nguyenkhanhchinh viết:
anhdv352 viết:
Quan trọng là dù xác định là lỗi ko đi bên phải theo chiều đi của mình thì nó cũng ko phải là lỗi trực tiếp gây ra tai nạn.
Chỉ có lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn thì mới truy cứu được tội Điều 202 thôi a.
Ví dụ: đi xe lỗi ko gương, ko đèn, ko bằng lái những các lỗi đó ko phải là nguyên nhân gây ra tai nạn thì cũng ko thể xử lý hình sự người ta được.
Anh Nhân trực tiếp va chạm với xe ông Bàng dẫn đến ông Bàng chết mà em! Nếu xác định anh Nhân có lỗi không đi đúng quy định thì truy cứu được chứ.
Không đâu anh ơi. Hai xe đâm nhau thì chắc chắn là trực tiếp va chạm rồi. Nhưng Trực tiếp va chạm ko có nghĩa là lỗi của người này là nguyên nhân trực tiếp đâu a.
Giả sử, nếu ông Bàng ko đột ngột chuyển hướng, anh Nhân vẫn đi đường theo đúng tốt độ, ko lấn sang phần đường đối diện thì làm sao xảy ra tai nạn. Việc ông Bàng đột ngột chuyển hướng làm anh Nhân ko kịp xử lý mới chính là nguyên nhân trực tiếp.
Trong tội giao thông đường bộ, cái quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân trực tiếp. Nếu anh ko xác định được nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn thì rất dễ xảy ra oan, sai.
Trong nhận định là "ko đi về bên phải theo chiều đi của mình" chứ ko phải nguyên nhân là "Lấn đường".
Điểm va chạm là giữa đường thì cần xác định, anh Nhân có lấn hẳn sang nửa phần đường của xe ngược chiều hay ko.
Việc đường ko có dải phân cách, nhưng anh Nhân vẫn đi bên nửa phần đường còn lại của mình, chỉ là ko đi về phía bên phải (theo sát mép đường) như mọi người nhận thức thì nếu ông Bàng đi đúng bên nửa phần đường của mình, chắc chắn ko thể xảy ra vi phạm.
Như em đã nói phần trên, anh phải phân tích được cơ chế va chạm, điểm va chạm, vận tốc của các bên thế nào, khoảng cách từ thời điểm anh Nhân phát hiện ông Bàng đột ngột chuyển hướng đến khi va chạm.
Điểm mấu chốt trong vụ án này chính là cái thằng vượt bên phải làm ông Bàng lách qua trái đâm vào anh Nhân. Nhưng vi các anh ko thể xác định danh tính của người đó, trong khi ko có nhân chứng xác nhận được là thực tế có người đó hay ko thì phải xác định là ko có người đó nếu chỉ dựa vào lời khai của một bên.
Còn một điều nữa về quy định giảm tốc độ. Khi ông Bàng chuyển hướng xe chạy hoặc cho xe sau vượt, tránh xe ngược chiều thì ông Bàng phải có nghĩa vụ giảm tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm, có thể dừng lại một cách an toàn. Nhưng ông Bàng đã ko làm vậy mà vẫn điều khiển xe dẫn đến ko làm chủ tình huống như trên.
Còn đối với anh Nhân, nếu anh Nhân vẫn đi trên nửa phần đường của mình thì chỉ cần anh Nhân làm chủ được tốc độ để xử lý an toàn. Nhưng cái làm chủ tốc độ này ko bao gồm tình huống bất ngờ nhé. Việc ông Bàng đột ngột đi xe ra giữa phần đường làm cho anh Nhân ko kịp xử lý thì có thể coi là tình huống bất ngờ rồi.
Đó là quan điểm của em khi phân tích lỗi trong trường hợp này. Do ko biết hồ sơ vụ việc cụ thể thế nào nên có thể quan điểm của em ko phù hợp với tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Anh nên nghiên cứu kỹ vấn đề lỗi, nguyên nhân trực tiếp thì mới xử lý chính xác được.
Quan điểm của em vẫn là: Xử lý một người có tội thì dễ, nhưng chứng minh người đó vô tội thì ko phải đơn giản. Kết tội thì dễ, gỡ tội mới khó. Khi kết tội cần cân nhắc rằng có thể 01 sai lầm của cơ quan tố tụng cũng làm hỏng cả 01 cuộc đời, cả 01 gia đình. Vậy nên nếu còn quan điểm trái chiều mà ko có căn cứ để minh chứng quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai thì nên theo quan điểm có lợi cho người phạm tội.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!