở pháp lý và nội dung của từng vụ việc, cộng thêm với sự mệt mỏi do phải làm việc nhiều, người đại diện mà hoạt động trong tình trạng như vậy, rõ ràng không có chất lượng phải không bạn ?
            Đôi khi ta cũng bắt gặp người đại diện hoạt động 2 mang ! Họ xui nguyên giục bị sao cho bản thân có lợi nhất.
            Hy vọng ý kiến của tôi phần nào làm bạn hài lòng. Thân.
           
     
    Báo quản trị |  
  • #23735   04/06/2008

    minhthanh73
    minhthanh73

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo tôi chỗ hạn chế về chế định người đại diện chính là các giao dịch dân sự dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao địch dân sự phải được chứng minh bằng bằng chứng cụ thể, nhưng chế định người đại diện ở Việt Nam chủ yếu dựa trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau là chính.
     
    Báo quản trị |  
  • #23736   12/01/2009

    khangpro
    khangpro

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Để trả lời câu hỏi của bạn truongquangdhl, tôi có một thí dụ như sau:
    Ông A có 3 người con là B,C,D. ông A đang tranh chấp tài sản vớí B. Tòa đang thụ lý thì ông A chết!
    Tòa mời 2 người con là C,D tham gia tố tụng thay cho ông A. Nhưng trong đó có một người là C ủy quyền đại diện cho B.
    Vậy việc C ủy quyền cho B tham gia tố tụng tại Tòa có hợp pháp không khi mà người đại diện ủy quyền có quyền lợi đối lập với ông A?
     
    Báo quản trị |  
  • #23737   14/01/2010

    haohen
    haohen

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chế độ đại diện đương nhiên trong quy định của bộ luật dân sự 2005

    Một người chưa thành niên (12 tuổi) muốn tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất (do được thừa kế) cho người thân, vậy thì người đại diện của người này có thể đại diện để ký kết hợp đồng tặng cho hay không? Anh, chị nào biết giúp em với.
    - Bố mẹ đủ năng lực hành vi dân sự thì là người đại diện đương nhiên hay là người giám hộ cho con chưa thành niên? giúp em cả phần thắc mắc này nữa nhé. Em cam ơn nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #23738   14/01/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bắt giò TranVoThienThu
    Bạn TranVoThienThu đã có một sự nhầm lẫn khi đưa ra ví dụ về vụ án ly hôn trong bài thảo luận về chế định đại diện theo Bộ luật dân sự. Theo quy định tại khoản 3 điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng bạn ạ. Nên Toà án sẽ không chấp nhận để cho anh bạn nọ đại diện cho anh chồng tham gia tố tụng đâu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #27774   22/11/2009

    ngan90
    ngan90

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vụ án liên quan đến vấn đề đại diện trong luật dân sự

    Có ai có thể giúp tôi về một vụ án hoặc một tình huống liên quan đến vấn đề đại diện( đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền). Mình muốn lấy ví dụ thực tiexn làm sáng tỏ những nội dung lí thuyết về vấn đề này.

    Cảm ơn nhé!!
     
    Báo quản trị |