Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm Hoàng Sa

Chủ đề   RSS   
  • #172337 16/03/2012

    kuteo91

    Male
    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2011
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 5 lần


    Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm Hoàng Sa

     

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

    Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cụ thể:
    Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý.
    Ngày 2/3/2012, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
    Ngày 7/3/2012, tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa.
    Ngày 12/3, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cổ dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa).
    Chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 28/3/2012…
    Trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, ngày 15/3/2012,  Người phát ngôn, Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
    Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; vi phạm luật pháp quốc tế; trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.”, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ.
                                                                *****************************
    Những hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Chúng ta đã cố gắng giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao nhưng có vẻ TQ sẽ không từ bỏ âm mưu chiếm Q.Đ Trường Sa. Liệu chúng ta còn nhân nhượng đến giờ...

     

    LÊ XUÂN CẢNH

    Công ty Luật LDL

    77 Tiểu La - Quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng

    Facebook : www.facebook.com/luatsuonline

     
    4971 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #172371   16/03/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần



    Ở cạnh một anh khổng lồ, khổ cho dân ta quá, dân tộc ta phải kiên cường thôi, hãy nuôi dưỡng lòng yêu nước cho giới trẻ hôm nay. 
     
    Báo quản trị |  
  • #172373   16/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Trung quốc dựa vào đâu, Trung quốc căn cứ vào đâu để nói hơn 80% diện tích Biển đông và các quần đảo HS, TS là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung quốc ? Trung quốc nói vậy nhưng sợ đem ra thảo luận đa phương hoặc nhờ Liên hợp quốc can thiệp ?
     
    Báo quản trị |  
  • #172799   19/03/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Dựa vào thời nguyên thủy xa xưa bạn ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #173294   22/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Ngày 21/03/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc phía Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 02 tàu cá của Việt Nam mang số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

    “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.

    Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #173567   23/03/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Trung quốc phải trả ngay và trả vô điều kiện 21 ngư dân đánh cá của Việt nam. Hoàng sa là lãnh thổ thiêng liêng không thể chối cải của Việt nam. Trung quốc lấy cớ gì bắt ngư dân của chúng tôi khi đang hoạt động khai thác nghề cá trong khu vưc quần đảo Hoàng sa của Việt nam ?
     
    Báo quản trị |  
  • #175407   31/03/2012

    trân trọng gửi tới những người quan tâm tư liệu sau đã đăng trên báo đại đoàn kết để thấy dã tâm nước tàu. qua đó mỗi người dân Việt cần làm gì? Đó là đoàn kết- đoàn kết và đoàn kết.
    vth.
    Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam


    Tác giả: BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Bài đã được xuất bản.: 20/07/2011 13:39 GMT+7

    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Những dấu hiệu cấp báo hồi kết của nước lớn
    Những vết rạn trong nền tảng toàn cầu
    Sức mạnh Mỹ trong thời khắc chuyển đổi
    Malacca - Nút thắt cổ chai ở Biển Đông

    Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

    "Thưa Đồng chí Tổng lý,

    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".

    Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

    Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

    Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra.

    Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đã nằm trong chiến lược "lấn sân" của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

    Đảo Núi Le ở quần đảo Trường Sa.
    Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

    Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng" Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

    Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

    Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

    Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách" đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH -Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em". Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH - Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa" của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép" thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

    Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

    Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

    Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

    Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

    Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

    Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu.

    Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

    Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.

    Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

    Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

    Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký
    Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

    Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel" để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

    Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel". Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel" phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel" cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine", bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua", bản án "Ngôi đền Preah Vihear"...

    Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

    Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn" Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình".

    vth st.
    Rất rõ ràng về mưu đồ của TQ.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mrhaivth vì bài viết hữu ích
    kuteo91 (02/06/2012)
  • #175629   02/04/2012

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Mới đây, TQ đang lên kế hoạch công bố ra thế giới và trong nhân dân TQ về tọa độ "đường lưỡi bò" Để mục đích kéo dai âm mưu thâu tóm Biển đông qua nhiều thế hệ.
    Mình rất mong rằng Nhà nước ta không nên chậm trể lên tiếng phản đối động tái này của TQ và làm cho thế giới hiểu sâu về bản chất tham lam và chà đạp một cách thô bạo lên luật pháp Quốc tế của Trung quốc.
     
    Báo quản trị |  
  • #176222   04/04/2012

    Thôi đừng nói khoác nữa?
    Hảy nhìn vào thực tế? chỉ biết nói mồm thì làm gì?
    Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng mà không làm nổi?
    các bạn ở đó mà khoác?
    Trung Quốc đã mở tour trên HS rồi đó sao không lên tiếng?
    Chúng ta chẳng thể làm gì được ngoài việc ở đây nói ra nói vào?
    Tôi tin Hoàng Sa sẻ mất và Việt Nam thân yêu của chúng ta chẳng thể làm gì ngoài việc suốt ngày "phản đối" và "yêu cầu"???
    Yêu nước liệu có đc??? Khi chính phủ không có động thái gì?
    chúng ta có yêu nước đến đâu thì cũng làm đc gì nào?
    Các bạn đừng có nói các bạn cầm súng ra Hoàng Sa đó nha



    Cập nhật bởi camezoom123 ngày 04/04/2012 08:08:10 CH sai

    Vẫn kiêu hảnh ngẩng cao đầu kiêu hảnh.Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên.Trời cao tôi là vì sao lẻ.Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn.Nổi buồn ơi nếu ngày là vật chất.Thì ta là kẻ giàu nhất thế gian.

     
    Báo quản trị |