06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

Chủ đề   RSS   
  • #562032 02/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Đặc quyền cho lao động nữ

    Đặc quyền cho lao động nữ - Ảnh minh họa

    Trên tinh thần của Bộ luật lao động 2012, Bộ luật lao động 2019 vẫn giữ nguyên những đặc quyền, ưu tiên cho lao động nữ, nhất là đối với lao động nữ mang thai. Dưới đây là những thay đổi của Bộ luật lao động 2019 đối với một số quyền lợi của lao động nữ.

    1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi mang thai (Điều 156 BLLĐ 2012 và Điều 138 BLLĐ 2019)

    => BLLĐ 2019 quy định thêm về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian này hai bên có thể thỏa thuận dựa trên thời gian do cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

    2. Quyền được ưu tiên ký hợp đồng lao động mới khi hết hạn hợp đồng trong thời kỳ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Đây là quy định mới tại Khoản 3 Điều 137 BLLĐ 2019 so với Điều 155 BLLĐ 2012)

    3. Tăng thời gian và mở rộng đối tượng lao động nữ được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ lao động (Khoản 2 Điều  137 BLLĐ 2019 so với Khoản 2 Điều 155 BLLĐ 2012)

    => Ở Bộ luật lao động hiện hành, quy định chỉ cho phép lao động nữ được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt thời gian lao động trong thời gian từ tháng thứ 7 đến khi sinh con, sang đến Bộ luật mới, thời gian này kéo dài từ khi mang thai cho đến khi con đủ 12 tháng tuổi.

    Ngoài ra, tại BLLĐ 2012 chỉ quy định lao động nữ làm "công việc nặng nhọc" mới được hưởng quyền như trên, tuy nhiên sắp tới phạm vi công việc này sẽ được mở rộng thành:  "lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai"

    4. Lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. (Đây là quy định mới tại Khoản 5 Điều 139 BLLĐ 2019 so với Điều 157 BLLĐ 2012)

    => Đây là hai đối tượng mới được đưa vào những chính sách cho người lao động nữ sau khi đã có quy định hợp pháp việc mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó kể cả khi không phải là người trực tiếp mang thai nhưng nhờ người khác mang thai hộ thì vẫn sẽ được hưởng chế độ khi con được sinh ra.

    5. Không bị thay đổi quyền, lợi ích khi quay trở lại làm việc sau thai sản (Đây là quy định mới tại điều 140 BLLĐ 2019 so với Điều 158 BLLĐ 2012)

    => Hiện nay quy định pháp luật đảm bảo việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản chỉ nhắc đến việc người lao động được bảo đảm việc làm cũ khi quay trở lại mà không nhắc đến việc lương thưởng, lợi ích có thay đổi hay không, đây là một bổ sung hết sức quan trọng.

    6. Quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ và yêu cầu của công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (Đây là quy định mới tại Khoản 2 Điều 142 BLLĐ 2019 so với Điều 160 BLLĐ 2012) 

    => Danh mục nghề, công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, khả năng sinh con của lao động nữ sẽ được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, khi có ý định ký kết hợp đồng làm việc trong những lĩnh vực này, người lao động nữ được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc để tham khảo.

    Những đặc quyền khác của lao động nữ về thời giờ làm thêm, không bị xử lý kỷ luật, nghỉ khám thai, ... vẫn được giữ nguyên.

     
    8947 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (07/11/2020) admin (04/11/2020) ThanhLongLS (02/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562394   09/11/2020

    Bổ sung thêm chế độ riêng dành cho lao động nữ mang thai là cần thiết. Bởi vì lao động nữ khi mang thai gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý. Do đó, để bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, người lao động nữ mang thai được hưởng nhiều quyền lợi ưu tiên hơn các đối tượng khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576910   05/11/2021

    Bộ luật Lao động 2019 với các quy định về lao động nữ đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của nhà nước với loại đối tượng này trên tất cả các phương diện của quan hệ lao động: việc làm, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi... Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, với sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về lao động thì các quy định của pháp luật lao động về lao động nữ đã có tác dụng rất lớn trong việc che chắn, bảo vệ, hạn chế đáng kể những bất lợi, tổn thương cho người lao động nữ trước những biến động bất trắc của thị trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #577138   18/11/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Bên cạnh đó, thì lao động nữ cũng được phép nghỉ 30 phút mỗi ngày, tối đa 3 ngày trong thời kỳ hành kinh. Nếu lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và muốn tiếp tục làm việc và được người sử dụng lao động đồng ý, thì người sử dụng lao động phải trả thêm cho lao động nữ tiền lương làm việc trong 30 phút nghỉ đó. Quy định này rất hay nhưng thực tế thì vẫn rất ít doanh nghiệp áp dụng chế độ này cho lao động nữ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/11/2021)
  • #577784   05/12/2021

    Ngoài những quyền lợi được đề cập trê thì vẫn còn các quyền lợi khác như:

    Tại Khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021) quy định:

    + Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

    Như vậy, trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

    Theo đó, phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa.

    Việc bành hành quy định này đã giúp đỡ rất nhiều cho những người lao động nữ đang nuôi con nhỏ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhngoc209 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/12/2021)
  • #578397   26/12/2021

    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Lao động nữ là một thành phần không thể thiếu và không thể tách rời trong lực lượng lao động của nước ta hay bất cứ nơi đâu. Lao động nữ cần có những chính sách ưu tiên để đảm bảo quyền lợi của mình trong một số trường hợp cụ thể.

    Cảm ơn những thông tin hữu ích từ bài viết của bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579608   24/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021


    Mình muốn bổ sung thêm điều khoản mới dành cho các lao động nữ: được phép nghỉ thêm giữa giờ trong các trường hợp:
    Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (khoản 3 Điều 137 BLLĐ 2019).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581616   24/03/2022

    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Cảm ơn tác giả, ngoài ra mình còn bổ sung thêm nội dung như sau:

    Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa 2 tháng

    Để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở và nuôi con, BLLĐ 2019 đã có quy định về việc cho phép lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ được nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng. Thời gian này sẽ được trừ vào thời gian nghỉ thai sản.

    Ngoài những quyền lợi theo BLLĐ năm 2019 đã nêu ở trên, lao động nữ mang thai còn được hưởng những quyền lợi tương ứng trong chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như: Nghỉ khám thai được hưởng trợ cấp; Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, thai chết lưu,…

     
    Báo quản trị |  
  • #583838   30/04/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích về 06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021.

    Có thể thấy pháp luật đã dành ra khá nhiều quy định để bảo vệ cho lao động nữ và đây là điều hoàn toàn cần thiết bởi thông thường phụ nữ có thể lực yếu hơn đàn ông, cộng thêm việc phải trải qua việc mang thai và nuôi con nhỏ.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #584273   25/05/2022

    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Đối với người lao động nữ khi tham gia lao động có một số vấn đề bất cập hơn so với nam giới như việc mang thai, tới tháng, ... Hiểu được vấn đề này, pháp luật cũng đưa ra một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ khi tham gia lao động. 

     
    Báo quản trị |  
  • #584385   29/05/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ những nội dung vô cùng bổ ích. Trên thực tế lao động nữ khi chưa lập gia đình, chưa mang thai thường ít quan tâm đến các chế độ thai sản mà pháp luật quy định. Trong một số trường hợp, chính vì họ không nắm được các quy định này nên đôi khi quyền lợi của chính bản thân họ sẽ bị ảnh hưởng. Mong sẽ nhận được nhiều bài viết hơn nữa về chủ đề này từ bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585850   26/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về quyền lợi của lao động nữ. Đọc bài viết, mình đã có những thông tin cần thiết về 06 sự thay đổi về quyền lợi người lai động nữ trước 01/01/2021. Bài viết của bạn thật sự rất hữu ích, hi vọng nhận được nhiều bài viết hơn từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #593420   31/10/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    06 thay đổi về chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ từ 01/01/2021

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Mình xin bổ sung thêm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước của lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 (Điểm đ Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019).

     
    Báo quản trị |