Câu 2: Khi nghe câu hỏi của bạn, tôi chỉ nghĩ đơn giản các thành viên khác không phải trong số 49 thành viên còn lại hiện tại trong công ty, họ không có quan hệ gì với nhau. Tuy nhiên, để có thể thỏa mãn trường hợp của bạn thì các thành viên khác này phải thuộc một tổ chức, mà nếu họ đã trong một tổ chức rồi thì không có gì đơn giản, còn nếu họ chưa phải trong một tổ chức thì việc tập hợp lại thành một tổ chức hợp pháp rồi mua lại phần vốn góp của 1 trong 50 thành viên đó thì có lẽ không đáng phải làm vậy? Như khi bạn sử dụng cụm từ "nhóm thành viên khác" thì tôi cho rằng, những thành viên này phải có mối quan hệ nhất định từ trước, tức là họ đã là thành viên của một tổ chức và họ mua lại phần vốn góp của 1 trong 50 thành viên công ty TNHH kia với tư cách của "tổ chức" chứ không phải với tư cách "các thành viên của tổ chức".
Câu 1 : Các bạn lưu ý quy định về kết thúc thời hạn theo điều 153 bộ luật dân sự.
Câu trả lời này của anh
ntdieu với trường hợp ở câu 1 thì thời hiệu chưa hết vào thời điểm nộp đơn khởi kiện bởi theo hợp đồng thì ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là ngày 2/1/2010 (ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền chậm nhất là 1/1/2010). Căn cứ khoản 2, Điều 152, BLDS 2005 thì ngày tính thời hiệu khởi kiện là ngày 3/1/2010 nên ngày kết thúc thời hiệu sẽ là ngày 3/1/2012 theo khoản 4, ĐIều 153, BLDS 2005. Như vậy, nộp đơn vào ngày 3/1/2012 thì vẫn hoàn toàn được chấp nhận mà không cần giải thích gì nhiều. Tuy nhiên, chắc đây không phải là cách giải quyết mà thầy giáo của chủ topic muốn mọi người áp dụng :))
*Note: Tôi có đọc một bài chia sẻ của bạn (một số bài đầu tiên hay gì đó) thấy bạn "hơi xem thường" việc phải trích dẫn căn cứ pháp luật. Chúng ta cùng một lò ra nên tôi cũng từng như bạn, cách các thầy cô dạy là hiểu bản chất vấn đề chứ văn bản QPPL là thứ yếu bởi dù "luật có thay đổi về mặt hình thức nhưng phần cốt lõi của nó thì không đổi". Nếu so sánh, qua giáo trình hai trường là thấy, giáo trình khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội thường nghiên cứu sâu về bản chất, những vấn đề mang tính chung nhất còn giáo trình Đại học luật phân tích quy định của pháp luật rất chi tiết. Học như vậy có cái hay cũng có cái dở bởi sau này có hành nghề luật sư, bạn không trích dẫn được căn cứ pháp lý thì có nói hay đến đâu cũng không thuyết phục được người khác. Do vậy, ngay từ bây giờ bạn nên chú ý việc phân tích vấn đề kết hợp đưa ra những căn cứ pháp luật liên quan làm cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình. Không biết, khoa mình dạo này có "ra lò" được giáo trình nào mới không ?
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 12/02/2012 08:29:40 CH
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.