Chào bạn hoasengroup,
Thật sự ai cũng biết "Chiến tranh không phải trò đùa". Có chiến tranh tức là có mất mát có đau thương, chẳng ai thích chiến tranh cả trừ bọn lái buôn súng đạn.
Hãy để nó lắng xuống, bạn nói đúng, dân tộc VN đã bao lần vì hòa bình, muốn để tình hình bớt căng thẳng đã phải bỏ qua hoặc chỉ phản đối về mặt ngoại giao các hành động ngang ngược của nhà cầm quyền TQ như bắt ngư dân VN đòi tiền chuộc, bắn vào thuyền đánh cá của ngư dân VN. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng.
Phân tích tình hình bạn sẽ thấy nhu cầu TQ tiến xuống biển Đông đang lớn đến mức nào. Dầu mỏ là một chuyện, nhưng lớn hơn đó là sự trỗi dậy của TQ, mong muốn khẳng định vị thế "đàn anh" của mình trên thế giới, đi kèm với nó là các lợi ích mà nước này muốn có trên đại dương nói chung và biển Đông nói riêng (nhu cầu phân chia lại quyền khai thác lợi ích đối với tài nguyên ở đại dương và quyền kiểm soát đại dương, đã được Mỹ và các nước Tây Âu xác lập từ sau thế chiến thế giới thứ 2). Tiến xuống biển Đông chỉ là bước đi đầu tiên trong quá trình đó.
Chắc bạn còn nhớ bài học lịch sử về chiến tranh thế giới lần thứ 1 và lần thứ 2. Sự trỗi dậy của nước Đức, Ý đi kèm với sự thiếu hụt thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm (do các nước đi trước như Anh, Pháp đã giành lấy) đã khiến cho chủ nghĩa phát xít phát động các cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc nhằm phân chia lại thị trường và lần này lịch sử cũng có thể lập lại.
Tóm lại "cái áo" hiện nay đã quá chật đối với TQ và nhu cầu có một trật tự thế giới mới ở đó TQ phải đóng một vai trò lớn hơn, có lợi ích nhiều hơn là động lực chính để TQ có các hành động gây hấn trên biển Đông của chúng ta, vì đây là nơi TQ thử nghiệm các học thuyết về quân sự cũng như chính trị của mình, trước khi áp dụng rộng rãi ra toàn thế giới.
TQ đã lớn mạnh, không ai phủ nhận điều đó, nhưng TQ có kiểm soát được sức mạnh của mình hay không đó lại là một vấn đề khác.
Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.