Chào anhminhhh!
Tôi đánh giá cao sự tìm tòi học hỏi những thiếu sót trong quy định pháp luật của bạn. Nhưng, không phải bất kể cái gì cũng phải quy định trong luật một cách rõ ràng, chi tiết. Nếu cái gì cũng bê vào luật như thế thì tôi nghĩ cái bộ luật của ta ko chỉ dày vài chục tờ đâu mà có khi lên tới vài trăm tờ cũng nên.
Bạn đã bao giờ thấy có sự mặc cả về nghĩa vụ của công dân với nhà nước chưa? Đã nói đến nghĩa vụ là việc bạn phải làm. Còn cái điều kiện để bạn thực hiện được nghĩa vụ đó người ta sẽ đánh giá dựa trên hoàn cảnh khách quan quy định.
Ví dụ: Cơ quan điều tra triệu tập người làm chứng lên để lấy lời khai. Nếu do trở ngại đường xa, mưa gió không thể đi được thì người đó phải thông báo với cơ quan điều tra để hoãn thời gian triệu tập theo dự kiến. Nhưng nếu người đó cố tình không đến theo giấy triệu tập thì chắc chắc sẽ bị "dẫn giải" theo quy định của pháp luật. Còn đối với trường hợp vì hoàn cảnh kinh tế không thể đi được (không đủ tiền, tài chính để đi) thì buộc cơ quan điều tra phải trả chi phí đi lại cho người làm chứng. Thực tế, nếu cơ quan điều tra không trả chi phí thì có 01 trong 02 cách là 01 đến tận nơi lấy lời khai, 02 là đi dẫn giải. Dù sao thì vẫn phải trả tiền đề người đó đi lại, làm chứng. Cái đó là hợp lý.
Nhưng với trường hợp của bạn nêu trên. Việc cung cấp tài liệu, chứng cứ xét về hoàn cảnh không gây khó khăn, trở ngại gì cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Việc tập đoàn lấy lý do phải trả chi phí cho hoạt động cung cấp chứng cứ và đưa ra những lý do trên là vô lý và không có cơ sở pháp lý.
Chế tài của việc từ chối không giao nộp tài liệu chứng cứ chính là Điều 308 BLHS. Bạn cũng biết là cái "lý do chính đáng" ở đây à cơ quan điều tra sẽ xem xét mà. ![](http://danluat.thuvienphapluat.vn/ckeditor/smiley/1.gif)
Cái bạn được học là lý thuyết, còn cái bạn cần học là thực tế. Cái thực tế mới là cái quan trọng, giúp ích cho công việc các bạn sau này. Đừng nghĩ rằng lý thuyết là thế nên thực tế làm cũng thế. Có những cái luật không quy định, thực tế vẫn làm nhưng đó chưa hẳn là sai. Còn có những cái không phải cứ không cấm là được làm đâu bạn ạ.
Nên nhớ, đối với ngay cả các tập đoàn viễn thông. Dù có luật quy định về tính bảo mật thông tin của khách hàng. Nhưng nếu cơ quan điều tra yêu cầu, họ vẫn phải có nghĩa vụ cung cấp theo quy định của pháp luật.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!