Đây là 1 số tình huống của môn Luật tố tụng dân sự, cũng khá đơn giản. Bạn tham khảo xem nhé :D
Tình huống 1
A kiện B đòi ba triệu đồng cho vay. Thấy bản hợp đồng vay tài sản giữa A và B do A xuất trình bị sửa
chữa nên Tòa án đã quyết định trưng cầu giám định để làm rõ nội dung của chúng. Hỏi việc Tòa án tự
quyết định trưng cầu giám định là đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 2
Ngày 15/10/2005, A đứng ra bảo lãnh cho B vay của C hai mươi triệu đồng, thời hạn vay một năm. Nay
do B không trả được nợ nên C đã kiện A đến Tòa án yêu cầu trả nợ cho C. Hỏi trong vụ án này Tòa án
phải triệu tập những ai đến tham gia tố tụng? Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự
trong vụ án?
Tình huống 3
A, B và C kiện D yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại. H được B và D nhờ bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Hỏi Tòa án có thể chấp nhận H tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho B và D được không? Tại sao?
Tình huống 4
A là Thẩm phán của Tòa án nhân dân Quận X, Hà Nội. B 14 tuổi là con của A là người bị hại trong vụ
tai nạn giao thông do C gây ra. C cư trú ở Quận X, Hà Nội và tai nạn cũng xảy ra ở Quận X, Hà Nội. Hỏi
A có thể đại diện cho B khởi kiện C ra Tòa án nhân dân Quận X, Hà Nội đòi bồi thường thiệt hại được
không? Tại sao?
Tình huống 5
Trong một vụ tai nạn giao thông do A gây ra H là người bị hại. H đã khởi kiện A đến Tòa án yêu cầu bồi
thường. Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng H bị câm điếc bẩm sinh nên không có năng lực hành vi
tố tụng dân sự. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 6
A khởi kiện yêu cầu B trả lại 500 m2 đất đã thuê từ năm 2010. Khi giải quyết vụ án, Tòa án thấy trên đất
có nhà ở và một số công trình kiến trúc khác do B xây dựng. Tuy A và B không yêu cầu định giá nhưng
Tòa án vẫn ra quyết định định giá các tài sản đó vì nếu không cho định giá thì không thể giải quyết đúng
được vụ án. Hỏi việc Tòa án quyết định việc định giá như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 7
A khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Quận Y Hà Nội hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 150
m2 đất ở Phường X Quận Y Hà Nội giữa A và B vì B không trả đủ tiền theo hợp đồng. Tranh chấp chưa
được Ủy ban Phường X Quận Y hòa giải. Hỏi Tòa án nhân dân Quận Y có thể thụ lý vụ án được không?
Tại sao?
Tình huống 8
B khởi kiện yêu cầu A bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông do A gây ra. A bị câm nên C là bố
của A muốn tham gia tố tụng phiên dịch cho A nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật tố tụng
dân sự Tòa án không chấp nhận. Hỏi việc Tòa án không chấp nhận C là người phiên dịch cho A là đúng
hay sai? Tại sao?
Tình huống 9
A kiện B đòi 15 triệu đồng cho vay. Khi Tòa án hòa giải vụ án giúp A, B thỏa thuận giải quyết tranh chấp
thì A và B đã thỏa thuận được với nhau 15 ngày sau B sẽ trả cho A 12 triệu đồng. Thỏa thuận của A và
B là tự nguyện và hợp pháp nên đã được Tòa án ra quyết định công nhận. Hỏi quan hệ giữa A và B phát
sinh trong hòa giải vụ án là quan hệ pháp luật dân sự hay quan hệ pháp luật tố tụng dân sự? Tại sao?
Tình huống 10
A có người con trai là B. Tuy đã trưởng thành nhưng B lười không chịu lao động, chơi bời và hay đánh
bạc. Để có tiền đánh bạc B thường về nhà lấy trộm tài sản của gia đình đem bán. Giáo dục con mãi không
được, chán nản A đã làm đơn yêu cầu Tòa án cắt đứt quan hệ cha con với B. Hỏi Tòa án có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu của A không? Tại sao?
Tình huống 11
A tranh chấp với B, C về di sản của bố mẹ để lại. Để có căn cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, trước
khi khởi kiện B, C ra Tòa án huyện Q giải quyết A đã nhờ D (bạn của A) là Thẩm phán của Tòa án huyện
Q tiến hành thu thập chứng cứ giúp. Hỏi việc thu thập chứng cứ của D trong trường hợp này có phải là
hoạt động tố tụng dân sự không? Tại sao?
Tình huống 12
A cho B vay 100 triệu đồng. B đã dùng số tiền này cho C vay với lãi suất cao hơn. Đến hạn phải trả nợ,
C không có tiền trả B vì vậy B cũng không có tiền trả A. Sau nhiều lần đòi nợ B không được, A đã khởi
kiện B ra Tòa án yêu cầu trả nợ. Hỏi trong vụ án này Tòa án có phải triệu tập C đến tham gia tố tụng
không? Tại sao? Hãy xác định tư cách tố tụng của các đương sự trong vụ án?
Tình huống 13
A, B và C khởi kiện D yêu cầu chia thừa kế. Do không có điều kiện tham gia tố tụng nên A, B đã ủy
quyền cho C đại diện cho mình tham gia tố tụng. Hỏi trong một vụ án các đương sự có thể ủy quyền cho
nhau tham gia tố tụng được không? Tại sao?
Tình huống 14
A đi xe máy nhanh và trái đường nên đã gây tai nạn cho B. Trong lúc A gây tai nạn cho B chỉ có C 14
tuổi chứng kiến. Nay B kiện A đến Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hỏi Tòa án có thể triệu tập C đến
để lấy lời khai và dựa vào đó để giải quyết vụ án không? Tại sao?
Tình huống 15
A là Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Q. A đã tham gia hòa giải tranh chấp giữa X
và Y ở tổ hòa giải nơi cư trú nhưng không thành. Nay X kiện Y ra Tòa án nhân dân huyện H. Tòa án nhân
dân huyện H đã phân công A tham gia Hội đồng xét xử vụ án này. Hỏi việc ông A tham gia Hội đồng xét
xử vụ án có vi phạm pháp luật tố tụng dân sự không? Tại sao?
Tình huống 16
A là người thuộc dân tộc Thái nhưng từ nhỏ đã sống ở Hà Nội nên rất giỏi tiếng Việt. Nay A bị B khởi
kiện ra Tòa án đòi nhà cho thuê. Để gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án A đã không sử dụng tiếng
Việt mà sử dụng tiếng Thái để tham gia tố tụng và yêu cầu Tòa án cử phiên dịch cho mình. Hỏi Tòa án có
phải chấp nhận yêu cầu của A không? Tại sao?
Tình huống 17
A khởi kiện B, C và D yêu cầu chia thừa kế. Sau khi hòa giải không thành Tòa án quyết định đưa vụ án
ra xét xử. Tại phiên tòa B, C và D yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản di chúc do A cung cấp nhưng không
được Tòa án chấp nhận. Hỏi việc Tòa án không chấp nhận yêu cầu đó của các đương sự là đúng hay sai?
Tại sao?
Tình huống 18
Là Thẩm phán Tòa án nhân dân thị xã X, trước đây H đã tham gia Hội đồng xét xử vụ án tranh chấp đòi
nhà cho thuê giữa A và B. Nay A lại khởi kiện C đến Tòa án nhân dân thị xã X yêu cầu hủy hợp đồng
mua bán ngôi nhà này giữa A và C. Hỏi H có thể tham gia Hội đồng xét xử giải quyết vụ án này không?
Tại sao?
Tình huống 19
A và B kết hôn năm 2009 và cư trú ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 2010 B tự ý đi lao động ở Liên bang
Nga từ đó vợ chồng mâu thuẫn. Tháng 10 năm 2011 A có đơn đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xin
ly hôn B. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đang giải quyết vụ án thì tháng 2 năm 2012 B về nước và
ở nhà mẹ đẻ ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hỏi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có được tiếp tục giải
quyết vụ án không? Tại sao?
Tình huống 20
A xin ly hôn B được Tòa án xử chấp nhận và quyết định giao cháu C là con chung của vợ chồng cho B
nuôi. Tuy B không yêu cầu A cấp dưỡng nuôi con nhưng xét điều kiện kinh tế và thu nhập của A, B Toà
án đã quyết định buộc A phải cấp dưỡng nuôi cháu C 2.000.000 đồng/tháng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi.
Hỏi việc Toà án tự quyết định A phải cấp dưỡng nuôi con có xâm phạm quyền tự định đoạt của đương sự
không? Tại sao?
Tình huống 21
Chị K là lao động tại Công ty TNHH X (đóng trên địa bàn thị xã D), nhưng không được công ty đóng
bảo hiểm trong thời gian làm việc tại công ty. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, chị yêu cầu công ty phải
thực hiện đủ chế độ bảo hiểm cho chị, nhưng công ty từ chối. Nay chị K muốn kiện công ty X ra tòa mà
không qua hội đồng hòa giải cơ sở để đòi chế độ bảo hiểm. Tranh chấp này có thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án không? Nếu có thì chị K phải làm đơn đến tòa án nào để yêu cầu giải quyết ?
Tình huống 22
Bà V và bà D có tranh chấp với nhau về lối đi. Cô B được phân công làm Thư ký tại phiên tòa sơ thẩm.
Tại Tòa án, bà D đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi Thư ký Tòa án với lý do cô B là con gái của Thẩm
phán Chủ tọa phiên tòa đó, nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận. Hỏi việc Hội đồng xét xử không
chấp nhận yêu cầu thay đổi Thư ký Tòa án của bà D là đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 23
T khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vụ án được xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh K. Bà
X là Thẩm phán Chủ toạ phiên toà phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định huỷ bản án sơ thẩm,
chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án. Sau khi Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm
lại và chấp nhận một phần yêu cầu của B, T lại kháng cáo, Tòa án nhân dân tỉnh K lại phân công bà X
tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm. Hỏi việc Tòa án tỉnh K phân công bà X tham gia Hội đồng xét xử
phúc thẩm lần thứ hai có đúng quy định của pháp luật không?
Tình huống 24
Ông S là Kiểm sát viên huyện T được ông B uỷ quyền đại diện cho mình tham gia tố tụng trong vụ án
tranh chấp về thừa kế tại Toà án nhân dân huyện T. Hỏi việc ông S làm người đại diện theo uỷ quyền của
ông B trong vụ án này có trái với quy định của pháp luật hay không?
Tình huống 25
A khởi kiện yêu cầu B trả lại 500 m2 đất đã thuê từ năm 2011. Khi Tòa án đang giải quyết vụ án thì B
bị mất năng lực hành vi dân sự và chưa xác định được người đại diện. Hỏi trong trường hợp này Tòa án
quyền tự mình quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không hay Tòa án chỉ được quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án khi có yêu cầu của A? Tại sao?
Tình huống 26
A vay của B 40 triệu đồng hẹn một năm sau trả nhưng không trả nên B khởi kiện ra Toà án nhân dân
huyện H nơi A cư trú yêu cầu trả số tiền đó. Sau khi hoà giải không thành, Toà án nhân dân huyện H mở
phiên toà xử chấp nhận yêu cầu của B. Trong thời hạn kháng cáo, B lại gửi đơn đến Toà án nhân dân
huyện H xin rút đơn khởi kiện nhưng Toà án này không nhận đơn của B vì cho rằng vụ án đã được giải
quyết. Hỏi việc Toà án nhân dân huyện H không nhận đơn đó của B là đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 27
A, B và C kiện D yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại. Tại phiên tòa A, B và C mới đề nghị Tòa
án chấp nhận H là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham gia phiên tòa. Hỏi Tòa án có thể
chấp nhận cho H tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho A, B và C không?
Tình huống 28
Tuy mới kết hôn được năm tháng nhưng do vợ chồng mâu thuẫn không thể sống chung được nên A đã
khởi kiện đến Tòa án xin ly hôn chồng là B. Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng còn ba tháng nữa
A mới đủ 18 tuổi nên không có quyền khởi kiện. Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại
sao?
Tình huống 29
H đã khởi kiện A đến Tòa án yêu cầu bồi thường trong một vụ tai nạn giao thông do A gây ra. Tòa án đã
không thụ lý vụ án vì cho rằng H mới cung cấp được các chứng cứ, tài liệu chứng minh A là người gây
thiệt hại cho mình còn chưa cung cấp đủ các chứng cứ, tài liệu chứng minh mức độ thiệt thực tế xảy ra.
Hỏi việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng hay sai? Tại sao?
Tình huống 30
A khởi kiện B yêu cầu chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại. Yêu cầu của A không được Tòa án cấp sơ
thẩm xử chấp nhận vì có di chúc của bố mẹ họ để lại toàn bộ di sản cho B. Không đồng ý với quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm, trong thời hạn kháng cáo A đã trực tiếp đến Tòa án cấp sơ thẩm trình bày yêu
cầu kháng cáo. Hỏi Tòa án có thể chấp nhận kháng cáo của A không? Tại sao?
Tình huống 31
A khởi kiện B yêu cầu chia di sản của bố mẹ để lại. Để giải quyết vụ án có lợi cho B, Thẩm phán phụ
trách việc giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm đã cố ý huỷ các chứng cứ, tài liệu của vụ án bất lợi cho B. Sau
khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đã phát hiện được vi phạm này.
Hỏi Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái
thẩm? Tại sao?