Bị tước quyền nuôi con chỉ vì LÀM CÔNG NHÂN VỆ SINH?

Chủ đề   RSS   
  • #109231 09/06/2011

    nguyenlong505

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 890
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 13 lần


    Bị tước quyền nuôi con chỉ vì LÀM CÔNG NHÂN VỆ SINH?


    Trong 1 phiên toà mới đây ngày 21/5/2009 tại quận 7, TPHCM, một phụ nữ đã bị tước quyền nuôi con CHỈ VÌ CHỊ ẤY LÀ CÔNG NHÂN VỆ SINH!

    Giữa năm 2007, khi ly hôn, hai bên tự thoả thuận rằng giao quyền nuôi dưỡng đứa con cho chị ấy, và người chồng hứa sẽ cấp dưỡng 300.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, người chồng không hề đưa 1 đồng cắc nào. Ấy vậy mà, khi anh ta đâm đơn gửi toà mới đây để xin thay đổi quyền nuôi con, toà đã dựa vào những căn cứ “miệng” của anh ta, cùng các nhân chứng cũng nói bằng "miệng" nốt mà không có bất kỳ một chứng cứ xác đáng nào để chứng minh "cái cửa miệng của họ nói là đúng", rồi toà ung dung ra phán quyết để một người mẹ xa con phải khóc ròng...

    Có hay chăng những bênh vực quá đáng và những khuất tất từ một bản án quá bất công này? Mời bạn hãy xem câu chuyện dưới đây, và suy gẫm…

    ***

    "Trong hai năm qua, những lúc bé ốm đau, bệnh tật thì anh ấy ở đâu? Chẳng lẽ, tôi làm công nhân vệ sinh thì không có quyền làm mẹ sao?". Bức xúc của chị Nguyễn Thị Lan (Q.7) cũng là của đa số người dự khán phiên tòa xét xử thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại tòa án Q.7. Một câu hỏi lớn đặt ra: liệu có điều gì khuất tất trong phiên tòa này?

    Sáng 21/5, TAND Q.7, TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ kiện "Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn" giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Thuận (SN 1980 ở P.10, Q. Gò Vấp) và bị đơn là chị Nguyễn Thị Lan (SN 1979 ở P. Bình Thuận, Q.7). Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên án: giao bé Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 2003, cho anh Thuận nuôi dưỡng.

    Ngay sau bản án được tuyên, chị Lan đã òa khóc, cho rằng bản án không công bằng. Bức xúc của chị được những người dự khán phiên tòa đồng cảm, chia sẻ.

    Chị Lan và anh Thuận kết hôn năm 2003, đến giữa năm 2007 thì cả hai thuận tình ly hôn. Hai bên thỏa thuận, chị Lan được quyền nuôi con và anh Thuận trợ cấp 300.000đ/tháng. Tuy nhiên, sau đó anh Thuận không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Để có tiền nuôi con, chị Lan đã nhận trông coi nhà vệ sinh công cộng tại BV Từ Dũ từ 7g sáng đến 9g tối. Hàng ngày, 6g30 chị thức dậy đưa con đi học rồi đi làm. Đến 4g, chị đón con và đưa bé đi học chữ. Sau đó, chị rước bé về chỗ làm (có một phòng riêng sinh hoạt) để bé nghỉ ngơi, xem hoạt hình và 9g hai mẹ con cùng về nhà.

    Theo chị Lan, suốt hai năm chị nuôi bé Trí, anh Thuận không một lần đến thăm. Dù vậy, mỗi cuối tuần (chiều thứ sáu) chị Lan đều cho con về nhà nội chơi. Nhưng ngày 21/11/2008, khi chị đến rước con thì gia đình anh Thuận không cho. Chị Lan đã đến nhà anh Thuận nhiều lần và làm đơn gửi chính quyền địa phương, cơ quan thi hành án để xin thi hành án giao con, nhưng vẫn chưa được nhận con.

    Anh Thuận cũng gửi đơn ra tòa án xin thay đổi quyền nuôi con. Anh cho rằng, chị Lan không đủ điều kiện nuôi con, do chị sống nhà thuê; hay chở bé Trí đi chơi đến 11-12g khuya, cho bé nghỉ ngơi trong khu nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tại phiên xử, chị Lan đã chứng minh: thu nhập của chị một tháng là 4,5 triệu đồng (chưa kể thu nhập mua bán bánh, kẹo, thuốc lá...), chị đủ điều kiện lo cuộc sống của hai mẹ con. Thậm chí, chị còn mướn người phụ việc để có nhiều thời gian dành cho con hơn.

    Nhưng những minh chứng của người mẹ đã bị tòa bác, còn lời khai, yêu cầu của anh Thuận lại được chấp nhận, dù có phần vô lý. Cụ thể, anh Thuận cho rằng chị Lan thường xuyên đi xem đua xe với người yêu và chở bé Trí theo. Anh đưa ra bốn nhân chứng, nói rằng thấy chị Lan đi chơi nhưng không hề có chứng cứ rõ ràng hay xác định ngày tháng. Vậy mà, đây được xem là một trong những lý do để tòa tước quyền nuôi con của chị Lan. HĐXX còn "hợp thức hóa" lời khai này bằng nhận định: điều này (việc chị Lan đưa con đi chơi khuya) phù hợp với lời khai của chị Lan ngay tại phiên tòa: khi vào cuối tuần đi rước con về, chị ghé công viên cho con chơi đến 9g30!

    Tòa cũng cho rằng, theo hợp đồng lao động, chị Lan phải làm việc từ 5g đến 21g, nên không đủ thời gian chăm sóc con. Dù trên thực tế, chị có thuê người phụ việc và chính chị đưa con đi học. Trong khi anh Thuận khai vừa mua bán cơm tấm, vừa làm tài xế - nhưng tòa không hề hỏi xem anh làm việc một ngày bao nhiêu giờ, có thời gian để chăm con? (Chị Lan cho rằng anh Thuận đi suốt, giao phó con cho ông bà nội. Còn bà nội cũng phải mua bán từ 4g chiều đến tối). Ngoài ra, còn một lý do tòa chấp thuận yêu cầu của anh Thuận là vì chính quyền địa phương (P.10, Q.Gò Vấp) đã xác nhận anh Thuận có nghề nghiệp ổn định, gia đình khá giả, chăm sóc con tốt và cháu bé đang đi học ở nhóm trẻ gia đình, cuộc sống ổn định. Để công bằng và thuyết phục, tại sao tòa chỉ yêu cầu xác minh phía gia đình anh Thuận, mà không yêu cầu chính quyền địa phương nơi chị Lan sinh sống, xác minh xem chị chăm sóc con tốt không, có ngược đãi, bỏ rơi con không?

    Trong phần xét hỏi, thẩm phán Lê Thanh Phong - chủ tọa phiên tòa hỏi chị Lan: "Anh chị đều cho rằng mình thương con, vì con. Và chị nói trước đây anh Thuận không làm tròn vai trò người cha. Vậy bây giờ chị có thể cho anh Thuận một cơ hội để làm người cha tốt?". Tại sao tòa không đặt câu hỏi đó với anh Thuận?

    Điều 93, Luật Hôn nhân - Gia đình 2000 quy định: "Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên". Ở đây, anh Thuận không có chứng cứ rõ ràng chứng minh chị Lan nuôi con không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và chị Lan chẳng những không ngăn cản, mà còn tạo điều kiện cho nhà nội thăm nuôi theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, từ lúc gia đình anh Thuận bắt giữ bé Trí, đã không những không cho chị Lan đến thăm mà còn chửi mắng, đánh đập khi chị đến xin phép đón con về ăn tết vào ngày 15/1/2009. Tại sao tòa lại không đề cập đến những chi tiết này?

    Chị Lan bức xúc: "Tòa đã xử ép tôi, toàn hỏi những điều có lợi cho anh Thuận. Nếu anh Thuận thương con, trong hai năm tôi nuôi con, những lúc bé ốm đau, bệnh tật thì anh ấy đang ở đâu? Có biết nỗi khổ của một người mẹ một mình nuôi con? Chẳng lẽ, tôi làm công nhân vệ sinh, ở nhà thuê thì không có quyền làm mẹ sao?". Bức xúc của chị Lan cũng là của đa số những người dự khán hôm đó. Một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây: liệu có điều gì khuất tất trong phiên tòa này?

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 10/06/2011 12:31:33 SA

    những lối đi vĩ đại luôn được khởi đầu bằng những bước đi nhỏ...!

     
    6851 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenlong505 vì bài viết hữu ích
    trantrinhtuananh (22/06/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #109247   09/06/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Cái này thì nhìn lại sự thật thôi,

    Tôi không đồng ý với quyết định này.

    Làm vệ sinh thì chẳng lẽ không nuôi con được sao?

    Vậy bao năm qua sự chu cấp “ bằng cửa miệng” của người cha đã nuôi lớn con sao?

    Không có sự cố gắng và tình thương yêu của người mẹ “ làm vệ sinh” kia thì  có đúa con dể cho người đàn ông kia hôm nay tranh giành không?

    Người vợ đau xót vì sự đối xử tàn tệ của chồng.

    Đau thương vì công việc

    Đau xót trong cô don, không một cột trụ để dựa, chỉ có mỗi đứa con là nguồn an ủi duy nhất và toàn vẹn nhất, vì thế bà mẹ đã hi sinh tất cả, không cần sự giả dối của người chồng vô lương tâm

    Vậy mà giờ đây lại rắp tâm chia cách tình mẫu tử mà bấy lâu nay bà mẹ hi sinh tất cả để giữ gìn.

    Tôi không hiểu tại sao đạo lí cơ bản ấy của con người lại bị cái lỗ miệng vô căn cứ kia vùi dập, đau thương thay lại được quyết định bởi những người làm chủ công lí.

    Cần xem xét lại, cần xem xét lại

     

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #109289   10/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


        Chào các bạn,
        Đối với vấn đề này, tôi không bàn đến bản án và cách thức xét xử ở Tòa án. Bởi vì vấn đề đó các bạn Dân Luật chúng ta thừa sức hiểu biết để đánh giá. Tôi chỉ bàn đến vấn đề về sự quan tâm đến cả hai đấng sinh thành đối với con trẻ. Và đây cũng là một vấn đề lớn trong các bản án ly hôn và cách hành xử sau ly hôn ở nước ta hiện nay.
        Hãy giả sử rằng, bạn là người có bố mẹ ly hôn. Bạn đã lớn ở một mức độ nhất định để có thể nhận thức được các vấn đề xung quanh bạn. Bạn có vui không khi mà ba mẹ của bạn cứ cãi nhau, cay cú với nhau vì giành nuôi bạn. Thực ra, ai nuôi bạn cũng được đúng không. Miễn là dù sống với ai, bạn vẫn được ba mẹ của bạn quan tâm đầy đủ. Họ không thể sống chung, không cho bạn một gia đình toàn vẹn ý nghĩa nhưng vẫn yêu thương chăm sóc bạn. Đó là cái bạn cần chứ không phải là việc ai thắng ai thua ở tòa. 
        Tôi thấy đa số các trường hợp, khi giành nuôi con, những người bố người mẹ dường như mới chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình. Họ coi con họ như là một đồ vật, không biết suy nghĩ, không có cảm xúc, họ muốn nuôi con thì dành nuôi, thế thôi. Nếu thẩm phán xét xử mà không công tâm, cũng hùa theo họ thì người đáng thương nhất trong những vụ án giành nuôi con đó chính là đứa con. 
       

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #109661   11/06/2011

    xthuyen
    xthuyen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2011
    Tổng số bài viết (239)
    Số điểm: 2394
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 94 lần



    và đứa con ấy cóc  cần biết kết quả của tòa án , cũng như không cần biết ai là người sẽ nuôi dạy nó !
    nó chỉ biết.. từ nay ,nó đã mất đi một người cha ,hay mất đi một người mẹ
    nó không biết người nuôi nó vì thương yêu nó, vì tuổi thơ nó , hay chỉ vì trách nhiệm , chỉ vì danh dự , sự thắng thua trong cái sĩ diện xã hội mà họ cho rằng họ cần phải có.
    TẠI SAO ?  TẠI SAO ?   đẻ đựợc nó ra mà không cho nó một hạnh phúc trọn vẹn ...
    xin lỗi các bạn , tôi không phủ nhận tình thương của cha , tình thương yêu của mẹ . Nhưng tôi căm nghét nó :" cái gọi là lợi ích , cái gọi là quyền lợi " còn tương lai của nó đâu , còn cuộc sống hạnh phúc của nó đâu ????????
    liệu ông bố ấy , bà mẹ ấy đã từng hỏi chính bản thân mình chưa? , đã từng nhìn thẳng vào đôi mắt ngây thơ bé nhỏ của nó mà hỏi nó chưa ? tuy rằng nó chưa biết gì để trả lời lại.


    VÌ ĐỜI BUỒN --- TÔI CŨNG BUỒN

    Ôi!! có đôi khi........thèm như gió đi hoang.

    Sống kiếp lang thang không bờ không bến..

     
    Báo quản trị |  
  • #585233   11/06/2022

    Bị tước quyền nuôi con chỉ vì LÀM CÔNG NHÂN VỆ SINH?

    Dù cho ai có quyền nuôi con thì tôi chắc chắn 1 điều rằng: Sẽ có 1 lỗ hổng cực kỳ lớn nơi ngực trái của đứa bé. Thương em.

    Còn về đứa bé sẽ được ai nhận nuôi, việc không cho người mẹ quyền nuôi con chỉ vì "làm công nhân vệ sinh" là chưa thỏa đáng lắm. Vậy mấy năm qua, ai đã nuôi nấng đứa bé? 

     
    Báo quản trị |  
  • #586926   30/06/2022

    yennhi.1
    yennhi.1

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/06/2022
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bị tước quyền nuôi con chỉ vì LÀM CÔNG NHÂN VỆ SINH?

    Hiện tại tôi thấy công việc nào thì cũng nên tôn trọng cả. Nếu không có người làm công việc dọn vệ sinh thì thành phố này chắc sạch được như vậy, với ý thức của đa số mọi người còn vức rác bừa bãi như vậy. Thật vô lý với quyết định như trên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587709   16/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Bị tước quyền nuôi con chỉ vì LÀM CÔNG NHÂN VỆ SINH?

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà tòa án có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của các cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức để ra quyết định không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật lại không quy định nào về trường hợp bị tước quyền nuôi con vì mẹ làm công nhân vệ sinh. 

     
    Báo quản trị |