Đầu tiên là biển Đà Nẵng có “tên tiếng anh” là “China Beach”
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2012/07/bien-da-nang-bi-gioi-thieu-la-china-beach-1/
Rồi đến biển Vũng Tàu được gọi theo “tên quốc tế” là “South China Sea”
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/07/bien-vung-tau-cung-bi-goi-south-china-sea/?cboGuidPDA=0
Bỗng nhiên cảm thấy buồn ( … cười ? ) vì hình như người dân chúng ta càng ngày càng có nhiều kiến thức, nhiều đến nỗi chẳng còn chỗ ở cho ý thức.
Mà thực ra thì những cái tên trên kia cũng chẳng có gì sai, và thực tế thì trên thế giới có rất nhiều nơi sử dụng những cái tên này. Tất cả đều có nguồn gốc của nó, chứ cũng chẳng phải bọn họ (công ty du lịch) muốn bán nước.
Ví dụ như China Beach chính là nick name mà lính mỹ đã đặt cho bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng. Và cho đến nay thì cái tên này vẫn còn được các công ty du lịch ở Mỹ dùng khá phổ biến.
Hay như South China Beach được dịch ra là Biển NẰM Ở phía nam Trung Quốc (chứ không phải là biển Nam Trung Quốc như rất nhiều người vẫn dịch) căn cứ vào vị trí địa lý của nó: nằm ở phía nam Trung Quốc.
Cho nên việc các công ty du lịch dùng những cái tên này để quảng bá cho địa điểm tham quan là rất đúng. Nó giúp cho du khách dể dàng tìm đến những địa điểm du lịch này hơn.Thu hút được nhiều ngoại tệ hơn. Quảng bá được hình ảnh của VIệt Nam nhiều hơn. Thậm chí xét về góc độ phổ biến kiến thức, họ nên được tặng bằng khen vì đã giúp dân ta biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích mới.
Chỉ là “thời gian sai lầm làm một việc thích hợp là sự nuối tiếc”, thật tiếc cho các công ty du lịch trên khi họ chẳng được tấm bằng khen nào mà còn bị “ném đá” thảm hại bởi việc phổ biến kiến thức của mình. Hay đúng hơn là tiếc vì bọn họ có quá nhiều kiến thức để kiếm lợi nhuận mà không còn chỗ cho ý thức về lòng yêu nước.
Chúng ta đang tranh chấp lãnh thổ với cái nước China kia, và nơi ta tranh chấp chính là những vùng biển kia. Chúng ta không cần những thứ kiến thức khiến cho lãnh thổ của chúng ta bị gắn thêm tên của họ. Để rồi tự đẩy chính mình về phía yếu. Chúng ta chỉ cần quan tâm rằng bãi biển đó gọi là bãi biển Mỹ Khê, là bãi biển của Việt Nam, và nó không liên quan gì đến Trung Quốc cả. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến vùng biển đó là biển Đông, là bởi vì nó nằm phía Đông Việt Nam, là vùng biển gắn liền với chủ quyền của Việt Nam, vậy là đủ rồi. Tiếng Anh tiếng tàu gi đấy, dẹp hết qua một bên.
Chợt nhớ tới những cuộc tranh luận về luật Biển 2012, cả ngoài đời lẫn trên dân luật. Hều hết đều cho rằng việc nội hóa luật Biển 1982 thành luật Biển 2012 là một điều cần thiết,vì nó giúp phổ biến cho người dân những quy định pháp luật về biển. Còn riêng tôi thì tôi cho rằng nó quá dư thừa. Dân ta cần gì phải biết đến những thứ kiến thức chuyên môn ấy, làm gì cần phải biết đường cơ bản, đường đẳng sâu là gì, dân ta chỉ cần một văn bản luật tuyên bố rõ ràng và cụ thể rằng: Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, chỉ vậy thôi.
http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-bien-2012-qua-dai-va-qua-du-73612.aspx
Nước ta hiện nay đang rất cần những người dân có ý thức yêu nước, và chỉ vậy thôi. Còn kiến thức, bỏ nó sang một bên đi !