Quý vị Unjustice kính mến!
Cảm ơn Quý vị đã phân tích về nhân - quả. Theo chúng tôi hiểu, nhân - như Quý vụ nói - là ý tưởng chiến tranh trong đầu óc kẻ xưng bá ( trường hợp này là người Hán ). Quả - là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của người Nam khi bị đe dọa.
Một triết lý đơn giản!
Nhưng, hiện tượng xã hội phức tạp có tên là quan hệ Việt - Trung, theo thiển ý của chúng tôi, chẳng nên hiểu cách đơn giản.
Quý vị Unjustice đọc kỹ, thì chúng tôi chỉ muốn mượn bài học lịch sử quanh thời điểm 17/2/1979 để lưu tâm về sự thăng tiến của ý nghĩ chiến tranh, từ chỗ tồn tại trong đầu óc một số người, hiển hiện trên diễn đàn công khai ( mà hồi đó chỉ có diễn đàn công khai là đài báo của cả hai bên Trung - Việt ), và sau đó, là cuộc chiến biên giới 1979.
Nếu lúc đó, cả hai Bên bình tĩnh hơn ( chúng tôi nói lại: cả hai Bên ), thì cuộc chiến 1979 là có thể tránh được.
Người Trung Hoa đánh giá: Họ Đặng có công cải cách khai phóng, nhưng có hai tội: Một là dùng xe tăng trấn áp sinh viên ngày Lục Tứ ( 4/6/1989 ) tại Thiên An Môn, và tung quân đánh Việt Nam năm 1979. Họ Đặng cũng hiểu điều đó, nhiều lần ngỏ ý muốn thấy Trung - Việt hữu hảo trở lại trước khi tạ thế.
Trong Trung Nam Hải thời 1979, những người như Dương Thượng Côn, Diệp Kiếm Anh đều có ý phản đối dùng vũ lực với Việt Nam.
Vậy là, ngay trong thời điểm đó, vẫn có cơ hội cho hòa bình. Và chẳng ai chịu tìm hiểu khai thác.
Bây giờ thì ngay ở Trung Quốc, người ta cũng thấy có hai phái: Diều hâu - các tướng quân đội, muốn được chú ý, được đầu tư nhiều hơn để sắm khí cụ, nên làm căng mọi chuyện. Bồ câu - những người làm kinh tế, muốn " trỗi dậy hòa bình ", yên ổn làm ăn. Cư dân mạng bên Hán, nhiều người đả kích sự hung hãn của một số giới chức quân nhân.
Vì vậy, thiển ý của chúng tôi, hiện tại chúng ta nên nói đến việc tìm cơ hội cho hòa bình đã.
Và đó cũng là cách hành xử của chính phủ.
Quý vị Unjustice dường như không để tâm đến khía cạnh khác của người láng giềng phương Bắc của chúng ta, họ không hẳn toàn nghĩ đến chiến tranh.
Chúng tôi thấy các Quý vị ở đây đều am tường, hiểu biết, sự yêu nước của các vị là không thể nghi ngờ, nhưng các Quý vị nói hơi nhiều về chiến tranh, chúng tôi chỉ xin gợi ra chiều suy nghĩ ngược lại.
Quý vị Khongtheyeuemhon nói về người cha của mình lái Mig 21 sẵn sàng cảm tử, ném bom BK ( Bắc Kinh chăng? )
Chúng tôi gồm hai người. Một từng là lính thông tin chiến đấu ở Cao Bằng. Người kia là lính pháo ở Lạng Sơn, có trải vài trận với Quân Giải Phóng. Xin gửi lời cảm kích tới người cha của Quý vị.
Tuy nhiên, chiếc Mig 21 khó lòng bay tới BK thì phải.
Và những câu chuyện tương tự, như là việc Soviet triển khai một hệ thống SS20 ( tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân khủng khiếp nhất lúc đó ) tại Bắc Giang sẵn sàng phóng về phía Bắc, chúng tôi vẫn thường được nghe.
Cũng phải nói với Quý vị Khongtheyeuemhon rằng, thực tế chiến tranh tác động lên tâm lý xã hội là rất phức tạp. Thời 1979, khi nghe thầy cô giáo thông báo về chiến tranh nổ ra, nhiều học sinh cấp III đã đi thẳng ra Ủy ban xã xung phong lên tuyến đầu. Nhưng đến 1984, tại đơn vị của tôi ( người từng là lính thông tin ), đám lính Hà Nội lên Cao Bằng, tay nào tay ấy đều chăm chăm hỏi đường về Hà Nội. Mấy kẻ đào ngũ, ngán thay, không ít đâu.
Đối phương cũng ngán ngẩm chuyện đánh nhau dài ngày. Họ đều là cán binh của mấy trường quân sự của các quân khu bên Trung Quốc, được điều lên đánh với Việt Nam 01 tháng lấy số má. Có vẻ như họ chỉ muốn nhanh chóng hết 01 tháng đó mà toàn mạng về. Việc trước khi bắn pháo sang, họ gọi điện báo là sẽ bắn vào đâu, thời gian bao lâu...là có thật ( để tránh đối phương hiểu là họ muốn đánh thật mà phản kích )
Tóm lại, hãy suy nghĩ cho một nền hòa hiếu thực sự và bền vững. Ai đó cũng đừng bôi bác 16 chữ vàng nữa.
Cập nhật bởi vanphongchuongduong ngày 10/07/2011 10:22:33 CH