Bắt buộc DN đối thoại với NLĐ nhưng ai giám sát?

Chủ đề   RSS   
  • #271572 25/06/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bắt buộc DN đối thoại với NLĐ nhưng ai giám sát?

    Vừa qua Chính phủ ban hành Nghị Định 60/2013 hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc trong đó có đề cập đến việc DN mỗi 3 tháng phải thực hiện việc Đối thoại dân chủ tại nơi làm việc với  tổ chức đại diện tập thể NLĐ.

    1. Trách nhiệm của NSDLĐ:

    a) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;

    b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;

    c) Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;

    d) Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

    2. Trách nhiệm của ổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở:

    a) Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    b) Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động;

    c) Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

    Bên cạnh đó hàng năm DN cũng phải tổ chức Hội nghị NLĐ để thảo luận về các vấn đề:

    - Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp;

    - Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;

    - Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
    - Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc...
     
    Ngoài ra DN cũng thể thực hiện các hình thức dân chủ khác bao gồm:
     

    - Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc tại các cuộc họp từ tổ, đội đến toàn doanh nghiệp hoặc tại các cuộc họp chuyên môn của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

    - Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp.

    - Cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, mạng internet hoặc bằng văn bản, các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng người lao động, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

    - Hòm thư góp ý kiến.

    - Tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động, do người sử dụng lao động, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thực hiện.

    - Tự quyết định bằng văn bản.

    - Biểu quyết tại các cuộc họp, hội nghị trong doanh nghiệp.

    - Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

    Mình có 2 thắc mắc về quy định này:

    - Thứ nhất: thực hiện đối thoại và hội nghị NLĐ thì ai sẽ giám sát việc liệu DN có thực hiện hay không và liệu văn bản này có đến tay NLĐ để họ biết được quyền lợi của mình như thế nào?

    - Thứ hai: những hình thức dân chủ khác chỉ mới nêu ra cái tên mà lại còn không rõ ràng:

    Ví dụ: Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp.--> niêm yết cái gì?

               Tự quyết định bằng văn bản.--> quyết định cái gì? mà ai tự quyết?

     
    8183 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #271583   25/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    danusa viết:

    Thứ nhất: thực hiện đối thoại và hội nghị NLĐ thì ai sẽ giám sát việc liệu DN có thực hiện hay không và liệu văn bản này có đến tay NLĐ để họ biết được quyền lợi của mình như thế nào?

    Giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền nên giai cấp này sẽ giám sát luôn, Doanh nghiệp ko dám làm sai lệnh công nhân đâu bạn à!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (25/06/2013)
  • #271601   25/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    phamthanhhuu viết:

    Giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền nên giai cấp này sẽ giám sát luôn, Doanh nghiệp ko dám làm sai lệnh công nhân đâu bạn à!

    Như mình nói đâu phải liệu tất cả công nhân người ta đều biết đến quy định này thì làm sao mà họ giám sát và yêu cầu công ty thực hiện được. Bên cạnh đó cũng chả có chế tài, thì yêu cầu họ làm mà họ không làm thì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #271592   25/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ko hiểu cái quy định này quy định cái gì !? Có tính đến lợi ích của doanh nghiệp hay không !? Hay chỉ khoe mẽ nước ta là nước dân chủ, ở đâu người dân cũng thành chủ !?

    Ông thích quy định dân chủ thì ông quy định đối với tài sản nhà nước thôi. Tài sản tư nhân thì dân chủ cái gì ? Của dân dâu mà dân chủ !?

    Bắt công khai những gì liên quan đến người lao động, do người lao động đóng góp ... thì được, nhưng  lại bắt công khai cả kế hoạch sản xuất kinh doanh và quá trình thực hiện kế hoạch là sao !? Hoàn toàn xâm phạm quyền bí mật thông tin trong kinh doanh của Doanh nghiệp.

    Hơn nữa bắt công khai những thông tin nội bộ của doanh nghiệp mà không có chế tài để người nhận thông tin phải giữ bí mật những thông tin này, vậy họ cung cấp những thông tin này cho đối thủ của doanh nghiệp thì sao ...

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    danusa (25/06/2013) admin (26/06/2013) ntdieu (25/06/2013) anhdv352 (25/06/2013)
  • #271600   25/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    boyluat viết:

    Bắt công khai những gì liên quan đến người lao động, do người lao động đóng góp ... thì được, nhưng  lại bắt công khai cả kế hoạch sản xuất kinh doanh và quá trình thực hiện kế hoạch là sao !? Hoàn toàn xâm phạm quyền bí mật thông tin trong kinh doanh của Doanh nghiệp.

    Hơn nữa bắt công khai những thông tin nội bộ của doanh nghiệp mà không có chế tài để người nhận thông tin phải giữ bí mật những thông tin này, vậy họ cung cấp những thông tin này cho đối thủ của doanh nghiệp thì sao ...

    Đây cũng đúng là một bất cập trong quy định này.

    Việc công khai kế họach sản xuất kinh doanh thì phải có chừng mực như trong chiến lược kinh doanh của công ty cũng được chứ cái gì mà cũng công khai hết thì thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #271720   25/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    @boyluat nói rất đúng.

    Quy định này không hiểu sẽ có lợi cho ai đây. DN chắc chắn là không rồi, họ tốn thời gian và chi phí tổ chức đối thoại, mất thời gian làm việc của nhân viên tham gia buổi đối thoại này.

    Về phía người lao động thì những người "có quan tâm" thì thường thuộc nhóm có chức vụ trong cty, không có buổi đối thoại này thì họ cũng có đủ những thông tin họ cần rồi. Đối với đại đa số người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp thì có được mấy người quan tâm đến những vấn đề mang tính "vĩ mô" của cty đâu. Kêu họ tới họp thì chỉ giúp cho họ được nghỉ mấy tiếng đồng hồ ngồi ngáp, ở trên ai nói gì thì người đó tự nghe :-P

    Theo Gia Cát Dự thì đây sẽ là 1 quy định mang tính hình thức, ứng cử viên tiếp theo cho chủ đề này

    Tổng hợp những quy định “dở khóc dở cười” của pháp luật Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    admin (26/06/2013) danusa (26/06/2013)
  • #271790   26/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thanks ý kiến của anh ntdieu rất nhiều, mà em thấy cái Hội nghị NLĐ liệu nó có giống Hội nghị công đoàn không nhỉ?

    Công ty có 100 nhân viên thì phải có 50 nhân viên tham dự HN---> cái này không biết sao kham nổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #271821   26/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5365 lần


    Thêm 1 ý nữa, nếu 1 cty có dưới 100 người lao động, nhưng có trụ sở làm việc rải rác ở nhiều nơi từ bắc vào nam, bắt buộc phải tổ chức hội nghị toàn thể có phải là ép người quá đáng không nhỉ ?

    Kiểu này có khi cty tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát ở đâu đó rồi gọi đó là "hội nghị người lao động" :|

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    admin (26/06/2013) danusa (26/06/2013)
  • #271863   26/06/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    ntdieu viết:

    Thêm 1 ý nữa, nếu 1 cty có dưới 100 người lao động, nhưng có trụ sở làm việc rải rác ở nhiều nơi từ bắc vào nam, bắt buộc phải tổ chức hội nghị toàn thể có phải là ép người quá đáng không nhỉ ?

    Kiểu này có khi cty tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát ở đâu đó rồi gọi đó là "hội nghị người lao động" :|

    Sao chị Diệu nói đúng thế, công ty mình toàn vậy :|, họp khoảng 30' cho có hình thức vậy mà.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    admin (26/06/2013) danusa (26/06/2013)
  • #271869   26/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Unjustice viết:

     

    ntdieu viết:

     

    Thêm 1 ý nữa, nếu 1 cty có dưới 100 người lao động, nhưng có trụ sở làm việc rải rác ở nhiều nơi từ bắc vào nam, bắt buộc phải tổ chức hội nghị toàn thể có phải là ép người quá đáng không nhỉ ?

    Kiểu này có khi cty tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát ở đâu đó rồi gọi đó là "hội nghị người lao động" :|

    Sao chị Diệu nói đúng thế, công ty mình toàn vậy :|, họp khoảng 30' cho có hình thức vậy mà.

    Cái này thì chắc cho họp trực tuyến :-(, đầu cầu truyền hình các bên gặp nhau thảo luận.

    Coi bộ càng bàn càng thấy cái quy định này chưa có hiệu lực đã sắp chìm rồi...

     
    Báo quản trị |  
  • #387588   12/06/2015

    Nga15
    Nga15

    Sơ sinh


    Tham gia:20/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi ng cho mình hỏi đối thoại tại nơi làm việc bắt buộc tổ chức tại doanh nghiệp là đúng hay sai? Theo cách hiểu của mình thì "nơi làm việc" thì k nhất thiết phải là doanh nghiệp đúng k mọi người?

    Mong được các tiền bối chỉ giáo!

     
    Báo quản trị |  
  • #387705   13/06/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


     Chính xác rồi đó bạn, tại nhà máy hoặc công trường cũng được. Mà nếu tại công trường thì lấy chỗ nào mà đối thoại?

    Điều 10. Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

    1. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

    2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

    a) Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;

    b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;

    c) Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;

    d) Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

    3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

    a) Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    b) Tổ chức bầu các thành viên đại diện cho bên tập thể lao động tham gia đối thoại tại hội nghị người lao động;

    c) Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

     
    Báo quản trị |