Cướp-Công nhiên-Trộm cắp- tội gì mọi người ơi? giải thích rõ với!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề   RSS   
  • #102641 14/05/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cướp-Công nhiên-Trộm cắp- tội gì mọi người ơi? giải thích rõ với!!!!!!!!!!!!!!!

    Mình đọc được tình huống này trên mạng nhưng chưa tìm được câu trả lời thuyết phục nhất nên đưa lên đây để Danluat chúng ta xem xét xem là tội gì ?

    ĐỀ BÀI

      Khoảng 19h30 ngày 1.5.2007, A, B và C đều sinh năm 1990, đạp xe đi chơi. Lúc 21 giờ, cả nhóm đạp xe đến cây xăng thuộc phường X thành phố H thì va chạm với 3 thanh niên khác đi xe ngược chiều. Sau khi to tiếng cãi vã, hai bên bỏ đi. Đi được một đoạn, vẫn chưa hết bực tức, A rủ cả bọn quay lại đuổi đánh 3 thanh niên kia. Khi quay lại, nhóm của A thấy có hai thanh niên là M và N đang đèo nhau trên một chiếc xe đạp. Cho rằng đây là đám thanh niên vừa mới va chạm với nhóm của mình (vì trời tối nhìn không rõ mặt), nên cả ba đồng thanh hô tấn công và lao vào rượt đuổi đánh hai thanh niên đang đi xe đạp. M và N tưởng là cướp nên bỏ chạy thoát thân. Thấy M và N bỏ chạy để lại xe, A, B và C liền bảo nhau lấy xe bán được 1.500.000 đồng chia nhau mỗi người 500.000 đồng.

    Về việc xác định tội danh trong vụ án này có các ý kiến sau:
    1. Hành vi nêu trên của A, B và C cấu thành tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS).
    2. Hành vi nêu trên của A, B và C cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS).
    3. Hành vi nêu trên của A, B và C cấu thành tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS).

    Anh chị đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao nhé ?
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 15/05/2011 12:13:44 SA

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    21943 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    maihoangcdcd@gmail.com (11/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #110766   16/06/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    hiep204 viết:
     Đây là tội trộm cắp tài sản

    Bạn có thể chứng minh lời nói của ban không?
    Tôi muốn nghe ý kiến của bạn.
    Sao chỉ nói có một câu thế?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #112158   21/06/2011

    rainkhin
    rainkhin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn
    Bài này có trong sách thầy Hào viết. Thầy cô giải là tội cướp tài sản đó. Bài rainkhin hỏi cũng gần như tương tự câu hỏi của bạn phải không?
    Thực tế xử thường là cướp, nhưng thực sự tớ không hiểu cho lắm. Cách lập luận của bạn cho rằng hoặc là cướp, hoặc là trộm cắp và dẫn theo điều luật chứng minh thì không khách quan cho lắm.
     
    Báo quản trị |  
  • #136660   03/10/2011

    conduongtrithuc
    conduongtrithuc

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Oh ! tình huống này giống tình huống trong cuốn Bình luận khoa học BLHS của bác Đinh Văn Quế Trang số 43 tập 2 phần tội phạm quá bạn Toàn ạ. Biết câu trả lời rồi hỏi chi nhiều cho mệt ????
    Cập nhật bởi boyluat ngày 03/10/2011 08:25:05 CH Cập nhật bởi conduongtrithuc ngày 03/10/2011 08:11:28 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #137241   05/10/2011

    thang_0572
    thang_0572

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Không thể chứng minh là ý đố lấy tài sản chỉ xuất hiện sau khi nhóm M,N bỏ chạy.
    Nên khả năng chắc chắn là tòa sẽ xử án tội cướp tài sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #137289   05/10/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Hành vi cướp ts xâm phạm đến hai quan hẹ xã hội được pl bảo vệ đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
        Đây là hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. A, B,C đã dùng sức mạnh của bản thân tấn công M,N sau đó chiếm đoạt tài sản của M,N.
        Theo phương pháp loại trừ: không phải là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì:     
        Đặc điểm của tội này là: hành vi chiếm đoạt có tính công khai nhưng xảy ra trong hoàn cảnh người chủ ts không có điều kiện ngăn cản, do vậy người PT không cần hoặc không co ý định dùng thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản.( tình huông này chủ tài sản hoàn toàn có thể chống lại được).
        Tội trộm cắp tài sản thì càng không phải vì trong tình huống này người PT không hề lén lút với chủ tài sản để chằm chiếm đoạt ts, mà mang tính công khai.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #138123   08/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    sao các anh chị đọc đề bài chẳng kĩ gì vậy, trường hợp này 3 tên A B C chỉ bị phạt hành chính thôi. vì tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng mà

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144010   29/10/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    congtoan.hlu viết:
    sao các anh chị đọc đề bài chẳng kĩ gì vậy, trường hợp này 3 tên A B C chỉ bị phạt hành chính thôi. vì tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng mà

    Bạn bảo mọi người đọc đề chưa kỹ, nhưng bạn đọc kỹ chưa, tình huống này xảy ra vào năm 2007, khi đó thì đã sửa đổi bộ luật đâu, mức định lượng vẫn là 500 nghìn đồng bạn ạ.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #144020   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    kajnodo92 viết:
    congtoan.hlu viết:
    sao các anh chị đọc đề bài chẳng kĩ gì vậy, trường hợp này 3 tên A B C chỉ bị phạt hành chính thôi. vì tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng mà

    Bạn bảo mọi người đọc đề chưa kỹ, nhưng bạn đọc kỹ chưa, tình huống này xảy ra vào năm 2007, khi đó thì đã sửa đổi bộ luật đâu, mức định lượng vẫn là 500 nghìn đồng bạn ạ.

    hihi, em nhầm, hihi giờ mới biết

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144019   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    mình đọc hết các bài trong toppic này rồi, kết uận là tội trộm cắp ts, giải thích như bạn conduongtrithuc là hợp lý.

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #143990   29/10/2011

    chitrungpham
    chitrungpham
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 3219
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào Toản,

    Trước khi kết luận hành vi của A, B và C cấu thành tội danh gì thì ta sẽ đi phân tích hành vi của các tội danh nêu trên:

    - Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    - Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với người quản lý tài sản cũng như đối với người khác.

    - Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác.

     Đối với tội Công nhiêm chiếm đoạt tài sản và tội Trộm cắp tài sản thì giá trị tài sản bị tác động tối thiểu là 500.000VNĐ (Luật sửa đổi, bỗ sung là 2.000.000 VNĐ).

    Như vậy, hành vi trên của A, B và C là dùng vũ lực tác động lên M, N làm cho họ hoản loạn không dám chống cự mà phải chạy thoát thân. Mặc dù ngay lúc tấn công A, B và C chỉ nhằm mục đích trả thù nhưng khi đã dùng vũ lực dồn đối phương vào thế không thể chống cự thì việc dùng vũ lực này lại có sự chuyển biến mới về mục đích đó là hành vi cướp tài sản.

    Ý kiến khác của Bachho vẫn là tội cướp tài sản.

    Trong trường hợp này, A chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý thì được xem là tái phạm.

    Thân chào!
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 29/10/2011 10:27:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #144017   29/10/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    cảm ơn BachHoLS đã đóng góp ý kiến, mình có một số thức mắc thế này.
    - thứ nhất, Đ133 quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm Vậy khi mà hành vi dùng vũ lực của 3 tên A, B, C không nhằm chiếm đoạt tài sản thì có cấu thành tội cướp ko. Khi mà ý định này xuất hiện sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực. Theo mình thì là tội trộm cắp tài sản thì đúng hơn.
    - Thứ 2, K2 Đ 64 quy định "Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIChương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
    chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm".
    2.   a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
          b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
          c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
          d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm."
    nếu trong trường hợp tội giết người của A được xử như 1 trong các trường hợp nêu ở mục a khoản 2 điều 64 này thì không được xem là tái phạm đúng ko ạ.
       Mong được trao đổi thêm
    Cập nhật bởi congtoan.hlu ngày 29/10/2011 11:38:37 CH

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144043   30/10/2011

    killer001
    killer001

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2011
    Tổng số bài viết (43)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    mình đồng ý với ý kiến của bạn bachhols đó là tội cướp tài sản,ở cuốn bình luận khoa học hình sự của bác đinh văn quế thì cho rằng đây k phải là tội cướp vì lúc đang thực hiện hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực thì k có mục đích nhắm chiếm đoạt tài sản,nhưng theo mình bác phân tích vậy là thiếu vì lý do sau:
    thứ nhất mục đích nhắm chiếm đoạt tài sản chỉ cần xuất hiện trước hoặc đang thực hiên 1 trong 3 hành vi khách quan đó chủ k chỉ là mục đích có trước 3 hanh vi như bác phân tích.
    thứ 2 ở đây là k phải thuộc 2 trường hợp hành vi đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực mà là hành vi đẫy người khác vào tình trạng không thể chống cự được hay là k quản lý được tài sản.và hành vi này keo dài cho đến khi họ quay lại trạng thái ban đầu thì mới kết thúc(giống như cho uống thuốc ngủ thì tới khi nan nhân tỉnh lại thì mới kết thúc)
    =>cướp tài sản
    đó là quan điễm của mình "đọc sách mà tin hết vào sách thì thà không đọc còn hơn" đây là câu nói bất hủ
    mong đây là ý kiên để bạn tham khảo để bạn có thể rút ra quan điễm mà bạn thấy phù hợp nhất.thask bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #144510   01/11/2011

    congtoan.hlu
    congtoan.hlu

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2011
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 1205
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 12 lần


    killer001 viết:
    mình đồng ý với ý kiến của bạn bachhols đó là tội cướp tài sản,ở cuốn bình luận khoa học hình sự của bác đinh văn quế thì cho rằng đây k phải là tội cướp vì lúc đang thực hiện hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực thì k có mục đích nhắm chiếm đoạt tài sản,nhưng theo mình bác phân tích vậy là thiếu vì lý do sau:
    thứ nhất mục đích nhắm chiếm đoạt tài sản chỉ cần xuất hiện trước hoặc đang thực hiên 1 trong 3 hành vi khách quan đó chủ k chỉ là mục đích có trước 3 hanh vi như bác phân tích.
    thứ 2 ở đây là k phải thuộc 2 trường hợp hành vi đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực mà là hành vi đẫy người khác vào tình trạng không thể chống cự được hay là k quản lý được tài sản.và hành vi này keo dài cho đến khi họ quay lại trạng thái ban đầu thì mới kết thúc(giống như cho uống thuốc ngủ thì tới khi nan nhân tỉnh lại thì mới kết thúc)
    =>cướp tài sản
    đó là quan điễm của mình "đọc sách mà tin hết vào sách thì thà không đọc còn hơn" đây là câu nói bất hủ
    mong đây là ý kiên để bạn tham khảo để bạn có thể rút ra quan điễm mà bạn thấy phù hợp nhất.thask bạn

    Mình thấy tình huống trong sách của bác Quế có khác tình huống này nhiều mà, chỉ cần khác như vậy là đã thay đổi nhiều rồi, mong các bạn xem lại

    Vẫn biết yêu em là khổ

    Nhưng có khổ mấy cũng phải yêu em

     
    Báo quản trị |  
  • #144296   31/10/2011

    chitrungpham
    chitrungpham
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (125)
    Số điểm: 3219
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 40 lần


    congtoan.hlu viết:
    cảm ơn BachHoLS đã đóng góp ý kiến, mình có một số thức mắc thế này.
    - thứ nhất, Đ133 quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm Vậy khi mà hành vi dùng vũ lực của 3 tên A, B, C không nhằm chiếm đoạt tài sản thì có cấu thành tội cướp ko. Khi mà ý định này xuất hiện sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực. Theo mình thì là tội trộm cắp tài sản thì đúng hơn.
    - Thứ 2, K2 Đ 64 quy định "Những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIChương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
    chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm".
    2.   a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
          b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
          c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
          d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm."
    nếu trong trường hợp tội giết người của A được xử như 1 trong các trường hợp nêu ở mục a khoản 2 điều 64 này thì không được xem là tái phạm đúng ko ạ.
       Mong được trao đổi thêm


    Đồng ý với Toản nếu rơi vào điểm a khoản 2 thì được xem là không tái phạm. Nhưng trong giả định của bài Toản chỉ viết là phạm tội giết người như vậy thì BH xem đây là tội giết người theo điều 93 rồi. Bạn không nói là giết người trong trường hợp nào đâu. Đã là tội giết người Đ 93 thì chắc khó có thể rơi vào điểm a bạn nhỉ!

    Còn tội cướp tài sản là quan điểm của mình đóng góp ý kiến thêm cho bạn, còn quyết định như thế nào là tùy bạn. Động cơ dùng vũ lực của A, B và C mình đã nói rõ phần trên rồi còn gì.
     
    Báo quản trị |  
  • #144943   02/11/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    BeToan89 viết:
    Mình đọc được tình huống này trên mạng nhưng chưa tìm được câu trả lời thuyết phục nhất nên đưa lên đây để Danluat chúng ta xem xét xem là tội gì ?

    ĐỀ BÀI

      Khoảng 19h30 ngày 1.5.2007, A, B và C đều sinh năm 1990, đạp xe đi chơi. Lúc 21 giờ, cả nhóm đạp xe đến cây xăng thuộc phường X thành phố H thì va chạm với 3 thanh niên khác đi xe ngược chiều. Sau khi to tiếng cãi vã, hai bên bỏ đi. Đi được một đoạn, vẫn chưa hết bực tức, A rủ cả bọn quay lại đuổi đánh 3 thanh niên kia. Khi quay lại, nhóm của A thấy có hai thanh niên là M và N đang đèo nhau trên một chiếc xe đạp. Cho rằng đây là đám thanh niên vừa mới va chạm với nhóm của mình (vì trời tối nhìn không rõ mặt), nên cả ba đồng thanh hô tấn công và lao vào rượt đuổi đánh hai thanh niên đang đi xe đạp. M và N tưởng là cướp nên bỏ chạy thoát thân. Thấy M và N bỏ chạy để lại xe, A, B và C liền bảo nhau lấy xe bán được 1.500.000 đồng chia nhau mỗi người 500.000 đồng.

    Về việc xác định tội danh trong vụ án này có các ý kiến sau:
    1. Hành vi nêu trên của A, B và C cấu thành tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS).
    2. Hành vi nêu trên của A, B và C cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS).
    3. Hành vi nêu trên của A, B và C cấu thành tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS).

    Anh chị đồng ý với ý kiến nào trên đây hoặc có ý kiến nào khác và giải thích rõ tại sao nhé ?

    1/ Không phải là tội cướp, rõ ràng với  dữ kiện bài tập trên, ý thức lấy xe có sau khi kết thúc việc dùng vũ lực. Hành vi dùng vũ lực là để gây thương tích chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây không thuộc trường hợp chuyển hóa tội danh, chuyển hóa tội danh từ tội khác sang cướp là sau khi chiếm được tài sản, trên đường tẩu thoát bị ngăn cản, truy đuổi nên đã dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đến cùng. Thiếu mục đích này cũng chỉ coi là hành hung để tẩu thoát.
    2/Không phải công nhiên chiếm đoạt tài sản: có hành vi lợi dụng tình trạng không thể quản lý tài sản của bị hại để chiếm đoạt, nhưng đây không phải là do hoàn cảnh khách quan mà tình trạng không quản lý, bảo vệ được tài sản là do nhóm A, B, C gây ra.
    3/ Tội trộm cắp tài sản cũng không rõ ràng, dù việc chiếm đoạt không có mặt của bị hại nhưng với tình huống trên, không có bất cứ hiệu nào cho thấy nhóm A, B, C có ý thức lén lút và thực hiện hành vi một cách lén lút cả đối với người chủ tài sản cũng như người xung quanh để chiếm đoạt được tài sản.
    TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI CẢ 3 Ý KIẾN. BẤT CỨ Ý KIẾN NÀO CÚNG KHÔNG THẬT TRỌN VẸN...
    Hành vi của A, B, C rõ ràng là nguy hiểm, xâm phạm khách thể do Luật hình sự bảo vệ nhưng lại chưa được điều chỉnh bởi một quy định cụ thể = > không có tội.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |