Đại diện trong luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #23772 08/11/2009

    chimri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đại diện trong luật dân sự

    Em muốn biết những hạn chế của chế định đại diện trong luật dân sự.

    Em có thể nhờ luật sư tư vấn cho một số ví dụ được không ? 

    Em cảm ơn

     
    44505 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #27775   14/11/2009

    QUESSION
    QUESSION

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2009
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đại diện trong luật dân sự

    mình không hiểu bạn đang hỏi gì cả ?
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 10/03/2010 06:56:38 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #27776   14/11/2009

    SuongGio
    SuongGio

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đại diện theo pháp luật?

              

    Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

    Người đại diện theo pháp luật đựoc quy định tại điều 141 BLDS,

    Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

    1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;

    3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

    6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

    7. Những người khác theo quy định của pháp luật.

    Còn Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
    VD: Giám đốc uỷ quyền cho trợ lý đi ký kết hợp đồng

    Em hiểu chưa?

     
    Báo quản trị |  
  • #27777   19/11/2009

    ngan90
    ngan90

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đại diện theo pháp luật

    Ý em muốn hỏi. trong các vụ án toà đã xử có vụ nào liên quan đến vấn đề về đại diện không? em cần một ví dụ bằng một vụ án  cụ thể. có ai hiểu thì giúp em với ạ.

    Em cảm ơn nhiều lắm ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #27778   19/11/2009

    ngan90
    ngan90

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Uỷ quyền

    Nghĩa là em muốn hỏi  về một vụ kiện ạ. ví dụ như sau khi giám đốc uỷ quyền cho trợ lí thực hiện 1 hợp đồng nhưng sau khi  kí hợp đồng đó thì có vấn đề phát sinh và xảy ra kiện tụng . Bên kia kiện công ty này chẳng hạn.

    Anh có hiểu ý em không ạ, em muốn qua 1 ví dụ thực tế  để có thể làm rõ trách nhiệm thuộc  về ai trong vấn đề uỷ quyền.


     
    Báo quản trị |  
  • #27779   22/11/2009

    SuongGio
    SuongGio

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đại diện theo ủy quyền

    Không biết em có phải là SV Luật không hay chỉ là người dân bionhf thường muốn tìm hiểu kiến thức PL nhỉ?
    Nếu sau khi giao dịch được xác lập bởi người đại diện theo ủy quyền mà xảy ra tranh chấp thì xem xet điều 144 và 146 - BLDS nội dung như sau:

    đ144. Phạm vi đại diện 

    1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

    3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

    5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Đ145. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện 

    1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. 

    2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

    Đ146. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện 

    1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

    2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

    3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
    * Có gì không hiểu cứ hỏi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn SuongGio vì bài viết hữu ích
    huylien (18/05/2012)
  • #24805   30/10/2008

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Giải thích khoản 5 điều 144 BLDS về người đại diện

    Điều 144 khoản 5 Bộ luật Dân sự có quy định: "Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Tôi không hiểu "Trường hợp pháp luật có quy định kháclà những trường hợp nào ?

     Vui lòng giúp tôi với! Cảm ơn các bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #24806   08/10/2008

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    minhnguyetlam viết:
    $0 $0Điều 144 khoản 5 Bộ luật Dân sự có quy định: "Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Tôi không hiểu "Trường hợp pháp luật có quy định khác" là những trường hợp nào ? Vui lòng giúp tôi với! Cảm ơn các bạn.$0 $0

    Câu mà bạn hỏi là một trong số các câu nhà làm luật hay thòng vào cuối mỗi điều luật để không bị hổng luật khi thực tế phát sinh những tình tiết nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của  luật. Hiện tại tôi vẫn chưa được biết về trường hợp khác theo quy định tại điều luật nàym
     
    Báo quản trị |  
  • #24807   29/10/2008

    minhnguyetlam
    minhnguyetlam

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình thực hiện các thủ tục hành chính?

    Theo quy định tại Điều 22 khoản 2 BLDS thì "giao dịch dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện".

    Tôi có một thắc mắc mong các anh - chị cho ý kiến: người mất năng lực hành vi dân sự có buộc phải tham gia các thủ tục hành chính như làm hộ khẩu, khai sinh, giấy tờ nhà đất, khai di sản... (không phải là giao dịch dân sự) thông qua người giám hộ không?

    Nếu có thì quy định ở văn bản nào?
    Cám ơn các anh - chị.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhnguyetlam vì bài viết hữu ích
    hanghen (23/03/2013)
  • #45746   19/03/2010

    righteous
    righteous

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có ai giúp mình vấn đề này nhé!!!

    Câu 1: Cho em hỏi sự giống và khác nhau giữa " Giám hộ " và " Đại diện" ?

    Câu 2: Cho em hỏi xí nghiệp xây dựng số 8 (là đơn vị hạch toán nội bộ trực thuộc công ty xây dựng giao thông sài gòn) có phải là chi nhánh của công ty này hay ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #45747   19/03/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Thuật ngữ pháp lý của LawSoft có ghi:


    Đại diện Một người hoặc cơ quan (vd. Văn phòng đại diện, cơ quan đại diện ngoại giao) thay mặt cho một người hoặc một tổ chức, một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một tổ chức chính phủ, một tổ chức phi chính phủ với những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể để làm những việc vì lợi ích của người, của tổ chức đã cử họ làm đại diện. Đại diện được phân thành nhiều loại: đại diện toàn quyền, đại diện thường trực, đại diện theo từng vụ việc, đại diện đương nhiên, đại diện theo pháp luật. Việc đại diện có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Nội dung quyền được giao cho người đại diện có thể là một quyền chung (như quản lý một tài sản) hoặc một quyền cụ thể mà người đại diện không có quyền nào khác ngoài quyền đã được giao (như đại diện để khai báo trước tòa án nhưng không được quyền hòa giải; đại diện để đòi nợ nhưng không được cho hoãn nợ). Những việc làm của người đại diện vượt quá thẩm quyền không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện, trừ trường hợp được người được đại diện chấp thuận. Người đã giao dịch với người không có thẩm quyền giao dịch có quyền đơn phương đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết và phải biết việc làm không đúng của người đại diện. Từ điển Luật học trang 142


    Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). 33/2005/QH11
    Giám hộ

    Theo Điều 67 Bộ luật dân sự thì: 1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người sau đây: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định cha, mẹ, hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi về dân sự, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu. b) Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình. 2. Người giám hộ là cá nhân phải có đủ những điều kiện sau đây: a) Đủ 18 tuổi trở lên. b) Có năng lực hành vi đầy đủ. c) Có điều kiện cần thiết thực hiện việc giám hộ. 3. Những người sau đây là người giám hộ đương nhiên, tức là người mà pháp luật quy định là phải có trách nhiệm giám hộ. a) Đối với những người chưa thành niên nói ở mục 1a thì người giám hộ đương nhiên được quy định tại Điều 70 – Bộ luật dân sự là anh cả, chị cả nhưng nếu anh cả, chị cả không có điều kiện giám hộ thì người tiếp sau làm giám hộ, trừ phi giữa anh chị em có có thỏa thuận khác; nếu không có anh chị em ruột hoặc những người này không có điều kiện làm giám hộ thì ông, bà nội; ông, bà ngoại làm giám hộ. b) Đối với những người mắc bệnh tâm thần nói ở mục 1b thì người giám hộ đương nhiên được quy định ở Điều 171 – Bộ luật dân sự là: - Chồng là người giám hộ hoặc vợ là người giám hộ nếu vợ hoặc chồng là người cần được giám hộ. - Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ. - Nếu người cần được giám hộ chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải là người giám hộ. 4. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì Điều 72 – Bộ luật dân sự quy định là những người thân thích của người cần được giám hộ cử một trong số họ làm người giám hộ. Nếu không có ai trong số những người thân thích có đủ điều kiện làm người giám hộ thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ. Nếu những người thân thích cũng không cử được người giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhiệm việc giám hộ. Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và cũng không cử được người giám hộ thì cơ quan lao động, thương binh và xã hội nơi cư trú của người cần được giám hộ đảm nhận việc giám hộ. 5. Việc cử người giám hộ phải lập thành văn bản, được người cử làm giám hộ đồng ý và được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ công nhận. 6. Người giám hộ có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 78 – Bộ luật dân sự là: a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, vay mượn, cho vay, cầm cố thế chấp, đặt cọc tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú. b) Chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên được giám hộ; chăm sóc, bảo đảm việc chữa bệnh cho người được giám hộ mắc bệnh tâm thần. c) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự và trong các vụ kiện dân sự. d) Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.



    Bạn tự đọc và tư so sánh xem nó khác ở điểm nào
    Từ điển Luật học trang 173
     
    Báo quản trị |  
  • #161290   16/01/2012

    Hoangsaohd
    Hoangsaohd

    Female
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


        Chào bạn Chimri!
        Theo mình, có một hạn chế  hay nói cách khác là bất cập trong chế định đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự được thể hiện tại khoản 5 Điều 139 BLDS 2005. Tại khỏan 5 Điều 139 quy định như sau: " Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khỏan 2 Điều 143 của Bộ luật này"
        Chỉ có chủ thể là cá nhân mới xét đến năng lực hành vi dân sự còn các chủ thể khác bao gồm: pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác... thì chỉ xét đến năng lực pháp luật dân sự. Mà theo quy định thì người đại diện không chỉ bao gồm cá nhân mà còn bao gồm các chủ thể khác (pháp nhân), vì vậy với quy định người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là một hạn chế của chế định đại diện trong luật dân sự.
    Mong rằng câu trả lời của mình có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #186677   18/05/2012

    huylien
    huylien

    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:18/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn, mình muốn hỏi bạn một chút. Mình làm trong lĩnh vực ngân hàng.
    Mình vừa cho khách hàng của mình ký hợp đồng thế chấp 3 bên.
    Bên thứ nhất là Ngan hàng
    Bên thứ 2 là Công ty (Đại diện là ông A)
    Bên thứ 3 là bà B
    tài sản là đất của vợ chồng ông A và bà B (Ông A ủy quyền cho bà B đại diện bên thế chấp)
    Khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra món vay cho rằng Hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm khoản 5, điều 144 bộ luật dân dự “người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện của người đó".
    Vậy kết luận của đoàn kiểm tra có đúng không, mình có nên cho ông A ký vào bên thứ 3 ko.
    Cảm ơn bạn nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #314839   21/03/2014

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Trường hợp khác trong điều 144 là "cái gì" nhỉ ? Chính em cũng không hiểu, pháp luật mình hay để một chữ khác mà làm điêu đứng bao nhiêu là những người làm dịch vụ như em, có khi chuyên viên vặn vẹo chữ khác ấy làm đau cả đầu !

     
    Báo quản trị |