Theo tôi, trong tình huống này còn thiếu một thông tin quan trọng để định tội danh đối với A, B và C, đó là lời khai của người bị hại và có thể người làm chứng (nếu có).
-Nếu như sự việc diễn ra đúng như tình huống đưa ra, A, B và C quay lại chỉ với mục đích đuổi đánh 3 người đã có xích mích với nhóm mình, có thể thấy rằng, ý định chiếm đoạt tài sản là chiếc xe đạp của M và N chỉ xuất hiện khi mà M và N bỏ chạy và để lại chiếc xe đạp. Như vậy, những
hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với M và N là do
nhóm của A nhận nhầm đối tượng chứ không phải mục đích sử dụng vũ lực để cướp chiếc xe đạp. Tuy nhiên, dù hợp lý đến đâu,
cũng khó mà chứng minh được nhóm A xông vào M và N do nhận nhầm đối tượng chứ không phải mục đích chiếm đoạt chiếc xe đạp. Vì thế, khả năng cao nhất nhóm của A sẽ bị định tội danh với
tội cướp tài sản, theo điều 133, BLHS 1999. =BLHS 1999 viết:Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng
-Thử bổ sung thêm chi tiết, giả sử,
M và N khai rằng, khi xông vào,
nhóm A hô lên rằng: "
Xông lên, đánh cho 3 thằng kia một trận!", và
do hoảng sợ mà quên mất rằng M và N chỉ là 2 người chứ đâu phải 3 người, nên bỏ chạy thục mạng. Lúc này, khi l
iên kết các chi tiết lại kết hợp với lời khai của M và N có lợi cho nhóm A, hoàn toàn có thể kết luận,
nhóm của A không hề có ý định cướp chiếc xe đạp của M và N mà ý định chiếm đoạt chiếc xe đạp chỉ xuất hiện ngay sau khi nhóm M và N bỏ chạy và bỏ lại chiếc xe đạp. Như vậy, hành vi của nhóm A đã thỏa mãn với
tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản theo điều 137, BLHS. TUy nhiên,
đây là tội cấu thành vật chất và cũng
không có bất cứ thông tin nào trong tình huống cho thấy, nhóm A đã từng bị kết án về tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản,
giá trị tài sản là 1.500.000 đ nên chưa đến mức bị truy cứu TNHS, nhóm A chỉ bị
xử phạt vi phạm hành chính và
hoàn trả lại cho M và N chiếc xe đạp.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.