Theo quy định thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải khai báo tai nạn lao động, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ với người lao động bị tai nạn lao động. Doanh nghiệp cố tình không khai báo nhằm trốn tránh nghĩa vụ cũng như không thực hiện nghĩa vụ làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động. Vì doanh nghiệp đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, do đó doanh nghiệp phải có nghĩa vụ/ trách nhiệm với thân nhân người lao động bị chết. Cụ thể:
- Doanh nghiệp mình phải làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội trước, nhằm để xác định cơ quan bảo hiểm có chấp nhận thanh toán trong trường hợp này hay không;
- Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội không chấp nhận thanh toán, thì doanh nghiệp mình phải bồi thường đầy đủ do vi phạm trách nhiệm đó.
Hiện không có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này, có thể áp dụng linh hoạt quy định tại Điều 61 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 để kiểm tra. Cụ thể:
"Điều 61. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 59 và khoản 1 Điều 60 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân người lao động hoặc của thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất".