10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ

Chủ đề   RSS   
  • #401454 05/10/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ

    Thời gian gần đây, Dân Luật nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ, nào là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ được hưởng những quyền lợi gì, người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng lao động với người lao động đó 02 lần thì có được tiếp tục ký hợp đồng lao động 01 năm không?....

    Rất nhiều câu hỏi liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ. Sau đây, Dân Luật tổng hợp các giải đáp thắc mắc trên.

    Trong bài viết có sử dụng các từ ngữ viết tắt, dưới đây là chú thích:

    - HĐLĐ: Hợp đồng lao động.                             - BHXH: Bảo hiểm xã hội.         

    - NSDLĐ: Người sử dụng lao động.                   - BHYT: Bảo hiểm y tế.

    - NLĐ: Người lao động.                                                 - BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

    - CMND: Chứng minh nhân dân.                         - TNCN: Thu nhập cá nhân.

    1. Thế nào là HĐLĐ thời vụ?

    HĐLĐ thời vụ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    2. NSDLĐ được phép ký kết HĐLĐ thời vụ trong trường hợp nào?

    HĐLĐ thời vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa NSDLĐ và NLĐ là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên, hoặc công việc có thể hoàn thành trong thời hạn 12 tháng.

    Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

    Trường hợp vị phạm, NSDLĐ sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng NLĐ mà họ vi phạm theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    3. NLĐ ký kết HĐLĐ thời vụ được hưởng những ưu đãi gì?

    Khi ký kết HĐLĐ thời vụ, NSDLĐ phải đảm bảo các quyền lợi sau đây cho NLĐ:

    - Được tham gia BHTN kể từ ngày 01/01/2015, do vậy được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đáp ứng các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    - Được tham gia BHXH kể từ ngày 01/01/2016, do vậy cũng được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    - Được bảo vệ quyền lợi chính đáng như không bị đuổi việc vô cớ, được trả lương đúng hạn,riêng với lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, được nghỉ ngơi trong thời gian hành kinh…. theo quy định pháp luật lao động.

    Ngoài ra, khi có xảy ra tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ thì NLĐ có cơ sở để Tòa án giải quyết quyền lợi cho NLĐ.

    4. Trường hợp đã ký kết HĐLĐ thời vụ 02 lần thì có được phép ký tiếp HĐLĐ thời vụ không?

    Pháp luật lao động chưa hạn chế số lần ký kết HĐLĐ thời vụ.

    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, công việc được giao kết HĐLĐ thời vụ phải là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên.

    Giải thích rõ trường hợp này như sau:

    - Nếu công ty ký HĐLĐ thời vụ, sau khi hết hạn HĐLĐ này, 02 bên (NSDLĐ và NLĐ) chấm dứt HĐLĐ. Sau một thời gian, công ty lại ký HĐLĐ thời vụ, thì việc ký kết HĐLĐ này vẫn đúng quy định pháp luật vì công việc đó mang tính chất thời vụ. Và như vậy, việc ký kết HĐLĐ như vậy là đúng quy định, không phụ thuộc vào số lần ký kết.

    - Nếu công ty ký HĐLĐ thời vụ, sau khi hết hạn HĐLĐ này, 02 bên (NSDLĐ và NLĐ) lại tiếp tục ký kết HĐLĐ thời vụ thì như vậy, rõ ràng công việc này không mang tính chất thời vụ nữa, việc ký kết này vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2012.

    5. HĐLĐ thời vụ có bắt buộc phải theo mẫu quy định không? Nếu có thì có mẫu HĐLĐ này được quy định tại văn bản nào?

    Vì HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ với NLĐ nên HĐLĐ không nhất thiết phải theo mẫu quy định.

    Tuy nhiên, HĐLĐ thời vụ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định theo pháp luật về lao động (được đề cập bên dưới).

    Các bạn có thể tham khảo mẫu HĐLĐ thời vụ tại đây.

    6. HĐLĐ cần phải có những nội dung gì?

    Vì HĐLĐ thời vụ là một trong ba loại HĐLĐ do pháp luật lao động quy định nên nội dung của HĐLĐ thời vụ phải đảm bảo có đủ các nội dung sau:

    - Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp.

       + Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên NSDLĐ theo CMND hoặc hộ chiếu được cấp.

       + Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật;

       + Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ theo quy định.

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ.

       + Số CMND hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của NLĐ.

       + Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

       + Văn bản đồng ý việc giao kết HĐLĐ của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

       + Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

       + Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết HĐLĐ.

    - Công việc và địa điểm làm việc.

       + Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện.

       + Địa điểm làm việc của NLĐ: Phạm vi, địa điểm NLĐ làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính NLĐ làm việc.

    - Thời hạn của HĐLĐ.

    Thời gian thực hiện HĐLĐ (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện HĐLĐ.

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

       + Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định.

       + Hình thức trả lương xác định theo quy định

    (Bao gồm trả lương theo thời gian, sản phẩm, theo khoán, hình thức trả lương phải được duy trì trong một thời gian nhất định, nếu có thay đổi phải báo trước cho NLĐ ít nhất 10 ngày.

    Tiền lương được trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng, nếu trả thông qua tài khoản ngân hàng thì giữa NSDLĐ và NLĐ phải thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản)

       + Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định.

    (Đối với NLĐ hưởng lương giờ, ngày, tuần thì lương được trả sau giờ, ngày, tuần làm việc đó hoặc được trả gộp do 02 bên thỏa thuận nhưng ít nhất 15 ngày phải trả gộp 01 lần.

    NLĐ hưởng lương tháng thì được trả lương tháng 01 lần hoặc nửa tháng 01 lần và phải trả ngay trong tháng làm việc.

     NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán thì được trả lương theo thỏa thuận của 02 lên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.)

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương.

    Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận.

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

      + Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ.

      + Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

    Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của NSDLĐ.

    - BHXH, BHYT

        + Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng BHXH, BHTN, BHYT thuộc trách nhiệm của NSDLĐ và của NLĐ theo quy định pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

        + Phương thức đóng, thời gian đóng BHXH, BHTN, BHYT của NSDLĐ và của NLĐ.

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    Quyền, nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    - Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.

    7. Thu nhập của NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

    Vì khoản thu nhập này có tính chất là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công nên thu nhập của NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ vẫn phải chịu thuế TNCN.

    Lưu ý: thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản:

    - Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định pháp luật.

    - Các khoản giảm trừ gia cảnh (Trong đó, khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9 triệu đồng/tháng, cho người thân là 3.6 triệu đồng/tháng)

    - Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

    8. Ký kết HĐLĐ thời vụ có phải trải qua thời gian thử việc không?

    Ký kết HĐLĐ thời vụ không phải thử việc.

    (theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật lao động 2012)

    9. Muốn nghỉ việc trước thời hạn, NLĐ ký kết HĐLĐ thời vụ có phải báo trước cho NSDLĐ không?

    NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ phải báo trước cho NSDLĐ khi nghỉ việc trước thời hạn trong HĐLĐ. Tùy từng trường hợp mà NLĐ phải báo trước thời hạn quy định cho NSDLĐ:

    - Ít nhất 3 ngày làm việc với trường hợp: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ¼  thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với các trường hợp: bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ, được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.

    - Đối với trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì thời hạn phải báo trước cho NSDLĐ tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

    Ngược lại, trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước:

    Ít nhất 03 ngày làm việc

    10. Trong trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động có được hưởng các khoản hỗ trợ nào không?

    Trong trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật lao động 2012.

    - Luật bảo hiểm xã hội 2014

    - Luật việc làm 2013

    - Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

    - Nghị định 65/2013/NĐ-CP.

    - Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    - Nghị định 85/2015/NĐ-CP.

     
    241880 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #452635   26/04/2017

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    @ lienkt1979.

    Chỉ cần điều khoản sau:

    - Thời hạn HĐLĐ: có thời hạn dưới 3 tháng (đối với HĐLĐ phát sinh trong năm 2017) / có thời hạn dưới 1 tháng (đối với HĐLĐ phát sinh từ ngày 01/01/2018 trở đi).

    Ngoài ra không cần điều khoản nào khác.

    Bạn hãy xem điều 2 và 124 Luật BHXH 2014

     
    Báo quản trị |  
  • #452719   28/04/2017

    Bạn có thể xem câu hỏi trước của mình đã được 1 bạn trả lời "bạn xem tại Bộ luật lao động 2012 nhé! " 

    Điều 22. Loại hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #453741   17/05/2017

    Luật sư cho mình hỏi sự việc như sau : tôi đang làm cán bộ địa chính cho 1 xã A, thuộc huyện miền núi ở tỉnh Lạng sơn, đã được hơn 1 tháng, do xã A đã chuyển 1 địa chính đi xã khác làm, nên xã A đã mời tôi đến làm việc cho xã A.( Vừa rồi trên tỉnh có ban hành quyết định không cho các phòng ban chuyên môn,kể cả cấp huyện hợp đồng lao động. như vậy tôi xin hỏi luật sư ai sẽ trả tiền lao động cho tôi, và căn cứ theo pháp lý nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #453949   19/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cảm ơn những chia sẻ về hợp đồng thời vụ của bạn. Đọc bài viết của bạn thì mình lại liên tưởng đến hợp đồng cộng tác mà một số doanh nghiệp, ví dụ như công ty luật ngày xưa mình đi thực tập chẳng hạn. mình chưa hiểu rõ lắm về sự khác biệt giữa hợp đồng cộng tác với hợp đồng thời vụ, hợp đồng lao động. Vì mình thấy có người làm ở công ty đó mấy năm trời nhưng để né tránh việc đóng BHXH thì chủ doanh nghiệp lại cho ký HĐ cộng tác với thời hạn 1 năm, liên tục như vậy. Cho mình xin ý kiến ạ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #454005   20/05/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Sự khác nhau cơ bản giữa HĐ cộng tác và HĐ lao động ở chỗ với HĐ cộng tác thì không được coi là nhân viên của công ty, khác với HĐ lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #470821   14/10/2017

    ngocdung87
    ngocdung87

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Luật sư cho em hỏi. Nếu trong hợp đồng Lđ mình nêu rõ mức lương đó VD: 300.000đ/tháng đã bao gồm BHXH, BHYT, BHTN thì có được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #470847   14/10/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    ngocdung87 viết:

    Luật sư cho em hỏi. Nếu trong hợp đồng Lđ mình nêu rõ mức lương đó VD: 300.000đ/tháng đã bao gồm BHXH, BHYT, BHTN thì có được không?

    Được nha bạn. Trong hợp đồng có thỏa thuận mức lương và mức lương này có thể là mức lương gross hay lương net (lương gross là lương tổng cộng của bạn khi chưa trừ các khoản bảo hiểm, có nghĩa là không phải mức lương thực nhận của bạn vì còn phải lấy số tiền đó trừ đi các khoản BHXH, BHYT, BHTN nữa tất nhiên là chỉ trích ra đóng phần của bạn thôi, còn phân công ty đóng cho nguời lao động thì không được lấy trong khoản này. Lương net là lương bạn thực nhận không cần trừ bất kì khoản bảo hiểm nào nữa vì công ty đã trừ tất cả trước khi trả lương cho bạn rồi). Trường hợp của bạn là thỏa thuận lương Gross ấy ạ, chưa trừ tiền bảo hiểm bạn phải trả.

     
    Báo quản trị |  
  • #470892   14/10/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Bài viết của chủ top rất là hữu ích! Gần đây nhiều Khách hàng của mình cũng thắc mắc về hợp đồng thời vụ nhiều lắm. Nhiều doanh nghiệp bây giờ hay lầm tưởng:

    - Hợp đồng thời vụ là hợp đồng dưới 3 tháng;

    - Ký hợp đồng thời vụ thì mặc định không phải đóng các loại bảo hiểm, do đó Thay vì ký hợp đồng dài hạn thì chia nhỏ thời gian để ký nhiều hợp đồng thời vụ thì có thể né tranh các nghĩa vụ BH .

     

     
    Báo quản trị |  
  • #452611   26/04/2017

    luongmn
    luongmn

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng thời vụ

    Tôi có làm hợp đồng thời vụ 3 tháng nhưng trong hợp đồng tôi tính dưới 3 tháng ( dưới 90 ngày) theo ngày làm việc và trừ đi ngày nghỉ. Như vậy có đúng hay sai.

    Xin trân trọng cảm ơn./.

     
    Báo quản trị |  
  • #484933   14/02/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Hợp đồng mùa vụ có đóng BHXH hay không?

    Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, căn cứ xác định nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc (cũng như BHTN và BHYT) không căn cứ vào loại hợp đồng mà căn cứ vào thời hạn hợp đồng.

    "1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ ngày 01/01/2018)".

    Như vậy, nếu hợp đồng mùa vụ được ký kết từ đủ 01 tháng trở lên thì thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu vi phạm nghĩa vụ trên thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP (sửa đổi khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)


    "Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.

    2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

    b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

    c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

    b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này"

     
    Báo quản trị |  
  • #484934   14/02/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Số lần ký kết hợp đồng thời vụ?

    Hợp đồng lao động thời vụ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.

    Và theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác”.

    Như vậy, Pháp luật lao động của Việt Nam không hạn chế số lần ký kết hợp đồng lao động thời vụ, tuy nhiên khi đã sử dụng loại hợp đồng này, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chứng mình tính "thời vụ", "ngắn hạn" nếu cơ quan thanh tra lao động có yêu cầu.

     Khi hợp đồng thời vụ hết hạn thì có thể ký tiếp hợp đồng thời vụ thêm lần nữa. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần phải lưu ý rằng hợp đồng thời vụ là hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng. Do vậy, tổng các lần ký hợp đồng thời vụ liên tiếp không được vượt quá 12 tháng. Nếu công ty ký các hợp đồng thời vụ liên tiếp nhau mà tổng thời gian lao động vượt quá 12 tháng thì rõ ràng công việc này không mang tính chất thời vụ nữa, việc ký kết này đã vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2012.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động, Khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hết mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết sẽ trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

     

     
    Báo quản trị |