Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #512166 14/01/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Mới đây, Công an TP.HCM đã báo cáo Bộ Công an về việc quản lý, huấn luyện “hiệp sĩ đường phố” hoạt động như mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận.

    TheoTrung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.HCM lý giải rằng: “Chúng tôi rất quan tâm đến lực lượng này, trong đó có bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; định hướng, động viên, khuyến khích họ hoạt động theo mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương. Quan trọng là đảm bảo an toàn cho họ về tính mạng sức khỏe; huấn luyện để họ trở thành “cánh tay nối dài”, “tai mắt” - những cộng sự tích cực của lực lượng công an. Nhưng họ phải tuân thủ pháp luật. Chúng tôi mong ước, mỗi công dân là mỗi chiến sĩ công an”.

    Nói về tính “hai mặt” của “hiệp sĩ đường phố”, trung tướng Lê Đông Phong dẫn ra những trường hợp chính các “hiệp sĩ” bị “gài” để rồi có thể dính vào tội “cưỡng đoạt tài sản” vì thiếu kiến thức pháp luật. Bên cạnh việc bắt nhầm, một số vụ việc bắt đúng nhưng xử lý không tốt gây ra hậu quả chết người.

    Trung tướng Phong cũng cho rằng: “Xem các nhóm hiệp sĩ như mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận vì chúng ta có dịch vụ công ty bảo vệ. Trên cơ sở này mới có tư cách pháp lý để công an đào tạo họ và cho phép họ sử dụng một số công cụ hỗ trợ nhất định”. Công an TP cũng khuyến cáo, người tham gia mô hình “hiệp sĩ đường phố” cần phải xác định đây là công việc nguy hiểm và phải có những giới hạn. Người tham gia cần hiểu về quyền, pháp lý và năng lực của mình ở nhiều vụ việc tới đâu là dừng và phải báo công an, có sự hiện diện của công an.

     

    Vậy, nên hay không nên tổ chức chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận?

    Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều xoay quay chuyện có nên duy trì biệt đội hiệp sĩ đường phố để tham gia bắt giữ, phòng chống tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn trật tự cho người dân.

    Tuy rằng, hành động hỗ trợ lực lượng công an trấn áp tội phạm của người dân khi có điều kiện trong trường phát hiện tội phạm quả tang đã được ghi nhận tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

    Bắt người phạm tội quả tang

    1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
    2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    Nhưng… điều đáng lưu ý trong khía cạnh khi xây dựng đội ngũ “Hiệp sĩ thành phố” thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhận thì dường như NGHĨA VỤ trấn áp tội phạm của công an, chính quyền đã được giao lại cho một tổ chức phi lợi nhuận “gánh thay nghĩa vụ”.

    Có 02 luồng quan điểm xoay quanh vấn đề này, theo đó:

    QUAN ĐIỂM THỨ NHẤT: KHÔNG NÊN

    Chúng ta không thể phủ nhận được rằng các mô hình đội quân “hiệp sĩ đường phố” này đã có những đóng góp tích cực nhất định nào đó trong công cuộc hỗ trợ lực lượng Công an bắt giữ tội phạm, bảo vệ an toàn, an ninh trật tự cho người dân.

    Tuy nhiên, Công an nhân dân mới chính là lực lượng nòng cốt, lực lượng trọng tâm trong công cuộc bảo vệ an ninh, trật tự xã hội và trấn áp tội phạm. Bởi vì họ là lực lượng mang quyền lực nhà nước, được giao nhiệm vụ này và điều đó cũng đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý liên quan.

    Mình cũng xin nói đến vấn đề có nhiều bạn chỉ trích, chửi rủa lực lượng công an với những lời nói đại loại như: Khi hiệp sĩ bắt cướp thì lực lượng Công an lại ở đâu? Tại sao Công an không phát hiện để trấn áp kịp thời được như những người hiệp sĩ? Điều này thể hiện sự kém cỏi, bất lực của lực lượng Công an Việt Nam…Các bạn nên biết, thường thì những người hiệp sĩ đường phố thường làm công việc lưu động như: xe ôm, chở hàng nên dễ dàng phát hiện và truy bắt tội phạm ở mọi địa bàn; còn Công an nhân dân về nguyên tắc sẽ phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang… theo địa bàn mà mình quản lý. Vậy chả lẽ chúng ta phải thiết lập “1 công an kèm 1 người dân” để theo dõi và kịp thời phát hiện, bắt giữ tội phạm à? Điều này là không thể và cũng sẽ không bao giờ làm được. Mặc dù thế, chúng ta vẫn cần nghiêm khắc nhìn nhận những thiếu sót trong công tác phòng, chống tội phạm của lực lượng công an nhân dân hiện nay và tổ chức này cần có kế hoạch, biệp pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm trong thời gian tới, đặc biệt đối với những khu vực nhiễu loan, ngày càng “bành trướng” nhiều nạn trộm cắp, cướp giật, các tệ nạn xã hội,…

    Mặt khác, dù là mang danh nghĩa "hiệp sĩ đường phố" của tổ chức phi lợi nhuận nhưng xuất phát điểm họ vẫn là dân thường nên khi xảy ra tình huống không hay, không ai mong muốn cả như việc: gây thương tích hay thậm chí gây chết người trong khi tiến hành trấn áp, bắt giữ tội phạm thì họ vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật với tư cách như bất cứ một công dân bình thường nào chứ không phải với tư cách là “người thi hành công vụ”. Chính bởi vậy, khi xem xét trách nhiệm họ cũng không được coi là thi hành công vụ và cũng sẽ không thể nào được xem xét miễn trách nhiệm với tư cách người thi hành công vụ nếu trong trường hợp cho phép được.

    Vậy, câu hỏi đặt ra là khi đưa “hiệp sĩ đường phố” vào hoạt động chính danh thì họ được hưởng quyền lợi như thế nào, ngoài chuyện được trang bị thêm công cụ, huyến luyện thêm nghiệp vụ hỗ trợ công an trấn áp tội phạm???


    QUAN ĐIỂM THỨ HAINÊN

    Những người theo quan điểm này lại cho rằng: Khi cục diện tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ngày càng đáng lo ngại, phức tạp, rối ren vô cùng như hiện nay thì lực lượng Công an nhân dân còn mỏng, trang thiết bị còn thiếu và công tác tổ chức chưa thực sự  bao quát được toàn diện địa phương. Do đó, dù luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng rõ ràng những tình hình tội phạm thì tôi vẫn tồn tại rất nhiều. Bởi vậy, trong bối cảnh như thế, những thanh niên khỏe mạnh đã tự nguyện tập hợp với nhau cùng làm việc nghĩa hiệp bảo vệ trật tự trị an là điều nên làm, đây sẽ là là cánh tay nối dài của lực lượng Công an. Và lực lượng hiệp sĩ này sẽ góp phần giải quyết được kịp thời, nhanh chóng việc trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tài sản cho người dân xung quanh. Và điều quan trọng là họ đã tự nguyện hành động, xuất phát từ chính tấm lòng trượng nghĩa, sự hy sinh cao cả cho mục đích chung, vì cộng đồng và vì mọi người xung quanh, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Cho nên, chúng ta cần tôn trọng quyết định của họ và ghi nhận những đóng góp lớn lao họ đã là, sẽ làm và có thể làm.

    Ngoài ra, việc đề xuất quy các “hiệp sĩ đường phố ở thành phố” về một mối, như mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là hợp lý. Vì khi trở thành thành viên hoặc người lao động của doanh nghiệp (DN) xã hội thì ít nhất các hiệp sĩ được chính danh làm việc, có khoản thu nhập hợp pháp; quan trọng là được trang bị công cụ hỗ trợ và được đào tạo, huấn luyện bài bản, chuyên nghiệp hơn.

    Công ty dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận có thể áp dụng theo mô hình DN xã hội theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, Điều 10 của Luật doanh nghiệp 2014 quy định DN xã hội phải đáp ứng các tiêu chí: mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DN để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

    Nghĩa vụ của DN xã hội là phải duy trì mục tiêu và điều kiện như trên trong suốt quá trình hoạt động. Về quyền, được huy động, nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, DN, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức khác của VN và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của DN...

    Như vậy, sau khi thành lập công ty dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận, cơ quan công an có thể ký thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ, như: hỗ trợ huấn luyện, đào tạo... để hiệp sĩ hoạt động bài bản hơn, có hiệu quả hơn.


    Quan điểm của các thành viên Dân luật nghĩ sao về đề xuất này!?

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 14/01/2019 11:47:20 SA
     
    4402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512174   14/01/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình thì việc để những hiệp sĩ đường phố được chính danh làm việc như một dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là điều khá hay, thứ nhất việc này sẽ giải quyêt được bài toán làm hiệp sĩ tự phát và chỉ biết một số thứ cơ bản của việc phòng chống tội phạm và chưa có nghiệp vụ chuyên nghiệp, xử lý tình huống. Thứ hai, việc này sẽ đảm bảo được sự an toàn và thuận lợi về vấn đề lợi ích cho các thành viên cộng thêm được tổ chức và làm việc bài bản và có huấn luyện. Như vật điều này là dễ dàng hơn cho việc các hiệp sĩ đường phố tự phát như hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #513821   16/02/2019

    Mình thấy quy định các “hiệp sĩ đường phố ở thành phố” về một mối, như mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là hợp lý. Như vậy, sẽ giải quyết được 01 lượng tội phạm đáng kể mà công an, cảnh sát nhân dân không giải quyết được. Ngoài ra, việc tập hợp các hiệp sĩ lại thành một đầu mối sẽ giúp việc huấn luyện và làm việc bài bản hơn so với các hiệp sĩ tự phát.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #515993   29/03/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Với quan điểm của cá nhân thì mình nghĩ việc để các “Hiệp sĩ đường phố” tập hợp lại hình thành lên một tổ chức dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là điều hợp lý. Việc này sẽ giúp các hiếp sĩ mạnh dạn hành nghề hơn, ít dạng tự phát và đặc biệt là khi đã thống nhất về một tổ chức thì dễ quản lý và trang bị cho họ những kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống tội phạm, qua đó nâng cao được hiệu quả hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #515997   30/03/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy hoạt động mô hình hiệp sĩ, hoạt động trên tinh thần nghĩa hiệp, cứu giúp người khó khăn, bắt những kẻ xấu giao cho cơ quan chức năng. Hiện nay, mô hình này không nằm dưới diện quản lý của bất kỳ cơ quan chức năng nào? Những hiệp sĩ thậm chí còn không được trang bị những công cụ hỗ trợ để chiến đấu và phòng thân. Do đó mình thấy tổ chức chính danh "Hiệp sĩ đường phố" thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận giúp cho mô hình này được hợp thức hóa. Để cho lực lượng chức năng có thể đào tạo, trang bị và hỗ trợ cho mô hình Hiệp sĩ đường phố.

     
    Báo quản trị |  
  • #516008   30/03/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mô hình này cũng rất khó thực hiện lắm. Thứ nhất, bởi vì những người này là người dân bình thường, họ không được trao cho bất kỳ nhiệm vụ nào nên khi thực hiện "nhiệm vụ" không có ai bảo vê. Thư hai, nếu họ hành động nhưng lỡ gây thương tích, thiệt hại cho người có hành vi vi phạm hoặc người khác thì họ phải đứng ra tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #516022   30/03/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (932)
    Số điểm: 7840
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Việc tập hợp các hiệp sĩ đường phố thành một tổ chức dịch vụ phi lợi nhuận là hợp lý. Để họ vừa có cơ quan quản lý, vừa hoạt động mạnh dạn hơn, được trang bị kĩ năng bắt cướp nhiều hơn, tránh những mất mát đáng tiếc khi bắt tội phạm như trường hợp của các hiệp sĩ bắt cướp xe SH, người bị thương, người ra đi như vừa qua

     
    Báo quản trị |  
  • #516030   30/03/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Tình cảnh chung của các nhóm "hiệp sĩ đường phố". Họ làm đủ ngành nghề, không trải qua một trường lớp đào tạo nào nhưng vì muốn làm việc giúp người, có máu liều nên những thành viên này đã thầm lặng phá hàng trăm vụ cướp giật trên đường phố. Hàng ngày, họ chia thành nhiều tốp “tuần tra” trên các tuyến đường, địa bàn trọng điểm nạn cướp giật. Khi phát hiện đối tượng khả nghi, họ có mặt bắt quả tang và giao cho công an xử lý. Cuộc sống khó khăn, tự bỏ tiền hoạt động, bữa cơm hiếm khi đủ mặt gia đình, nhưng với những "hiệp sĩ", niềm vui của họ chính là góp phần giữ gìn trật tự, an toàn cho xã hội. Nhưng không may nếu các anh bị thương, hoặc hơn hết là hi sinh thì ai sẽ bảo vệ các anh?
     
    Báo quản trị |  
  • #516031   30/03/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Tất nhiên là nên vì việc tập hợp các hiệp sĩ lại và thành lập hiệp hội phi lợi nhuận để bảo vệ mọi người là chính đáng, vì nơi đây họ được bảo vệ, được học tập các phương pháp để bảo vệ bản thân và phương pháp phòng chống tội phạm một cách bài bản và không tự phát như trước, bên cạnh đó họ cũng có thể có quyền được sử dụng một  số loại vũ khí phòng vệ và trấn áp tội phạm, bảo vệ cho mọi người

     
    Báo quản trị |  
  • #516297   31/03/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (498)
    Số điểm: 9030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình nghĩ là nên công nhận công việc của họ và cần phải có các chính sách cần thiết để hỗ trợ họ làm tốt công việc của mình. Đây là công việc có ích cho xã hội nên chúng ta cần hoan nghênh và tạo điều kiện tốt nhất để cho những "Hiệp sĩ đường phố" có thể yên tâm làm việc như trang bị cho họ những trang thiết bị bảo hộ cần thiết, có chính sách hỗ trợ như trợ cấp, bảo hiểm phù hợp với tính chất công việc của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #517517   30/04/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1974)
    Số điểm: 13283
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 254 lần


    Theo mình thấy thì cái gì nó cũng có hai mặt của nó. Việc chính danh đội ngũ trên sẽ giúp địa phương có thêm lực lượng gìn giữ an ninh trực tự, đảm bảo đời sống an toàn cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, khi làm như vậy thì việc tổ chức đơn vị đó như thế nào, trực thuộc cơ quan nào, do an quản lý,... Đa phần hiện tại các hiệp sĩ lại hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tự do thời gian,...

     
    Báo quản trị |  
  • #524772   31/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi thấy vấn đề này rất hay, vì hiện nay tình trạng cướp giật diễn ra ngày càng phổ biến, mà cơ quan chức năng lại không có nhiều thời gian để túc trực ngoài đường để canh chừng, do việc thành lập các đội hiệp sĩ đường phố chính danh nhằm mục đích phi lợi nhuận là một bước đi rất hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #524912   01/08/2019

    Tập hợp những hiệp sĩ này lại và thành lập hiệp hội phi lợi nhuận là rất hay và hợp lý. Những rắc rối hoặc gặp phải cướp giật của người dân luôn rình rập xung quanh và không phải cơ quan lực lượng chức năng sẽ có mặt liền để giải quyết nên khi có những "hiệp sĩ đường phố" cũng góp phần nào giúp đỡ những người gặp khó khăn trên đường. Thêm vào đó họ làm việc này với tinh thần tự nguyện, vì lòng yêu thương người với nhau và muốn giúp đỡ người khác. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579743   27/01/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1162)
    Số điểm: 8450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Vấn đề này công an địa phương đã nói và khuyến cáo, người tham gia mô hình “hiệp sĩ đường phố” cần phải xác định đây là công việc nguy hiểm và phải có những giới hạn. Người tham gia cần hiểu về quyền, pháp lý và năng lực của mình ở nhiều vụ việc tới đâu là dừng và phải báo công an, có sự hiện diện của công an.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580145   30/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Theo mình thì không nên, vì người thường dù được huấn luyện trong thời gian ngắn thì khả năng phán đoán, năng lực chống trả, nhận thức pháp luật, tuân thủ pháp luật cũng không thể đảm bảo được. Trong trường hợp đang họ đang truy bắt tội phạm nhưng do không có chuyên môn cao dẫn đến người phạm tội chết hay gây ra những thiệt hại đối với người ngoài một cách không cần thiết thi từ hiệp sĩ lại biến thành tội phạm

     
    Báo quản trị |  
  • #584000   11/05/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả,
     
    Chúng ta không thể phủ nhận được rằng các mô hình đội quân “hiệp sĩ đường phố” này đã có những đóng góp tích cực nhất định nào đó trong công cuộc hỗ trợ lực lượng Công an bắt giữ tội phạm, bảo vệ an toàn, an ninh trật tự cho người dân.
     
    Tuy nhiên, Công an nhân dân mới chính là lực lượng nòng cốt, lực lượng trọng tâm trong công cuộc bảo vệ an ninh, trật tự xã hội và trấn áp tội phạm. Bởi vì họ là lực lượng mang quyền lực nhà nước, được giao nhiệm vụ này và điều đó cũng đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý liên quan.
     
    Báo quản trị |  
  • #584317   28/05/2022

    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. "Hiệp sĩ đường phố" nhiều khi còn tức thời và giải quyết được vấn nạn xã hội nhanh, gọn hơn các "chú" nữa. Nhưng cũng có không ít vụ các "hiệp sĩ" bị lợi dụng. Vì vậy, mình thấy quy định các “hiệp sĩ đường phố” xây dựng thành mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là hợp lý. Vừa có thể tăng năng suất, chất lượng của công việc, vừa có nhiều cơ hội hơn để đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng bài bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #584318   28/05/2022

    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. "Hiệp sĩ đường phố" nhiều khi còn tức thời và giải quyết được vấn nạn xã hội nhanh, gọn hơn các "chú" nữa. Nhưng cũng có không ít vụ các "hiệp sĩ" bị lợi dụng. Vì vậy, mình thấy quy định các “hiệp sĩ đường phố” xây dựng thành mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là hợp lý. Vừa có thể tăng năng suất, chất lượng của công việc, vừa có nhiều cơ hội hơn để đào tạo kiến thức, huấn luyện kỹ năng bài bản.

     
    Báo quản trị |  
  • #584350   28/05/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Một khi tham gia truy bắt tội phạm, không chỉ có lòng nhiệt huyết là đủ mà "hiệp sĩ đường phố" phải được trang bị kiến thức về pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống để tự bảo vệ mình, bảo vệ cả người xung quanh; bảo đảm các chứng cứ, dấu vết về tội phạm nhằm phục vụ công tác điều tra của cơ quan chức năng.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #584796   31/05/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1974)
    Số điểm: 13283
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 254 lần


    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Theo quan điểm của mình thì khi xem là dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận là một điều rất tốt và đúng đắn. Việc hợp thức hóa các nhóm hiệp sĩ đường phố giúp họ có cơ sở để tổ chức và hoạt động một cách chính quy, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, việc dùng khái niệm "dịch vụ bảo vệ" liệu có phù hợp không?

     
    Báo quản trị |  
  • #585022   31/05/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chính danh “Hiệp sĩ đường phố' thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận – Nên hay không?

    Ở TPHCM cũng xuất hiện nhiều hiệp sỹ đường phố tự phát, bởi vì họ muốn giúp đỡ, bảo vệ con người, chính nghĩa. Nhưng do chưa được đào tạo, huấn luyện, trang bị đầy đủ để có thể thực hiện nhiệm vụ, nên có xảy ra các vụ việc hiệp sỹ bắt cướp bị đâm trúng, tử vong,.. Do vậy mình thấy lập hiệp sỹ đường phố thành dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận có ý nghĩa khá hay

     

     
    Báo quản trị |