Ban hành "Luật từ chức" - nguyên do đâu đến nỗi này?

Chủ đề   RSS   
  • #387998 16/06/2015

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Ban hành "Luật từ chức" - nguyên do đâu đến nỗi này?

    Hôm qua coi trên VN ecconomy tình cờ đọc được bài viết: Cử tri muốn sớm có Luật Từ chức, tự bầu chủ tịch xã bỗng dưng thấy nhột.

    Trong bài viết có một nội dung như sau:

    Đề nghị Quốc hội nghiên cứu soạn thảo ban hành sớm Luật Từ chức, vì thực tế hiện nay một số lãnh đạo không có năng lực quản lý, đảm đương công việc của ngành mình.
     
    Đây là một trong hàng ngàn kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, vừa được Ban Dân nguyện tập hợp trong một văn bản trên 173.000 chữ gửi tới từng vị đại biểu Quốc hội.
     
    Thế là vội lật hết các Luật từ tổ chức chính phủ, quốc hội đến những Nghị định quy định cơ cấu, tổ chức bộ máy của các bộ ngành hình như không hề thấy cái gọi là "từ chức trong đó. Tại sao?
     
    Từ chức là một dạng hành động của người có chức quyền nhằm để làm gì? Để khi thấy mình không xứng đáng với vị trí mình đang đứng thì xin từ nhiệm để nhường cái chỗ đó cho người khác tốt hơn lên đứng.
     
    Hàng ngày, đọc tin tức, thấy ở các nước khác, cứ hễ mà có tai nạn giao thông thì chắc chắn là một trong những vị đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sẽ phải từ chức. Ngay cả đối với một đội bóng đá, khi đội bóng cứ thua một trận hay vài trận quan trọng thì ta lại thấy vị huấn luyện viên đó từ chức.
     
    Thế nhưng tại Việt Nam, hình như cụm từ này hiếm khi được nghe thấy, có phải vì nó vốn không được quy định trong văn bản pháp luật? Hình như ngay cả trong từ điển pháp lý cũng không có.
     
    Từ chức không đồng nghĩa với trốn tránh trách nhiệm, nhưng đồng nghĩa với việc mình là người không xứng đáng nên tốt nhất là nhường vị trí đó cho người khác tốt hơn.
     
    Nhưng khi nào thì cần phải từ chức? Và từ chức vốn là mang tính tự giác hay phải bị ép buộc? 
     
    3144 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/06/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #388007   16/06/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Từ chức thì tất nhiên là phải mang tính tự giác rồi, nhưng ở nước mình, nhiều khi tự giác chỉ là hình thức, không biết được bên trong có bị ép buộc hay không?

    Như cơ chế bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cũng vậy, 3 từ này có ý nghĩa và tính chất khác nhau:

    Miễn nhiệm: Cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộcông chứcvì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.

    Bãi nhiệm: (Chế tài kỷ luật) buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

    Cách chức: Việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

    3 từ trên được xếp theo cấp độ từ nhẹ đến nặng, nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật hoặc đạo đức hoặc không xứng đáng giữ chức vụ đó nhưng được cho miễn nhiệm. Phải chăng quy định này chỉ mang tính hình thức?

     
    Báo quản trị |  
  • #388010   16/06/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình ủng hộ việc này, nhưng làm sao để thực hiện cho có hiệu quả là một bài toán khó

     

     
    Báo quản trị |  
  • #388022   16/06/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Ở nước ngoài các công chức đều qua thi tuyển gắt gao và được trả lương tương xứng với năng lực. Do đó người ta làm việc rất có trách nhiệm, khi có sự cố xảy ra liên quan đến góc độ quản lý thì người ta sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình và xin từ chức. Từ chức ở nước ngoài được xem là văn hoá, mà đã là văn hoá thì không có văn bản pháp luật nào quy định.

    Ở Việt Nam, công chức sống không bằng lương mà chủ yếu sống bằng "bổng, lộc" và quan hệ. Việc thi tuyển công chức cũng được áp dụng nhưng chất lượng đầu vô thì chỉ có "nội bộ" tuyển dụng mới biết (còn nhiêu khê lắm), còn chất lượng làm việc thì...miễn bàn. Để leo lên một vị trí cao trong ngành thì bản thân công chức cũng đã tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức nên khi có sự cố xảy ra thì chẳng ai dại từ chức vì sẽ "lỗ vốn"...

    Vấn đề này cũng đã được đưa ra mổ xẻ nhiều rồi và kết quả cũng chỉ là trên "bàn đối thoại". Thiết nghĩ từ chức xuất phát từ "tâm" nên nếu luật hoá điều này cũng giống như "rô bốt" hoá con người trong xã hội Việt Nam nói riêng và xã hội loài người nói chung.

    Cập nhật bởi khoathads ngày 16/06/2015 10:48:03 SA
     
    Báo quản trị |