Có tội hay không có tội? (Vụ án tai nạn giao thông đường bộ).

Chủ đề   RSS   
  • #407610 24/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Có tội hay không có tội? (Vụ án tai nạn giao thông đường bộ).

    Mình vừa mới nhận vụ này và đọc thấy hay hay, nhờ các Luật sư, chuyên gia pháp lý, thẩm phán và KSV tham gia Danluat xem có tội hay không có tội nhé.

    Ngày 26/5/2015, anh Nhân (không có giấy phép lái xe theo quy định) điều khiển xe mô tô đi trên con đường trải nhựa rộng 5m, không có vạch phân tuyến; phía sau anh có 1 xe mô tô khác (không rõ ai) lấn trái vượt lên. Ông Bàng đi ngược chiều thấy có xe lấn trái đi vào phần đường của mình nên lách trái theo chiều đi của mình để tránh, khoảng cách giữa ông Bàng và anh Nhân 8m nên cả hai không kịp tránh nhau dẫn đến va chạm, ông Bàng chết do chấn thương sọ não nặng.

    Biên bản hiện trường xác định điểm va chạm ở tâm lòng đường, cách mỗi bên là 2,5m; xe của anh Nhân trượt cày lên đường 5m, xe ông Bàng trượt trên mặt đường 2m. 

    Cơ quan Công an khởi tố, VKS đã truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án sắp xử.

    Xin hỏi xác định lỗi trong trường hợp này như thế nào? Anh Nhân có bị xử có tội hay không có tội? 

    Cảm ơn mọi người nhiều 

    0917 313 339

     
    12702 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #407635   24/11/2015

    Để đưa ra ý kiến có tội hay không có tội thì phải biết cụ thể các tình tiết của vụ án, chứ nêu chung chung như bạn trình bày thì làm sao có đủ cơ sở được.

    Nếu Toà án sắp xét xử thì chắc bạn đã có bản cáo trạng. Bạn xem kỹ bản cáo trạng thì có thể phần nào xác định được có tội hay không có tội.

    Theo tôi, hai căn cứ pháp luật quan trọng trong vụ việc này là 

    Bộ luật hình sự Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC Điều 3. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự)

    1. Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

    Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự.

    2. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là một trong những trường hợp sau đây:

    a) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia;

    b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;

    c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #407670   25/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Cảm ơn bác nhé!

    Vấn đề là ngoài những thông tin em nêu ra thì không có thông tin gì khác để định tội hay tăng nặng bác ạ.

    VKS xác định cả hai cùng đi giữa tâm đường (em đã nêu điểm va chạm ở giữa tâm đường, ngoài ra không xác định lỗi nào khác ngoài lỗi "cả 2 không đi sát lề bên phải"), người chết thì thôi còn người sống phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế thôi bác!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #407700   25/11/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Cảm ơn bác nhé!

    Vấn đề là ngoài những thông tin em nêu ra thì không có thông tin gì khác để định tội hay tăng nặng bác ạ.

    VKS xác định cả hai cùng đi giữa tâm đường (em đã nêu điểm va chạm ở giữa tâm đường, ngoài ra không xác định lỗi nào khác ngoài lỗi "cả 2 không đi sát lề bên phải"), người chết thì thôi còn người sống phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thế thôi bác!

    Cái này còn phải xem khám nghiệm hiện trường thế nào. Phần lớn vụ giao thông thường là do lỗi hỗn hợp: Ví dụ về tốc độ, quan sát, quy tắc về vượt đường, điều khiển xe tại đường ko có phân làn.

    Anh nên nghiên cứu thêm các quy định của luật giao thông đường bộ về quy tắc giao thông đường bộ nữa.

    Nếu họ đã khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử thường là đã xác định được lỗi rồi. Chứ ít ông nào dám đánh liều truy cứu TNHS do vấn đề ABC khi không xác định được lỗi đâu ạ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (25/11/2015) Unjustice (25/11/2015)
  • #407679   25/11/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Dear nguyenkhanhchinh,

    - Đầu tiên, trước khi triển khai tiếp thì phải khẳng định lại một lần nữa (cho chắc chắn) là không có tình tiết gì khác, nhất là tình tiết bất lợi cho ông Nhân.

    - Với mô tả như bạn nêu thì sẽ hợp lý khi cho rằng, ông Nhân đã đánh tay lái hướng xe về bên trái trước thời điểm tai nạn hoặc ngay sau khi thấy ông Bàng lách sang phần đường của ông Nhân. Lý do: Nếu không phải như vậy thì xe ông Nhân không thể trượt và cày trên đường 5m. 

     

    Kết luận: Chỉ với những tình tiết bạn nêu thì không có căn cứ xác định lỗi của ông Nhân nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của ông này.

     

    Note:  

    - Với thực trạng như hiện nay thì việc xác định chính xác vị trí xảy ra tai nạn (gần như là tọa độ) giữa tim đường (2,5m mỗi bên) là rất khó thuyết phục. Tuy nhiên, kể cả chấp nhận kết luận này thì cũng không phải là căn cứ buộc tội ông Nhân.

    - Một tình tiết chắc chắn trong hồ sơ vụ án (biên bản hiện trường) phải có và bạn có thể tham khảo được là: vị trí cuối cùng của 02 xe.

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (25/11/2015)
  • #407715   25/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Cảm ơn anh Nghị và Vân Anh nhé!

    Đây là vụ án mà em nghĩ sẽ xuất hiện nhiều, trước đây cũng có vụ án tương tự đã truy tố xét xử. Lỗi của bị can được cho là không đi sát lề bên phải và gây hậu quả nghiêm trọng.

    Hai xe sau va chạm đều ngã nghiêng về bên phải theo hướng người lái, và trượt dài theo chiều đi của mình với khoảng cách như trên.

    Dù biết là lỗi hỗn hợp, nhưng xác định lỗi chính thì quá khó Vân Anh ạ :(

    Em cũng có ý tưởng lập luận như anh Nghị là do ông Bàng lách trái để tránh xe đi ngược chiều, việc đánh tay lái sang trái sẽ tạo ra một góc độ nhất định trong khi xe anh Nhân đang đi thẳng dẫn đến va chạm, nếu lập luận thế này thì ông Bàng mới là người va chạm vào xe anh Nhân chứ không phải ngược lại. 

    Hiện giờ cả CA, VKS và TA đều cho rằng anh Nhân có lỗi là: không đi sát lề phải và gây hậu quả nghiêm trọng nên cấu thành tội theo Đ 202 BLHS. 

    Xin trao đổi thêm những lập luận gỡ tội và buộc tội ạ. Em khẳng định là không còn tình tiết định tội, định khung nào khác!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #407748   25/11/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


     

    nguyenkhanhchinh viết:

     

    Cảm ơn anh Nghị và Vân Anh nhé!

    Đây là vụ án mà em nghĩ sẽ xuất hiện nhiều, trước đây cũng có vụ án tương tự đã truy tố xét xử. Lỗi của bị can được cho là không đi sát lề bên phải và gây hậu quả nghiêm trọng.

    Hai xe sau va chạm đều ngã nghiêng về bên phải theo hướng người lái, và trượt dài theo chiều đi của mình với khoảng cách như trên.

    Dù biết là lỗi hỗn hợp, nhưng xác định lỗi chính thì quá khó Vân Anh ạ :(

    Em cũng có ý tưởng lập luận như anh Nghị là do ông Bàng lách trái để tránh xe đi ngược chiều, việc đánh tay lái sang trái sẽ tạo ra một góc độ nhất định trong khi xe anh Nhân đang đi thẳng dẫn đến va chạm, nếu lập luận thế này thì ông Bàng mới là người va chạm vào xe anh Nhân chứ không phải ngược lại. 

    Hiện giờ cả CA, VKS và TA đều cho rằng anh Nhân có lỗi là: không đi sát lề phải và gây hậu quả nghiêm trọng nên cấu thành tội theo Đ 202 BLHS. 

    Xin trao đổi thêm những lập luận gỡ tội và buộc tội ạ. Em khẳng định là không còn tình tiết định tội, định khung nào khác!

     

     

    Anh ơi, vụ này cũng ko phải là ko xác định được lỗi chính đâu anh. Phải phân tích hành vi cụ thể đã.

    Ví dụ: Khi ông Bàng này lách trái, khoảng cách khi lách là bao nhiêu? Vận tốc ông đi như thế nào? vận tốc xe ông Nhân. Điểm va chạm nằm ngay giữa đường hay hướng về phía nào?

    Thực tế ra vụ này, do một bên đã chết nên để chứng minh được lỗi thì cũng ko hẳn là dễ. Nhưng để xác định lỗi thì phải xác định được nguyên tắc an toàn giao thông. Người điều khiển có tuân thủ nguyên tắc này ko, và việc vi phạm này có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn hay không?

    Theo Điều 3 TTLT 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-TANDTC-VKSNDTC thì:

    Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

    Về quy tắc an toàn giao thông anh đọc ở Luật giao thông đường bộ để tham khảo. 

    Điều 9. Quy tắc chung

    1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

    Theo em thấy đối với đường 05 m là có vạch nét đứt giữa đường rồi.

    Anh mà muốn bảo vệ ông Nhân thì anh cần phải xác định tại sao ông Nhân lại đi ra tận giữa đường, vì đây là đường hai chiều, tốc độ ông Nhân đi thế nào. khi ông Nhân phát hiện ông Bách vượt lên, ông Nhân có đủ thời gian để xử lý hay ko.

    Quan trọng là, yêu cầu cơ quan điều tra, VKS chỉ rõ ông Nhân vi phạm quy tắc giao thông nào (Điều khoản cụ thể).

    Mà anh để ý xem hồ sơ nó có tìm cái thằng vượt phải ông Bách ko nhé. Nếu hồ sơ mà ko có thằng đó, ko xác minh thì trả hồ sơ về đi. Vì lỗi trong vụ này, cái thằng vượt phải có vẻ có lỗi đấy.

     

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 25/11/2015 03:08:54 CH

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (25/11/2015)
  • #407733   25/11/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Dear Chinh

    - Theo những gì tôi biết cho đến thời điểm này thì chỉ có vi phạm do không đi đúng phần/làn đường chứ làm gì có chuyện không đi "sát lề đường bên phải" (trường hợp gặp xe ưu tiên thì khác). Vấn đề còn lại là ông Nhân có chạy quá tốc độ cho phép không. Mặc dù vậy, nếu ông Nhân chạy quá tốc độ nhưng mức vượt không lớn và/hoặc hành động của ông Bàng gây bất ngờ và/hoặc tình tiết khác thì cũng không đủ cơ sở để buộc tội ông Nhân.

     - Điểm va chạm ngay giữa đường vì vậy hơi có tính khiên cưỡng hoặc khôi hài (có thể do muốn theo hướng buộc tội). Đơn giản nếu ông Nhân không chạy theo kiểu đánh võng thì thông thường người vượt (không xác định được danh tính) sẽ vượt bên phải do còn khoảng cách 2,5m trong khi chưa tính đến phần lề đường.

    - Bài trước tôi nhắc đến xác định vị trí cuối cùng của xe vì: Nếu trượt nghiêng sang trái thì phải bật ra khỏi đường (kể cả lề) vì trượt/cày xa 5 mét và khả năng là không va chạm hoặc có va chạm thì không đáng kể. Nếu là trượt thẳng thì tốc độ phải lớn nhưng không va chạm hoặc va chạm không đáng kể. Nếu trượt/cày thẳng thì lực đâm phải rất lớn (điều này rất ít khả năng vì nhiều lý do). Để kết luận chính xác hơn cũng phải đánh giá trong tương quan với vị trí xe ông Bàng.

    - Để nhận định một cách toàn diện thì việc nắm rõ địa hình, địa thế, không gian, thời điểm khi xảy ra va chạm là hết sức quan trọng vì vậy để kết luận thì không nên bỏ qua những yếu tố này.

    KL: Không có lỗi thì không có tội dù thiệt hại bao nhiêu cũng vậy. Nếu nói rằng kết luận điều tra và VKS buộc tội luôn đúng thì trên đời này còn gì để bàn.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (25/11/2015)
  • #407736   25/11/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Dear Chinh

    Đọc kỹ hơn 01 câu của bạn mình có thể khẳng định ông Nhân không có lỗi!

    KLĐT không nói gì về tốc độ của các xe nên coi như họ đi với tốc độ chấp nhận được. Với tốc độ đó, xe ông Nhân trượt/cày kéo dài 5m về bên phải và xe ông Bành cũng trượt 2m về bên phải của mình thì khả năng rất lớn là không va chạm hoặc va chạm không đáng kể (nên xem xét điểm va chạm 2 xe với nhau-nếu có: kiểm tra trên thân xe). Ông Nhân đi giữa đường nghĩa là không vi phạm phần đường của mình và không gây ra chạm, không có hành động bất thường tác động đến việc điều khiển xe của ông Bàng thì không có cơ sở buộc tội ông ấy.

    Bổ sung: Nếu xe ông Nhân đâm xe ông Bàng hoặc xe ông Bàng đâm vào xe ông Nhân thì cả 2 xe phải nằm bên phần đường ông Nhân đang đi. Vì vậy không có vụ đâm giữa hai xe (tuy vậy, vẫn phải kiểm tra lại vết đâm-nếu có, trên thân cả 2 xe). Nếu 2 xe va chạm và dính vào nhau thì không xảy ra tình trạng mỗi xe trượt về 1 hướng với sự trượt, cày kéo dài như vậy. Nếu va vào nhau và bật ra thì tốc độ thường khá lớn.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #407754   25/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Mình vừa mới nhận vụ này và đọc thấy hay hay, nhờ các Luật sư, chuyên gia pháp lý, thẩm phán và KSV tham gia Danluat xem có tội hay không có tội nhé.

    Ngày 26/5/2015, anh Nhân (không có giấy phép lái xe theo quy định) điều khiển xe mô tô đi trên con đường trải nhựa rộng 5m, không có vạch phân tuyến; phía sau anh có 1 xe mô tô khác (không rõ ai) lấn trái vượt lên. Ông Bàng đi ngược chiều thấy có xe lấn trái đi vào phần đường của mình nên lách trái theo chiều đi của mình để tránh, khoảng cách giữa ông Bàng và anh Nhân 8m nên cả hai không kịp tránh nhau dẫn đến va chạm, ông Bàng chết do chấn thương sọ não nặng.

    Biên bản hiện trường xác định điểm va chạm ở tâm lòng đường, cách mỗi bên là 2,5m; xe của anh Nhân trượt cày lên đường 5m, xe ông Bàng trượt trên mặt đường 2m. 

    Cơ quan Công an khởi tố, VKS đã truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án sắp xử.

    Xin hỏi xác định lỗi trong trường hợp này như thế nào? Anh Nhân có bị xử có tội hay không có tội? 

    Cảm ơn mọi người nhiều 

    Chào bạn.

    "Công an khởi tố, VKS đã truy tố" thì đã có kết luận điều tra của công an giao thông; kết luận điều tra của cơ quan điều tra và cáo trạng của viện kiểm sát. Chỉ cần đọc trong đó là biết "xác định lỗi trong trường hợp này như thế nào?" và xem kết luận điều tra và cáo trạng có đúng không sẽ biết là " Anh Nhân có bị xử có tội hay không có tội?" 

    Nếu không đọc hồ sơ thì chỉ còn có cách là xem kết luận điều tra và cáo trạng; Không đọc hồ sơ, không xem kết luận điều tra và cáo trạng thì chỉ có cảm tính thì ít khi chính xác. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (25/11/2015)
  • #407762   25/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Cảm ơn mọi người!

    Em đã đọc toàn bộ hồ sơ (chỉ gần 100 bút lục thôi) và đã đọc lại 2 lần, đường nông thôn không có vạch gì cả, tất nhiên tốc độ thì không có gì để kiểm chứng. Trước khi va chạm không có vết trượt do phanh (thắng) của bất kỳ xe nào. 

    Hồ sơ chỉ có vậy! Nếu cần em sẽ chụp hình cái bản vẽ hiện trường gửi lên, nhưng cũng không cần thiết vì cơ bản anh Nghị đã nhìn ra được nội dung. Cú va chạm không trực diện, vì theo biên bản khám xe thì cả 2 xe đều bị cong bàn đạp bên trái, cong cần số, bể xi nhan bên trái. 

    @ Vân Anh: Về luật và văn bản thì anh cũng đã xem kỹ. Người vượt xe anh Nhân dẫn đến ông Bàng tránh sang trái rồi va chạm với anh Nhân, bên Công an không truy tìm và cũng không thể tìm vì ko biết thông tin gì cả!

    Em xin khẳng định lại là: Cả kết luận điều tra và Cáo trạng đều nêu anh Nhân vi phạm luật giao thông đường bộ, đó là khoản 1 Điều 17: "......hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều chạy của mình". Kết luận là do anh Nhân không giảm tốc độ, không cho xe đi về bên phải theo chiều đi của mình (mà anh Nhân đâu có lấn sang bên kia đâu? và không xác định được có giảm tốc độ hay không?), đồng thời gây hậu quả nghiêm trọng => Cấu thành tội ở Điều 202 BLHS.

    Phân tích của anh Nghị em cảm thấy thuyết phục! 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #407806   26/11/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Cảm ơn mọi người!

    Em đã đọc toàn bộ hồ sơ (chỉ gần 100 bút lục thôi) và đã đọc lại 2 lần, đường nông thôn không có vạch gì cả, tất nhiên tốc độ thì không có gì để kiểm chứng. Trước khi va chạm không có vết trượt do phanh (thắng) của bất kỳ xe nào. 

    Hồ sơ chỉ có vậy! Nếu cần em sẽ chụp hình cái bản vẽ hiện trường gửi lên, nhưng cũng không cần thiết vì cơ bản anh Nghị đã nhìn ra được nội dung. Cú va chạm không trực diện, vì theo biên bản khám xe thì cả 2 xe đều bị cong bàn đạp bên trái, cong cần số, bể xi nhan bên trái. 

    @ Vân Anh: Về luật và văn bản thì anh cũng đã xem kỹ. Người vượt xe anh Nhân dẫn đến ông Bàng tránh sang trái rồi va chạm với anh Nhân, bên Công an không truy tìm và cũng không thể tìm vì ko biết thông tin gì cả!

    Em xin khẳng định lại là: Cả kết luận điều tra và Cáo trạng đều nêu anh Nhân vi phạm luật giao thông đường bộ, đó là khoản 1 Điều 17: "......hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều chạy của mình". Kết luận là do anh Nhân không giảm tốc độ, không cho xe đi về bên phải theo chiều đi của mình (mà anh Nhân đâu có lấn sang bên kia đâu? và không xác định được có giảm tốc độ hay không?), đồng thời gây hậu quả nghiêm trọng => Cấu thành tội ở Điều 202 BLHS.

    Phân tích của anh Nghị em cảm thấy thuyết phục! 

    Với dòng bôi đỏ, em nghĩ anh chỉ cần chứng minh khoảng cách khi ông Bách bắt đầu lách xe đến nơi ông Nhân phát hiện ông Bách vượt xe là có thể bác được cái phần này anh ạ.

    Thường cứ coi như tốc độ mỗi bên là 40km/h đi. Như anh nói ban đầu khoảng cách trước khi hai ông xảy ra va chạm là 8m. Anh tính vận tốc m/s sẽ xác định được thời gian từ khi ông Nhân phát hiện thấy ông Bách lách trái về phía mình đến thời điểm va chạm để xác định ông Nhân có đủ thời gian để phát hiện và điều khiểu xe giảm tốc độ và cho xe đi bên phải hay không. Nếu với chỉ ý này thì chưa đủ để nhận định lỗi. Mà phải khẳng định với lỗi người ta có đủ điều kiện về thời gian để xử lý tình huống bất ngờ này hay không.

    Cứ giả sử vận tốc các bên là 40km/h (vận tốc cho phép), khoảng cách hai xe khi phát hiện ông Bách vượt là 8m thì chưa tới 1s hai xe đã đâm nhau rồi. Cái này ko đủ để các bên xử lý tính huống như bên điều tra và VKS kết luận.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (26/11/2015)
  • #407813   26/11/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào cả nhà

    Ý kiến vừa rồi của anhdv352 hoàn toàn chuẩn xác.

    CĂN CỨ chính để buộc tội là Điều 17.1 như bạn Chinh đã trích và CƠ SỞ chính để vận dụng CĂN CỨ này là "điểm va chạm ngay giữa đường". Không phải bỗng dưng mà ngay từ đầu tôi đã lưu tâm đến "điểm va chạm ngay giữa đường" và gọi là khiên cưỡng hoặc hài hước. Có rất nhiều tình tiết để bác bỏ CƠ SỞ buộc tội và khi không có cơ sở buộc tội thì không thể hoặc không cần thiết viện dẫn căn cứ buộc tội.

    - Muốn xác định được vị trí va chạm (và nhiều chi tiết khác của tai nạn) thì thông thường phải dựng được mô hình hoặc tối thiểu cũng phải mô tả được thực trạng của va chạm. Do đó ít nhất cũng phải biết sức nặng của xe và xe cùng người điều khiển; tốc độ trước va chạm; hướng di chuyển và động tác phản ứng (tạo thành hướng va chạm - hướng của lực tác động); điểm va chạm trên xe; lực va chạm; độ dài xe trượt (đã có); chiều (góc) trượt của xe;... Tuy nhiên, đây là tội danh thuộc thẩm quyền điều tra của công an cấp huyện mà với thực trạng hiện nay thì họ không có điều kiện và cũng không đủ trình độ để đánh giá chính xác. Vì vậy kết luận điểm va chạm ngay giữa đường là việc không tưởng và chỉ nhằm mục đích để viện dẫn được CĂN CỨ mà thôi (dĩ nhiên đây là suy luận của riêng cá nhân tôi).

    - Theo những gì bạn Chinh cho biết cho đến thời điểm này thì có thể dẫn đến kết quả là:

    * Do hai xe trượt ngược nhau và va chạm được bạn Chinh mô tả như vậy thì trước đó xe ông Nhân phải đang đi trên phần đường xe ông Bàng (để khi ngoặt lại thì va chạm ngay vị trí giữa đường). Tuy nhiên, điều này là vô lý vì nếu vậy người vô danh (không xác định được danh tính) không thể cho xe vượt bên trái ông Nhân.

    * Trường hợp xe ông Nhân đang đi giữa đường (vì không phải giữa đường thì dĩ nhiên là ông đang đi đúng - không buộc tội được, và va chạm xảy ra sau khi ông Nhân bẻ lái về bên phải thì phải gần lề đường bên phải hơn) mà để va chạm giữa đường thì trước đó ông Nhân phải đánh xe về trái đường. Tuy nhiên điều này không thực tế vì bên trái đường tại thời điểm đó vướng người vô danh đang vượt. 

    - Như vậy, CƠ SỞ để buộc tội là rất khó trói buộc. Tuy nhiên, theo bạn Chinh mô tả thì nhiều khả năng tốc độ của các xe trước va chạm là khá cao. Để dễ đánh giá hơn, đề nghị bạn Chinh post hình hiện trường tai nạn. Nếu hiện trường tai nạn mà cũng mang các tình tiết không phù hợp thực tế thì coi như không thể buộc tôi người ta được.

    Note:

    Theo tôi, mỗi vụ tai nạn đều có những tình tiết rất khác nhau nên kể cả luật sư thì cũng chẳng có gì phải e ngại dấu nghề khi góp ý những vụ việc như thế này. Đề nghị bạn Chinh có tình tiết gì thì cứ nêu sớm để những người đóng góp ý kiến đỡ công giả định các trường hợp.

    Tôi rất ngại khi có người lý luận theo cách: Đã có tai nạn gây hậu quả thì phải có người chịu trách nhiệm/ Người không xác định được danh tính và người đã chết thì không thể quy trách nhiệm/ Vậy người còn sống buộc phải chịu trách nhiệm/ Để viện dẫn căn cứ thì phải có cơ sở/ Nếu không có cơ sở vững chắc thì phải có cơ sở không vững chắc (mang tính mờ mờ)/.... Thực tế cho thấy những vụ án như vậy, nếu đi theo hướng (xin) giảm nhẹ thì hầu hết những người tham gia đều hài lòng. Tuy nhiên, lại cũng khá dễ khi theo hướng vô tội vì trọng tâm là CƠ SỞ buộc tội và đây là điểm hết sức yếu (dĩ nhiên là theo các quy định pháp luật liên quan). 

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (26/11/2015)
  • #407839   26/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Theo mô tả thì cả 2 xe đều chạy giữa sát "tim đường", chứng tỏ không đi đúng làn đường dành cho xe Mô tô ( sát lề bên phải nếu không có vạch kẻ đường) nên lỗi quá rõ ràng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (26/11/2015)
  • #407848   26/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Các lập luận của bác hungmaiusa hiện đang là cách lập luận chính để buộc tội, vì anh Nhân có lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình nên mới dẫn đến va chạm, thực tế cũng đã xử nhiều vụ tương tự. Ở đây là phải đi về bên phải theo chiều đi của mình, chứ không phải đi đúng phần đường của mình. Sự thực thì mình cũng đang đi theo hướng này để xác định lỗi của anh Nhân và xây dựng hướng lập luận. 

    Mình cũng đang hướng đến khả năng "tình huống bất ngờ", nhưng chưa biết lập luận sao cho thuyết phục. Bởi khoảng cách 8m là không xa, nhưng có đủ thời gian hay không? Trước khi có người vượt lên thì bị cáo có quan sát phía trước có ông Bàng đang đi ngược chiều không? Tốc độ của các bên thế nào? Đây là một trong một số điểm mà phía CA và VKS chưa điều tra được. Riêng cái tốc độ thì bó tay rồi, chỉ còn hỏi bị cáo và người làm chứng thôi, mà cũng ở cái gọi là "khoảng xyz km/h".

    Các bác có cao kiến gì thì hô hấp giúp em nhé, không là em "cứ thế mà làm" thì nguy !

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #407870   26/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Mình vừa mới nhận vụ này và đọc thấy hay hay, nhờ các Luật sư, chuyên gia pháp lý, thẩm phán và KSV tham gia Danluat xem có tội hay không có tội nhé.

    Ngày 26/5/2015, anh Nhân (không có giấy phép lái xe theo quy định) điều khiển xe mô tô đi trên con đường trải nhựa rộng 5m, không có vạch phân tuyến; phía sau anh có 1 xe mô tô khác (không rõ ai) lấn trái vượt lên. Ông Bàng đi ngược chiều thấy có xe lấn trái đi vào phần đường của mình nên lách trái theo chiều đi của mình để tránh, khoảng cách giữa ông Bàng và anh Nhân 8m nên cả hai không kịp tránh nhau dẫn đến va chạm, ông Bàng chết do chấn thương sọ não nặng.

    Biên bản hiện trường xác định điểm va chạm ở tâm lòng đường, cách mỗi bên là 2,5m; xe của anh Nhân trượt cày lên đường 5m, xe ông Bàng trượt trên mặt đường 2m. 

    Cơ quan Công an khởi tố, VKS đã truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án sắp xử.

    Xin hỏi xác định lỗi trong trường hợp này như thế nào? Anh Nhân có bị xử có tội hay không có tội? 

    Cảm ơn mọi người nhiều 

    Chào bạn nguyenkhanhchinh.

    Tôi thấy tình tiết:

    "Ông Bàng đi ngược chiều thấy có xe lấn trái đi vào phần đường của mình nên lách trái theo chiều đi của mình để tránh,"

    Là không phù hợp với thực tế, trong tình huống như vậy thì 100% phải lách về bên phải phía phần đường an toàn cho mình chứ không ai lại phản ứng bất thường như vậy; trừ trường hợp say rượu hoặc tư sát.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #407874   26/11/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Không phải say rượu hay tự sát đâu bác, có lý mà!

    Đường hẹp 5m, mỗi bên 2,5m, anh Nhân đi gần giữa đường thì người sau khi vượt lên phải lấn sang trái đi vào phần đường ngược chiều, với tốc độ nhanh thì khi gặp ông Bàng đi ngược lại, người vượt này sẽ không kịp bẻ lái về phải và đi vào luôn mé lề phải của ông Bàng, phản xạ tự nhiên của ông Bàng khi thấy xe đi về hướng đó thì lách trái tránh là bình thường, phản xạ đi xe ai cũng thế. Nhưng ông Bàng vừa lách trái thì gặp ngay anh Nhân đang đi thẳng tới....

    Vụ này mình xác định có lỗi của anh Nhân rồi, mặc dù phía bị hại cũng có lỗi, nhưng anh Nhân gây thiệt hại nghiêm trọng nên bị xử lý hình sự là phù hợp. Trừ khi chứng minh được yêu tố bất ngờ, mình đã trao đổi với nhiều Thẩm phán nhưng họ đều nói không có bất ngờ.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #407892   27/11/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Không phải say rượu hay tự sát đâu bác, có lý mà!

    Đường hẹp 5m, mỗi bên 2,5m, anh Nhân đi gần giữa đường thì người sau khi vượt lên phải lấn sang trái đi vào phần đường ngược chiều, với tốc độ nhanh thì khi gặp ông Bàng đi ngược lại, người vượt này sẽ không kịp bẻ lái về phải và đi vào luôn mé lề phải của ông Bàng, phản xạ tự nhiên của ông Bàng khi thấy xe đi về hướng đó thì lách trái tránh là bình thường, phản xạ đi xe ai cũng thế. Nhưng ông Bàng vừa lách trái thì gặp ngay anh Nhân đang đi thẳng tới....

    Vụ này mình xác định có lỗi của anh Nhân rồi, mặc dù phía bị hại cũng có lỗi, nhưng anh Nhân gây thiệt hại nghiêm trọng nên bị xử lý hình sự là phù hợp. Trừ khi chứng minh được yêu tố bất ngờ, mình đã trao đổi với nhiều Thẩm phán nhưng họ đều nói không có bất ngờ.

    Anh ơi, trường hợp này ko phải xác định chắc chắn lỗi của anh Nhân đâu. Anh làm bên tòa mà xác định có lỗi chắc chắn vậy thì ko ổn lắm đâu. 

    Nếu em hỏi lại anh "Thế nào là đi bên phải theo chiều đi của mình? Quy định nào quy định bên phải theo chiều đi của mình là phải đi sát mép đường? Quy định nào quy định đường không phân làn xe thì xe mô tô phải đi bên phải sát mép đường theo chiều đi của mình?"Anh trả lời được ko?

    Đường rộng 05 mét, nếu đi vô trời tối, đường liên thôn, xóm, theo thói quen người ta sẽ đi tránh mép đường mà thường đi vào giữa. Có thể xác định vị trí đi của anh Nhân là cách mép đường tầm 2m. Pháp luật chỉ nói phải đi về bên phải theo phần đường của mình. Mà ở đây ko chia làn đường. Không có quy định nào cấm người ta đi vào giữa đường theo phần đường của mình cả.

    Ngoài ra, như em nói, việc ông Bàng đột ngột lấn sang phần đường bên trái, nếu anh Nhân đang đi khu vực giữa đường thì với khoảng cách 8m như trên, anh Nhân hoàn toàn ko thể kịp xử lý. Vì với thời gian vài giây là đã đâm rồi. 

    Lỗi ở đây phần nhiều về ông Bàng, ko thể hoàn toàn của anh Nhân. Hơn nữa, ko thể bắt anh Nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của ông Bàng được.

    Việc định tội anh Nhân theo như anh nói thì mang tính chất chủ quan quá. Vì ko phân tích được lỗi của người phạm tội cũng như cơ chế đi để đánh giá nguyên nhân. Em xin lỗi nhưng vụ này truy tố anh Nhân có vẻ ko ổn chút nào.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (08/12/2015)
  • #407903   27/11/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    1/ "Biên bản hiện trường xác định điểm va chạm ở tâm lòng đường, cách mỗi bên là 2,5m; xe của anh Nhân trượt cày lên đường 5m, xe ông Bàng trượt trên mặt đường 2m." (24/11/2015)

    2/ "Hai xe sau va chạm đều ngã nghiêng về bên phải theo hướng người lái, và trượt dài theo chiều đi của mình với khoảng cách như trên." (25/11/2015)

    3/ "Cú va chạm không trực diện, vì theo biên bản khám xe thì cả 2 xe đều bị cong bàn đạp bên trái, cong cần số, bể xi nhan bên trái." (25/11/2015)

    4/ "...anh Nhân đi gần giữa đường thì người sau khi vượt lên phải lấn sang trái đi vào phần đường ngược chiều, với tốc độ nhanh thì khi gặp ông Bàng đi ngược lại, người vượt này sẽ không kịp bẻ lái về phải và đi vào luôn mé lề phải của ông Bàng, phản xạ tự nhiên của ông Bàng khi thấy xe đi về hướng đó thì lách trái tránh là bình thường, phản xạ đi xe ai cũng thế. Nhưng ông Bàng vừa lách trái thì gặp ngay anh Nhân đang đi thẳng tới...." (27/11/2015)

    Bạn Chinh là người duy nhất ở đây trực tiếp nghiên cứu hồ sơ nên cũng là người có đầy đủ thông tin nhất. Qua những nội dung bạn Chinh nêu và tôi trích dẫn ơ trên có thể rút ra:

    1/ Có lẽ bạn Chinh đang là người buộc tội.

    2/ Lập luận buộc tội dĩ nhiên không ổn chút nào (như tôi đã phân tích trong các bài trước). Ở đây có thể bổ sung thêm:

    - Bạn Chinh đã khẳng định là không va chạm trực tiếp và nhưng sau đó lại nói "ông Bàng vừa lách qua (trái) thì gặp ngay xe ông Nhân đi thẳng tới". Với tình hướng này thì xe ông Nhân sẽ đâm vào xe ông Bàng và không thể có hiện tượng 1 số chi tiết bên trái mỗi xe bị hư hại nên mô tả này là mâu thuẫn nhau.

    - Bạn Chinh đã kể: Trước khi va chạm ông Nhân đang đi giữa đường. Hai xe va chạm nhau vào phía trái của cả 02 xe có nghĩa ông Nhân đánh tay lái vào phía phải rồi mới va chạm. Suy ra, điểm va chạm không thể nào giữa tim đường (như KLĐT). Và, hiển nhiên không phải lỗi của ông Nhân. 

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (08/12/2015)
  • #407962   27/11/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    "Thế nào là đi bên phải theo chiều đi của mình? Quy định nào quy định bên phải theo chiều đi của mình là phải đi sát mép đường? Quy định nào quy định đường không phân làn xe thì xe mô tô phải đi bên phải sát mép đường theo chiều đi của mình?"

                      Bó tay.com

      Bó tay.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 27/11/2015 06:49:41 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (08/12/2015)
  • #408108   30/11/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

    "Thế nào là đi bên phải theo chiều đi của mình? Quy định nào quy định bên phải theo chiều đi của mình là phải đi sát mép đường? Quy định nào quy định đường không phân làn xe thì xe mô tô phải đi bên phải sát mép đường theo chiều đi của mình?"

                      Bó tay.com

      Bó tay.

     

     

    Chào bạn!

    Tôi sẵn lòng trao đổi với bạn về vấn đề này.

    Không rõ bạn có ý kiến phản bác gì, nhưng quan điểm của tôi khi buộc tội là nếu quy định rõ ràng thì tôi áp dụng quy định đó. Nếu quy định ko rõ ràng gây bất lợi cho người phạm tội thì tôi không áp dụng.Đó cũng chính là nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

    Mặt khác, với vụ việc trên, đây có thể coi là đường liên thôn, xã huyện. Chiều rộng mặt đường là 5m, tức chia đều là 2,5m mỗi bên. Đường không có ranh giới, không phân làn. Người điều khiển phương tiện giao thông điều khiển trên nguyên tắc an toàn giao thông. Việc người ta đi giữa đường cũng chưa hẳn đã là sai. Thậm chí, nếu đường đó có vạch nét đứt phân làn đường, người ta đi sang phần đường bên trái, qua vạch nét đứt cũng chưa chắc đã là vi phạm quy định định. vậy nên, nếu chỉ khẳng định việc" ko đi bên phải theo chiều đi của mình " là vi phạm quy tắc an toàn giao thông thì có vẻ mang tính chất chủ quan. Khi làm luật, ko thể mang ý chí chủ quan. Đó chính là lý do vì sao các luật phải có hướng dẫn thi hành là điều vậy. Chỉ những quy định nào rõ ràng, ko cần hướng dẫn thì mới không có hướng dẫn. 

    Nếu bạn đưa ra được đầy đủ nội hàm khái niệm "Đi bên phải theo chiều đi của mình" theo quy định của pháp luật thì tôi sẽ tiếp thu vào vốn kiến thức và kinh nghiệm của tôi.

    Ngay cả thực tế, chúng tôi có trường hợp hai xe tải đâm nhau. Một xe đi từ trên dốc xuống, một xe đi từ dưới dốc lên. Chiếc xe tải đi từ trên xuống đánh lái sang trái đâm vào chiếc xe tải đi từ dưới dốc lên. chúng tôi cũng không thể đánh giá lỗi của lái xe tải kia là đi không đúng phần đường, làn đường (đây là đường có giải phân cách chứ không phải đường ko có giải phân cách như tình huống mà anh Chinh nêu). Bởi việc đánh lái sang trái của lái xe là cần thiết để tranh thiệt hại khác lớn hơn. Mà chỉ có thể xác định lỗi ko làm chủ tốc độ (dù tốc độ là chỉ là 37km/h). 

    Ví dụ: Theo luật GTĐB quy định: khi bị tạm giữ giấy phép lái xe thì coi như ko có giấy phép lái xe khi điều khiển cũng không thể hiểu đơn thuần là cứ bị giữ giấy phép lái xe mà vẫn tham gia giao thông là coi như trường hợp ko có giấy phép. Vì đơn giản, cái này cần có hướng dẫn.

    Nếu bạn về thôn quê, ở loại đường chiều rộng chỉ có 5m bạn sẽ thấy người ta đi như thế nào. Và cách đi như vậy có hợp lý hay không. 

    Đã làm luật thì ko phải áp đặt ý chí chủ quan là được, khi đã có tranh luận về quan điểm điều luật thì cần có hướng dẫn để áp dụng cách hiểu thống nhất. 

    Buộc tội người khác thì dễ, gỡ tội mới khó. Kết tội một người nếu ko chính xác sẽ phá hỏng cả cuộc đời người ta chứ không chỉ đơn thuần sai là xin lỗi được. Đặc biệt các vụ giao thông thì càng phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

    Dear anh Chinh!

    anh nghiên cứu kỹ cái TT 09/2013 ấy, phải xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn mới truy cứu được. mà nguyên nhân trực tiếp ở đây, theo như anh nói về tình thuống thì là do ông kia đột ngột đánh lái chứ ko phải do ông Nhân ko đi bên phải theo chiều đi của mình. 

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 30/11/2015 09:47:44 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (08/12/2015)